Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng Tuổi Đúng “Chuẩn Chuyên Gia”

10 thg 12 2019 11:43

Xây dựng khẩu phần và thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng là một công việc cực kỳ quan trọng. Vì công việc này được xem là 2 “yếu tố vàng” giúp cho bé yêu có đủ dinh dưỡng để có thể phát triển tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý cho thực đơn ăn dặm của bé thật khoa học, chi tiết và cụ thể cho mẹ tham khảo.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi có gì?

 Khi bé đã được 8 tháng tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ cũng đã tăng lên đáng kể. Lúc này, hàm lượng dinh dưỡng tối thiểu bé cần được hấp thu mỗi ngày là khoảng 500ml sữa/ ngày cùng với khoảng 3 bữa bột hoặc cháo rây/ ngày. Trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, hàm lượng cho mỗi bữa ăn dặm là khoảng 200 ml.

Khi bé đã được 8 tháng tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng đã tăng lên

 Với hàm lượng, thành phần dinh dưỡng như trên, bé nên được cho từ 2 – 3 bữa ăn dặm/ ngày. Lúc này, bữa ăn dặm cũng đã trở thành bữa ăn chính và mẹ có thể thực hiện đan xen nhiều bữa phụ. Bữa ăn phụ cho bé 8 tháng có thể là những loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa và sự phát triển toàn diện của bé như: phô mai, sữa chua, váng sữa,…

 Về chế độ dinh dưỡng, bé 8 tháng phải được đáp ứng đầy đủ tất cả 4 nhóm thực phẩm, đó là: chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất,… tương đương với mỗi ngày bé yêu cần khoảng:

  •  Từ 50 – 60gr thịt/ tôm/cá,…
  •  Từ 50 – 60gr gạo tẻ trắng
  •  Khoảng 15gr dầu/ mỡ và một hàm lượng tương đối lớn chất xơ từ rau xanh, trái cây,… Trong đó, các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, thịt, rau,... vẫn cần được mẹ xay nhuyễn, nghiền nhỏ để tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

 Ngoài ra, trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 78 tháng tuổi, mẹ cũng cần duy trì cho bé ăn nhiều rau củ quả, trái cây và thịt xay nhuyễn vì những thức ăn này giúp cho bé dễ nuốt. Đồng thời, chúng còn cung cấp một số chất dinh dưỡng như: protein, vitamin A, carbohydrate, vitamin C, A, D,… rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và thông minh vượt trội ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

 Nếu như mẹ muốn khuyến khích bé 8 tháng tuổi ăn thức ăn đặc, mẹ nên cho bé ăn dặm trước khi cho bé bú hoặc uống sữa bột. Hoặc là giữa các bữa ăn nên cách nhau 1 giờ, như vậy mới đủ thời gian để cho bé có thể tiêu hóa hết thức ăn.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Trước khi muốn thêm bất kỳ thực phẩm mới nào vào thực đơn ăn dặm bé 8 tháng, mẹ nên lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc ăn dặm như sau:

 Nên đợi từ 2  3 ngày để giúp bé làm quen với món ăn trước khi mẹ muốn đưa ra một món mới.

 Mẹ có thể cho bé ăn thử cùng lúc nhiều món ăn, khi đó bé sẽ chọn để ăn món bé thích.

Mẹ nên cho bé ăn thử cùng lúc nhiều món ăn để bé chọn món ưa thích

 Để bé dễ dàng đón nhận món ăn mới, mẹ nên chọn lúc mà bé thật đói hãy dọn món lên bàn và chỉ cho bé ăn từng chút một trước khi muốn cho bé ăn đúng với lượng cần dùng hàng ngày.

 Nếu muốn để cho bé ăn bốc, mẹ cần phải có mặt vì các thực phẩm ở dạng này rất dễ gây ra nghẹn. Nếu bé bị nghẹn, mẹ chỉ cần dùng tay nhẹ nhàng cho tay vào miệng bé để lấy thức ăn ra là được.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân, khỏe mạnh

Sau đây là một số món ăn đầy đủ dinh dưỡng gợi ý cho bé từ 8 tháng tuổi ăn dặm, mẹ có thể tham khảo và bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày cho bé yêu của mình nhé.

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng: Cháo thịt heo bí đao

 Nguyên liệu cần có:

  •  Cháo hoặc bột gạo: 4 muỗng canh;
  •  Bí đao (Gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn): 1 muỗng canh;
  •  Thịt heo (thịt nạc đem băm nhuyễn): 1 muỗng canh;
  •  Dầu ăn cho bé: 1 muỗng canh;
  •  Nước mắm cho bé: Có thể thêm vào một ít, tuy nhiên mẹ có thể cho bé ăn dặm mà không cần nêm thêm bất cứ gia vị nào trong giai đoạn này;
  •  Nước: 1 chén (nếu mẹ dùng bột gạo).

 Cách chế biến như sau: Hòa thịt với nước, khuấy cho tan đều. Đun sôi hỗn hợp lên, tiếp đến cho bí đao vào. Đun đến khi bí đao đã mềm thì nhắc xuống và để một chút cho bớt nóng. Trộn bột hoặc cháo vào, cho thêm dầu ăn, thêm nước mắm (nếu thấy cần) và cho bé yêu thưởng thức.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi: Cháo thịt heo, nấm rơm

 Nguyên liệu cần dùng:

  •  Cháo hoặc bột gạo: 4 muỗng canh;
  •  Nấm rơm (làm sạch, băm nhuyễn): 1 muỗng canh;
  •  Thịt heo (thịt nạc, băm thật nhuyễn): 1 muỗng canh;
  •  Dầu ăn cho bé: 1 muỗng canh;
  •  Nước: 1 chén (nếu mẹ dùng bột gạo để nấu).

 Cách chế biến rất đơn giản: Cho thịt heo vào nồi nấu với nước hoặc cháo. Tiếp đến, cho nấm rơm vào nấu chín, nhắc xuống, để nguội bớt. Thêm một chút dầu ăn vào, khuấy đều lên và đem cho bé thưởng thức.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi: các món cháo thơm ngon

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng bằng cháo cá  cà rốt

 Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  •  Cháo hoặc bột gạo: 4 muỗng canh;
  •  Cà rốt (luộc/ hấp chín rồi tán nhuyễn): 1 muỗng canh;
  •  Cá nạc tươi (hấp chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh;
  •  Dầu ăn cho bé: khoảng 1 muỗng canh;
  •  Nước: cần 1 chén (nếu mẹ dùng bột gạo).

 Cách chế biến như sau: Mẹ hãy đổ bột vào nước ấm rồi khuấy đều cho đến khi thấy bột mịn nhuyễn. Trộn đều các nguyên liệu cá, cà rốt, nước mắm, dầu ăn vào trong phần bột đã pha (hoặc cháo) và đem cho bé thưởng thức.

Thực đơn ăn dặm bé 8 tháng với cháo thịt heo cải ngọt

 Nguyên liệu cần có:

  •  Cháo hoặc bột gạo: 4 muỗng canh
  •  Cải ngọt (bằm nhuyễn): 1 muỗng canh
  •  Thịt heo (thịt nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  •  Dầu ăn cho bé: 1 muỗng canh
  •  Nước mắm cho bé: một ít
  •  Nước: 1 chén (nếu mẹ dùng bột gạo)

 Cách chế biến: Cho thịt heo vào trong nước, đem bắc lên bếp và đun sôi. Cho cải ngọt vào để nấu cho chín mềm, bắc xuống để 1 chút cho bớt nóng. Trộn cải ngọt vào cháo hoặc bột, thêm một chút dầu ăn và chút nước mắm rồi có thể cho bé thưởng thức được rồi.

Món cháo cho bé ăn dặm cần có màu sắc hấp dẫn, đẹp mắt

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật: Súp thịt bò bí đỏ

 Nguyên liệu cần chuẩn bị: bí đỏ, 1 củ hành nhỏ, thịt bò, bơ (1 thìa cà phê bơ thay cho dầu ăn), kem tươi, rau mùi (rau ngò), nước dùng xương sườn hầm. 

 Cách làm như sau:

  •  Thịt bò, bí đỏ đem rửa sạch rồi xay nhỏ.
  •  Ðể bơ vào chảo, đun cho hơi nóng lên, cho hành tây đã thái nhỏ vào chiên.
  •  Cho thịt bò vào đảo qua một lát rồi cho thêm bí đỏ đã thái nhỏ vào để xào tiếp.
  •  Ðổ nước xương hầm sao cho xấp xấp mặt chảo rồi đậy vung lại, đun vừa lửa tới khi thấy bí đỏ bở ra là được.
  •  Dùng máy xay cả cái lẫn nước sao cho nhuyễn đều.

 Nêm thêm 1 chút nước mắm hoặc muối Iốt, nấu cho sôi lại. Bỏ rau mùi (ngò) băm nhỏ vào, khuấy đều rồi bắc nồi xuống. Khi cho bé ăn, mẹ hãy múc ra bát hoặc đĩa sâu lòng, bỏ thêm vào 1 thìa kem tươi.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng: Cháo thịt gà cà rốt

 Nguyên liệu cần có: thịt gà, gạo tẻ ngon, thơm, dẻo, cà rốt, dầu thực vật, nước, một chút muối I ốt.

 Cách làm như sau: 

  •  Rửa sạch thịt gà rồi tiến hành luộc chín. Dùng nước luộc thịt gà ninh nhừ gạo để thành cháo. Xé thịt gà đã luộc rồi đem bỏ vào máy xay nhỏ hoặc dùng dao băm nhuyễn.
  •  Cà rốt đem nạo vỏ và rửa sạch rồi luộc chín, nên luộc ít nước hoặc hấp mềm. Khi cà rốt chín, mẹ nên dùng thìa để bào nhuyễn ra cho bé 
  •  Cho thịt gà cùng với cà rốt đã chuẩn bị sẵn vào cháo (nếu chỉ nấu 1 bát con cháo cho bé, mẹ nên thêm 2 thìa thịt gà và 2 thìa nhỏ cà rốt là vừa), đánh đều lên, đun sôi cho thật sánh lại. 
  •  Thêm 1 thìa nhỏ dầu ăn, một chút muối Iốt (một lượng nhỏ bằng hạt ngô) đảo đều trên bếp. Thế là mẹ đã hoàn thành xong món cháo thịt gà với cà rốt thơm ngon cho con yêu rồi đấy.

Thời gian biểu chuẩn cho bé ăn dặm 8 tháng tuổi

 Các mẹ nhớ đảm bảo đúng thời gian biểu cho bé 8 tháng tuổi phải ngủ đủ giấc từ 2  3 tiếng ban ngày và từ 11  12 tiếng vào ban đêm. Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, mẹ hãy lên lịch cho bữa ăn sáng, ăn trưa và ăn tối một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp cho trẻ làm quen với giờ ăn và cữ ăn một cách đều đặn mỗi ngày, kể cả khi bé không cảm thấy đói. 

 Cho bé ăn từ 2  3 bữa chính/ ngày và nên đan xen với các bữa ăn nhẹ (có thể là hoa quả, phô mai, váng sữa hoặc sữa chua,…). Để bé không bị khát, mẹ hãy cho bé uống sữa để bổ sung nhé.

Cho bé ăn từ 2  3 bữa chính/ ngày và đan xen các bữa phụ

 Bé từ 4  6 tháng tuổi mẹ nên cho ăn 2 bữa/ ngày, mỗi bữa từ 2  4 muỗng cà phê thức ăn.

 Bé từ đủ 7  12 tháng tuổi trở lên nên ăn 3 bữa/ ngày, lượng thức ăn vừa phải, có thể bằng nắm tay bé.

Kết luận

Hy vọng thực đơn cho bé 8 tháng tuổi trên đây sẽ giúp các mẹ chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng cho trẻ để giúp bé phát triển khỏe mạnh mỗi ngày. Mỗi trẻ có một sức ăn khác nhau, mẹ đừng cố gắng ép bé ăn nhiều để cho mập, vì như vậy bé sẽ bị căng thẳng, không những không ăn được nhiều mà còn gây chán ăn.

Xem thêm:

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì?

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Hay Ăn, Chóng Lớn

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp