Tùy theo sở thích, điều kiện cũng như đặc điểm sức khỏe của bé yêu, mỗi mẹ sẽ có một phương pháp ăn dặm cho bé khác nhau. Việc lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cũng như khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn của từng bé cũng không phải là chuyện dễ dàng. Hãy cùng tham khảo các thực đơn và phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay dưới đây.
Nội dung
Thời điểm “vàng” bắt đầu cho bé ăn dặm là khi nào?
Trước khi tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ cần biết nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào là hợp lý nhất.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi trẻ được khoảng 5,5 – 6 tháng. Thời điểm này, sữa mẹ không còn protein và kháng thể so với giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh nữa.
Trẻ cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ bên ngoài để bù đắp lại những thiếu hụt về dinh dưỡng của sữa mẹ.
Chưa kể đến, giai đoạn này trẻ cũng đã hoạt động nhiều hơn, tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Nếu chỉ bú mỗi sữa mẹ, con sẽ không được nhận đầy đủ năng lượng để có thể hoạt động trong cả ngày.
Cũng theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ không nên cho trẻ tập ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì đều gây ảnh hưởng lớn tới quy trình ăn uống và hệ tiêu hóa sau này của trẻ.
6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp nhất để cho bé bắt đầu ăn dặm
Với những trẻ nhỏ dưới 6 tháng, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, con có thể dễ bị bệnh đau dạ dày. Trẻ còn bị ảnh hưởng không tốt tới vị giác và không được hưởng nguồn dinh dưỡng hoàn toàn từ sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, do mỗi lần bé ăn dặm sẽ làm giảm đi 1 lần bú mẹ.
Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ rơi vào tình trạng rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm sẽ phát triển yếu, trẻ không nhận đủ năng lượng cho cơ thể trong ngày, điều này sẽ dẫn tới nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
Vì vậy, mẹ hãy cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, đúng độ tuổi để giúp con vừa được nhận đầy đủ các kháng thể và các dưỡng chất từ sữa mẹ vừa được dung nạp thêm nhiều năng lượng phong phú từ thực phẩm bên ngoài để phát triển tốt hơn.
Thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào là đầy đủ dinh dưỡng?
Giai đoạn bé tập ăn dặm với thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, mẹ nên đảm bảo rằng bé vẫn được bú mẹ một cách đầy đủ. Nên cho bé tập ăn từ lượng ít tới nhiều, từ độ loãng tới đặc dần lên để bé có thể làm quen dần với thức ăn, bé sẽ không bị tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, mẹ cũng nên đa dạng hóa thực đơn ăn dặm mỗi ngày cho bé… Theo các chuyên gia của viện dinh dưỡng, thực đơn ăn dặm cho bé 6 - 7 tháng tuổi chỉ cần thực hiện 2 bữa/ ngày là đủ rồi. Mẹ không nên quá gò bó, cứng nhắc trong việc lựa chọn thời gian và số lượng thức ăn cho bé.
Nguyên tắc ăn dặm cho bé là từ ít đến nhiều, từ dạng lỏng sang đặc
Tuy nhiên, thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng cần phải đảm bảo khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn buộc phải cách xa nhau để bé có thời gian để tiêu hóa được hết được lượng thức ăn của bữa ăn trước.
Về “lượng” của bữa ăn dặm, mẹ cần cho bé ăn một lượng vừa phải. Nếu bé biếng ăn thì mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn dặm của bé ra nhé. Tuy nhiên, không nên chia nhỏ quá vì sẽ càng khiến bé lười ăn hơn.
Nếu bé vẫn ăn ít thì sau mỗi bữa bột, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoặc uống sữa thêm để bé có được ăn bữa no, đồng thời giúp cho hệ men tiêu hóa của bé quen với việc phải hoạt động một lần.
Dù cho mẹ học theo thực đơn ăn dặm baby led weaning hay kiểu nào đi chăng nữa, trong mỗi bữa ăn dặm của bé cũng cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính là: chất bột đường, vitamin, chất đạm, chất xơ và chất béo nhé.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 4 tháng
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới WHO, các mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Lúc này, sữa mẹ đã ít protein và nhiều kháng thể hơn. Trong khi đó, bé cần nhiều năng lượng cho các hoạt động hơn. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này cũng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu hóa các thức ăn mềm, lỏng như bột, cháo, nước trái cây..
Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi nên mềm và dễ tiêu hóa
Tuy nhiên trên thực tế, các mẹ có thể dựa vào biểu hiện của trẻ để có thể cho trẻ ăn dặm. Nhiều trẻ từ 4 tháng tuổi đã biết ăn dặm rồi. Trong quá trình tập cho trẻ ăn dặm, các mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Cho trẻ làm quen với thức ăn từ loãng tới đặc
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
- Chia nhỏ các bữa ăn (12 bữa/ngày)
- Đa dạng thực phẩm ( nhóm đường bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất xơ)
- Có thực đơn rõ ràng
- Vẫn cho bé bú (34 lần/ngày)
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 tháng
Nhiều mẹ đang băn khoăn không biết nên cung cấp những thực phẩm nào vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà bạn nên cho bé ăn khi bé mới làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ.
- Chuối nghiền, bơ nghiền, nước sốt lê và táo nghiền nhuyễn
- Cà rốt nấu chín, xay nhuyễn và ép, đậu Hà Lan, khoai lang hoặc bí ngô
- Súp
- Nước gạo đã đun sôi
- Bột gạo, bột yến mạch
Dưới đây là một số cách để nấu bột cho em bé 5 tháng tuổi
- Bột gạo
Bột gạo hoặc bột yến mạch hòa với nước nguội
Khuấy đều cho tan vào nước rồi bật bếp lên, đun liu riu lửa
Đậy nắp vung để ninh bột nhanh chín hơn.
Bột chín sẽ lỏng và mịn
- Nước sốt táo hoặc lê
Gọt vỏ, cắt táo hoặc lê thành các miếng vừa phải. Đừng cắt to quá
Đun sôi cho đến khi mềm. Thêm nước để đun sôi chúng.
Sau khi đun sôi, nghiền táo hoặc lê để đạt được độ sệt mịn.
Nước sốt táo rất có lợi cho em bé mới ăn dặm
- Chuối hoặc bơ nghiền
Gọt vỏ chuối chín hoặc bơ, lấy thịt ra không nấu.
Nghiền trái cây mong muốn bằng một cái nĩa hoặc trộn nó vào máy xay.
Khi cho bé ăn, bạn có thể thêm sữa vào trước khi dùng.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng
- Thời điểm cho bé ăn dặm
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, thời điểm cho bé ăn dặm phù hợp nhất là từ 5 tháng rưỡi hoặc 6 tháng. Đây là lúc sữa mẹ đã bắt đầu ít protein và có nhiều kháng thể hơn. Do đó, bé cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều không tốt cho trẻ.
Ngoài bú mẹ, trẻ 6 tháng nên tập ăn dặm để trẻ không thiếu chất
Nếu ăn quá sớm, trẻ có thể bị đau dạ dày, ảnh hưởng tới vị giác. Nếu ăn quá muộn, trẻ sẽ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu, không nhận đủ năng lượng trong ngày dẫn tới có nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy, cho trẻ ăn đúng thời điểm, đúng tháng tuổi sẽ giúp con vừa được nhận đủ kháng thể và các dưỡng chất từ mẹ và được dung nạp thêm nhiều năng lượng từ thực phẩm bên ngoài để phát triển.
- Bé bắt đầu ăn dặm như thế nào
Khi mới cho bé tập ăn, mẹ vẫn cần cho bé bú đầy đủ. Nguyên tắc ăn dặm là cho trẻ tập ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều để không ảnh hưởng tới đường ruột non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần cho bé ăn đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng để bé cảm thấy có hứng thú trong chuyện ăn uống.
Với bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho ăn thêm 2 bữa/ngày vào khoảng thời gian nhất định, cách xa nhau để đảm bảo bé tiêu hóa hết được lượng thức ăn. Nếu bé ăn ít, lười ăn, mẹ nên chia thành các bữa. Ví dụ, sau mỗi cữ bú, mẹ cho ăn thêm một chút để bé no hơn, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động 1 lần.
Nói chung, mẹ cho bé ăn theo cách truyền thống, phương tây hay của người Nhật thì trong bữa ăn của bé cũng nên đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất là chất bột đường, chất đạm, chất xơ và vitamin và chất béo.
Khi mới cho bé ăn dặm, bạn nên nấu chín, nghiền, xay nhỏ thức ăn, nên phối hợp các nhóm thức ăn chứ không nên cho bé ăn lặp đi lặp lại một loại thức ăn vì dễ dẫn đến tình trạng bé thừa chất này nhưng thiếu chất khác. Nên bổ sung thêm nước hoa quả nhưng tránh cho bé uống vào ban đêm.
Mẹ có thể tạo hứng thú cho bé khi ăn bằng cách chọn yếm, tô, chén, muỗng nhiều màu sắc, nói lời khen ngợi bé, cho bé ngồi chung với những người khác trong nhà để tạo cảm giác đông vui. Tránh gây ồn ào gây phân tâm cho bé trong bữa ăn.
Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần đáp ứng nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Đặc biệt, các loại nước ép trái cây bổ sung vitamin cho bé cần phải rửa thật sạch trước khi chế biến. Các loại thịt, rau củ quả cần mua loại tươi ngon. Trước khi ăn, mẹ và bé cần rửa sạch tay để hạn chế vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên mẹ có thể cho trẻ ăn bột gạo xay cùng rau củ nhằm mục đích giúp trẻ dễ tiêu hóa. Sau khoảng 1 tuần, có thể tăng thêm các loại thịt, cá, tôm, trứng và dầu ăn vào thực đơn của trẻ. Lượng dinh dưỡng tham khảo như sau:
- Mỗi bữa 1 thìa thịt xay nhỏ
- Trứng chim cút: 2 lòng đỏ, trứng gà, vịt: 1/2 lòng đỏ
- Bột gạo: 2 thìa
- Rau xanh: 1 thìa
- Dầu ăn: 1/2-1 thìa
Bữa nào có trứng thì thôi không cho thịt và ngược lại.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Ở thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi, trong các bữa ăn dặm của trẻ vẫn nên duy trì từ 2 - 3 bữa cháo bột/ ngày và uống đủ khoảng 800ml sữa/ ngày.
Khi bé yêu đã được làm quen dần với cách ăn dặm và bắt đầu biết cách nhận biết được mùi vị của các thực phẩm quen thuộc thì mẹ nên nhanh chóng bổ sung thêm món ăn mới. Đồng thời, nên kết hợp một cách khéo léo các nguyên liệu với nhau để tránh tình trạng bé bị chán ăn và mẹ phải “dụ” hoài mới ăn được vài miếng.
Cùng với cháo, mẹ có thể cho bé thử ăn rau củ luộc cho mềm để tập nhai
Trong tháng thứ 6, mẹ cần cẩn thận khi nấu nướng từng loại rau củ và thịt, cá cho bé. Tuy nhiên, đến tháng thứ 7, mẹ đã biết được sở thích của bé cũng như loại ra những thực phẩm trẻ vốn bị dị ứng. Từ đó, mẹ có thể thoải mái hơn trong việc thay đổi thường xuyên, đa dạng những loại cháo như thịt gà, bì, bột gạo,…. để giúp bé đỡ chán ăn.
Đừng quên nấu cháo cho bé cùng với các loại rau xanh, mẹ nhé. Thời điểm này, các mẹ có thể tăng lượng thức ăn từ 500- 600gr/ tháng để giúp cho bé phát triển một cách hoàn thiện nhất.
Bên cạnh tiến hành các bữa ăn chính, các mẹ cần tăng cường cho bé ăn thêm một vài bữa ăn phụ trong ngày như: ăn thêm sữa chua, phô mai, váng sữa, trái cây chín mềm, có vị ngọt. Từ 19h trở đi, mẹ nên cho bé bú thêm để tránh trường hợp bé bị đói vào đêm gây mất ngủ và quấy khóc.
Trong tháng thứ 7, mặc dù bé yêu chưa mọc răng nhưng bé đã xuất hiện những biểu hiện của việc nhai các thức ăn mềm khi mẹ đưa cho bé. Trong những bữa ăn hàng ngày, mẹ có thể bày sẵn một vài cọng rau, miếng củ luộc chín mềm để cho bé tự chọn lựa.
Đây cũng là cách để cho bé tập mút và cắn các loại thức ăn mềm như rau, củ, thịt. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý tránh trường hợp bé nuốt cả miếng to thức ăn vào dạ dày mà chưa nhai kỹ.
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi có gì?
Khi bé đã được 8 tháng tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ cũng đã tăng lên đáng kể. Lúc này, hàm lượng dinh dưỡng tối thiểu bé cần được hấp thu mỗi ngày là khoảng 500ml sữa/ ngày cùng với khoảng 3 bữa bột hoặc cháo rây/ ngày. Trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, hàm lượng cho mỗi bữa ăn dặm là khoảng 200 ml.
Khi bé đã được 8 tháng tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng đã tăng lên
Với hàm lượng, thành phần dinh dưỡng như trên, bé nên được cho từ 2 – 3 bữa ăn dặm/ ngày. Lúc này, bữa ăn dặm cũng đã trở thành bữa ăn chính và mẹ có thể thực hiện đan xen nhiều bữa phụ. Bữa ăn phụ cho bé 8 tháng có thể là những loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa và sự phát triển toàn diện của bé như: phô mai, sữa chua, váng sữa,…
Về chế độ dinh dưỡng, bé 8 tháng phải được đáp ứng đầy đủ tất cả 4 nhóm thực phẩm, đó là: chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất,… tương đương với mỗi ngày bé yêu cần khoảng:
- Từ 50 – 60gr thịt/ tôm/cá,…
- Từ 50 – 60gr gạo tẻ trắng
- Khoảng 15gr dầu/ mỡ và một hàm lượng tương đối lớn chất xơ từ rau xanh, trái cây,… Trong đó, các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, thịt, rau,... vẫn cần được mẹ xay nhuyễn, nghiền nhỏ để tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Ngoài ra, trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi, mẹ cũng cần duy trì cho bé ăn nhiều rau củ quả, trái cây và thịt xay nhuyễn vì những thức ăn này giúp cho bé dễ nuốt. Đồng thời, chúng còn cung cấp một số chất dinh dưỡng như: protein, vitamin A, carbohydrate, vitamin C, A, D,… rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và thông minh vượt trội ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu như mẹ muốn khuyến khích bé 8 tháng tuổi ăn thức ăn đặc, mẹ nên cho bé ăn dặm trước khi cho bé bú hoặc uống sữa bột. Hoặc là giữa các bữa ăn nên cách nhau 1 giờ, như vậy mới đủ thời gian để cho bé có thể tiêu hóa hết thức ăn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng gồm có những gì?
Để có thể xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng nhanh tăng cân, mẹ cần nắm rõ được nhu cầu dinh dưỡng của con yêu trong giai đoạn này. Bé cần được ăn đầy đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ lưu ý một bữa ăn chính của con tuyệt đối không được kéo dài hơn 30 phút.
3 bữa ăn chính của bé sẽ gồm: Cháo, bột gạo hoặc cơm nhão, hàm lượng cung cấp sẽ tăng dần trong khoảng từ 60 90gr gạo tẻ trắng, 60 90gr thịt hoặc tôm, cá,… khoảng 15gr dầu mỡ, rau xanh và trái cây,...
3 bữa phụ của bé bao gồm: Trái cây, sinh tố, yaourt, phomai, bánh quy ăn dặm cho bé,…
Sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức: 500 – 600 ml/ ngày.
Mẹ cần nắm rõ được nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần đảm bảo cân đối, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm có: chất đạm, vitamin, chất béo và chất xơ.
- Rau xanh: tất cả các loại rau có màu xanh thẫm.
- Trái cây: tất cả các loại trái cây, ưu tiên các trái cây họ cam, quýt và những trái cây có màu như: đỏ, cam, vàng.
- Ngũ cốc: lúa mì, yến mạch, gạo và các loại đậu.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: bơ, pho mát, sữa chua.
- Các thực phẩm giàu đạm như: lòng đỏ trứng gà, cá, thịt heo, thịt bò, thịt gà.
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng gồm có những gì?
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cần có đầy đủ các bữa ăn như sau:
- 3 bữa ăn chính: ăn bột hoặc ăn cơm nhão.
- 2 bữa ăn phụ: ăn trái cây.
- Bú sữa: trẻ bú mẹ hoặc bú bình sẽ cần khoảng 500 600ml ngày.
Theo đó, nguyên tắc mà mẹ cần đảm bảo trong thực đơn cho bé 10 tháng bị nhẹ cân đó là phải đầy đủ 4 nhóm chất trong một bữa ăn, gồm có: chất bột đường (có trong bột), chất đạm (có trong thịt, cá, tôm, cua), chất béo (có trong dầu ăn, mỡ), vitamin và các chất khoáng (có trong rau, trái cây).
Bé 10 tháng tuổi cần được ăn uống đa dạng để giúp bé không bị biếng ăn
Nếu thiếu đi một trong số các thành phần nêu trên đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ví dụ nếu trẻ bị thiếu chất béo, trẻ sẽ khó hấp thu được các loại vitamin như A, D, E, K,... vì các vitamin này phần lớn đều được hòa tan trong dầu.
Bên cạnh đó, mỗi ngày mẹ cũng nên cho bé bú khoảng 500 700ml sữa (có thể bú sữa mẹ, sữa công thức, chế phẩm từ sữa như yaourt, sữa chua, phô mai,…). Đặc biệt lưu ý, từ lúc 19h tối đến sáng hôm sau cần phải cho bé bú mẹ bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu hoặc có thể cho ăn thêm từ 1 2 cữ sữa.
Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng nên có những gì?
Sự thèm ăn của bé sẽ thay đổi tùy theo mức độ hoạt động của bé và sự phát triển của bé ở mức độ lớn. Sau đây là ước tính gần đúng về số lượng thực phẩm em bé của bạn cần mỗi ngày:
- Nửa cốc ngũ cốc
- Nửa chén rau
- Nửa cốc trái cây
- 3 muỗng canh sữa
- Nửa cốc ngũ cốc hỗn hợp
- 4 muỗng canh thịt hoặc các protein khác
Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng nên có đủ 4 nhóm thực phẩm
Điều quan trọng trong giai đoạn này là bạn cần tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, hãy theo dõi mọi trường hợp dị ứng có thể xảy ra và cho con bạn ăn tất cả các loại thực phẩm.
- Trái cây là một nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Vì thế, đây là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của bé. Mẹ có thể cho trẻ ăn táo, cam, chuối và lê, hãy để bé thử mọi thứ.
- Gia cầm và cá: có chứa nhiều protein. Đặc biệt là cá và thịt gà rất tốt cho sự phát triển và tăng trưởng trí não của trẻ.
Phô mai: Các loại phô mai khác nhau như phô mai, cheddar, ricotta và phô mai dê có thể làm tăng hương vị cho bữa ăn của bé trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày. - Các loại hạt: Bạn có thể cho bé 11 tháng tuổi ăn các loại hạt ngũ cốc trong các giờ ăn khác nhau để thay đổi khẩu vị ngoài gạo.
- Sản phẩm sữa: Các mặt hàng sữa như sữa chua rất tốt cho trẻ sơ sinh. Không cho bé ăn sữa bò, chỉ nên cho bé ăn sau 1 tuổi.
- Rau xanh lá: Các loại rau lá, đặc biệt là rau xanh như rau bina và cây hồ lô rất có lợi cho trẻ nhỏ vì chúng có chứa nhiều chất sắt.
- Trứng: trứng rất tốt cho bé ở độ tuổi này và đặc biệt là lòng đỏ. Nó cũng dễ ăn và tiêu hóa.
Thực đơn ăn dặm cho bé theo phương pháp nào là tốt nhất?
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 4-5-6 tháng cho bé
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5 - 6 tháng
Bắt đầu từ 5 tháng tuổi, bé đã có thể thử một số loại rau và củ quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của trẻ trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng phải trơn, mịn để bé có thể dễ ăn và không bị mắc nghẹn.
Những thực phẩm bé có thể ăn trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng bao gồm:
- Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, nui, bún, miến, chuối, khoai lang, khoai tây,...
- Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, các loại cá, bột nếp, sữa chua, phô mai,...
- Vitamin: cải bó xôi, củ cải, táo, cam, bí đỏ, cà chua, cải ngọt, bắp cải, cà rốt, dâu, hành tây.
Thực đơn ăn dặm cho bé kiểu Nhật từ 7 – 8 tháng
Ở trong giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ được chế biến đặc và thô hơn so với lúc 5 6 tháng tuổi. Bé bây giờ đã được làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Việc mẹ nên chú trọng bây giờ đó là giúp cho bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Song song với việc cho bé uống sữa, mẹ nên cho bé ăn 2 bữa ăn dặm/ ngày.
Những thực phẩm mẹ có thể sử dụng trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng là:
- Tinh bột: Ngoài những thực phẩm cho bé ăn lúc 5 6 tháng, bé có thể ăn thêm cháo yến mạch, mì ống, bột ngũ cốc.
- Đạm: có trong gan gà, gan heo, lòng trắng trứng,... đây là những món nên có trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi.
- Vitamin: có trong nấm và các loại trái cây.
Thực đơn ăn dặm cho bé kiểu Nhật 9 – 11 tháng
Với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng, mẹ cần tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước.
Với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 11 tháng, mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này. Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò.
Thực đơn ăn dặm cho bé kiểu Nhật 12 – 18 tháng
Giai đoạn này, có nhiều bé đã cai sữa và thậm chí bắt đầu có thể ăn các bữa giống như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, các mẹ cũng nên bổ sung thêm 2 bữa phụ vào thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng và cho con uống thêm sữa.
Thực đơn ăn dặm BLW để bé tăng cân nhanh
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi BLW
Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng tuổi có thể bao gồm các món như sau:
- Bơ chín: Thực đơn ăn dặm BLW cho bé không thể thiếu được món bơ chín mềm cực kỳ thơm ngon.
- Bí đỏ hấp: Bí đỏ không chỉ chứa nhiều vitamin bổ dưỡng mà còn có vị ngọt dễ ăn.
- Bông cải xanh hấp: Bông cải xanh với cấu trúc khá mới lạ sẽ chiếm được cảm tình của bé hơn so với món cà rốt hấp mềm quen thuộc. Mẹ hãy để cho con cảm nhận sự mới mẻ do món bông cải xanh hấp mang lại nha.
- Dưa chuột: Con bạn sẽ thích món này bởi dưa chuột có ruột mềm, ăn rất mát.
Món bơ chín mềm cực kỳ thơm ngon cho bé hứng thú khi ăn
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi
Khi bé được 7 tháng tuổi, các mẹ nên kết hợp nhiều nhóm thực phẩm bổ dưỡng vào thực đơn. Một số món ngon cần có trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi như:
- Dưa gang: Mẹ hãy cắt miếng nhỏ để lại cả phần vỏ để cho bé dễ cầm. Khi bé ăn, mẹ cần quan sát để bé không ăn luôn cả vỏ dưa nhé.
- Bắp hấp: Mẹ nên tách hạt bắp ra để bé tự bốc và bỏ miệng nhai nhé. Bắp có vị ngọt nên chắc chắn bé sẽ rất thích ăn.
- Măng tây: Mẹ hãy luộc măng tây để cho bé ăn nhé. Hình dáng thon dài của cây măng giúp bé dễ dùng tay không để cầm ăn.
- Khoai lang nướng/ hấp: Trước khi cho bé ăn một nắm cơm nát, mẹ có thể thay thế bằng các loại thực phẩm giàu tinh bột như: khoai lang hấp, khoai nướng, miến, phở,…
Khoai lang nướng/ hấp là món ngon cho bé ăn dặm kiểu BLW
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi
Ngoài các nhóm thực phẩm có trong thực đơn ăn dặm cũ, các mẹ có thể thêm các loại rau củ khác như: cải thảo, cà tím, hành tây, nấm, các loại đậu,... vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng.
Về trái cây, mẹ cần bổ sung nhãn, vải, kiwi, nho, dâu, chôm chôm,… cho bé thêm nhiều trải nghiệm về hương vị mới mẻ.
Nhóm tinh bột cần phải có trong thực đơn ăn dặm BLW gồm xôi, bánh muffin,… Mẹ có thể cho bé ăn cơm nắm lăn qua vừng hoặc lòng đỏ trứng gà để cho bé có thể bốc nhón dễ dàng.
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi BLW
Đây là giai đoạn giúp bé hoàn thiện khả năng ăn dặm cùng với thìa. Bé bắt đầu dùng thìa để xúc các loại thức ăn cùng với rau củ quả và thịt, cá giàu đạm hay phô mai, sữa chua, yến mạch. Thực đơn ăn dặm mẹ có thể sử dụng các món của tháng 8.
Thực đơn ăn dặm truyền thống Việt Nam theo từng độ tuổi
Với phương pháp ăn dặm cho bé kiểu Việt Nam, mẹ không cần mất quá nhiều thời gian mà vẫn chế biến cho bé yêu một bữa ăn dặm đầy bổ dưỡng. Thường sẽ chỉ mất khoảng 15 – 20 phút cho mỗi bữa ăn.
Dù là phương pháp ăn dặm truyền thống nhưng thức ăn trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng trở lên cần tăng dần đều độ ăn thô, phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhanh chóng của bé sau khi sinh. Dưới đây là gợi ý thực đơn để mẹ chuẩn bị cho hành trình ăn dặm kiểu truyền thống của bé:
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng: Khi bé đạt mốc 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bắt đầu tập ăn dặm với các món bột như: bột thịt heo, bột thịt gà, đậu hũ, lòng đỏ trứng,…
- Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trở lên: Mẹ hãy tập cho bé ăn các món ăn có vị tanh như cua, ốc, cá, lươn,…
- Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi: Có thể tập cho bé ăn các món hải sản giàu canxi như tôm, cua, ghẹ, nghêu,…
- Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi trở lên: Mẹ nấu cháo các loại hạt cùng với thức ăn đã được xay nhuyễn cho bé ăn nhé.
- Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống không hề mất nhiều thời gian
- Thực đơn ăn dặm trên 12 tháng tuổi, bé có thể ăn cơm cùng với khẩu phần như người lớn. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ băm thức ăn ra chứ không xay để bé quen dần với thức ăn thô, đồng thời rèn luyện được khả năng nhai.
Kết luận
Ăn dặm là một giai đoạn cực kỳ quan trọng của trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, do đó dù có khó khăn đến mấy, các mẹ cũng đừng vội nản chí nhé! Hãy đồng hành cùng với con yêu trong những bước đi đầu đời và lựa chọn ngay một thực đơn ăn dặm cho bé theo phương pháp phù hợp nhất nhé. Chúc các mẹ nuôi con nhanh lớn và khỏe mạnh!
Xem thêm:
Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Phát Triển Tốt Về Thể Chất và Trí Thông Minh?
Phương Pháp Ăn Dặm BLW Áp Dụng Cho Bé Mấy Tháng?
Ý Tưởng Hay Khi Lên Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 11 Tháng
Nguồn tham khảo:
- https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/thuc-don-an-dam-cho-be
- https://eva.vn/lam-me/thuc-don-an-dam-cho-be-6-12-thang-hon-30-mon-con-du-chat-me-khong-phai-nghi-c10a389961.html
- https://www.happyfamilyorganics.com/learning-center/recipes-meal-plans/6-9-months-meal-plan/