Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì?

09 thg 12 2019 11:31

Bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng mong sao con mình lớn nhanh, khỏe mạnh và thông minh. Để làm được như vậy, khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, mẹ không chỉ tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng đầy đủ mà còn lưu ý thêm một số điều dưới đây.

Tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng 

 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi nên chia ra thành một bữa ăn bột ngọt và một bữa ăn bột mặn. Bên cạnh các loại thức ăn như: thịt, trứng thì bố mẹ có thể bắt đầu giới thiệu cho bé thêm các loại cá, tôm, cua, rau củ quả,... để bổ sung thêm hàm lượng vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.

7 tháng tuổi, bé đã có thể phát triển nhanh chóng về trí tuệ và thể chất

 Bắt đầu từ 7 tháng tuổi, bé có thể ăn dặm ngày 2 bữa và bú khoảng 3 đến 4 lần một ngày tương đương 500ml – 800ml sữa một ngày. Thời điểm này sữa mẹ vẫn đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé nên mẹ cần cho bé bú sữa mẹ đầy đủ.

 Khi cho bé ăn dặm mẹ chỉ nên cho bé ăn trong khoảng 30 phút trở xuống. Thời gian ăn kéo dài có thể khiến bé chán ăn.

 Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bé 7 tháng tuổi sẽ có sự tăng trưởng vượt trội về chiều cao và cân nặng, chỉ số trung bình khoảng: Bé trai 7 tháng sẽ nặng khoảng 8,3kg và cao khoảng 69,2cm, bé gái sẽ có cân nặng khoảng 7,6cm và cao khoảng 67,3cm.

Bé có thể cao hơn chuẩn hoặc nhẹ cân hơn một chút nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Cũng bắt đầu từ chính giai đoạn này, trẻ sẽ có sự phát triển nhanh về cả thể chất cũng như trí thông minh. 

Do đó, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và thực đơn ăn dặm trẻ 7 tháng sao cho hợp lý với nhu cầu của bé sẽ giúp cho trẻ phát triển toàn diện.

Nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng thực đơn ăn dặm bé 7 tháng 

 Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cần nhớ 3 nguyên tắc cơ bản đó là:

  •  Ăn thức ăn từ loãng đến lỏng;
  •  Ăn từ ít đến nhiều;
  •  Bắt đầu ăn từ bột ngọt chuyển sang bột mặn.

 Trong thời gian đầu tiên, mẹ có thể xay nhuyễn thực phẩm để cho bé dễ dàng nuốt được và hấp thu vào cơ thể theo các phương pháp ăn dặm khác nhau. Khi dạ dày của trẻ đã làm quen với thức ăn, mẹ có thể thử cho bé thực hành ăn dặm với 1 muỗng nhỏ bột loãng (khoảng 5ml). Hoặc mẹ có thể cho trẻ uống nước cơm, dần dần mẹ mới thực hiện đa dạng hương vị với thịt bò, heo, gà, cá, trái cây, rau củ hấp mềm, xay nhuyễn.

 Với thực đơn ăn dặm bé 7 tháng, mẹ cần nhớ thêm một số nguyên tắc:

  •  Luôn cho trẻ duy trì việc bú sữa;
  •  Không nêm bất cứ gia vị nào vào thức ăn của trẻ;
  •  Nên nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10gr gạo thì mẹ đem nấu với 70ml nước;
  •  Bắt đầu kết hợp món cháo với các loại thịt, cá, tôm, rau, củ… để giúp bé đa dạng bữa ăn;
  •  Thêm nhóm chất béo vào khi chế biến món ăn cho bé;
  •  Nếu không cho bé bú mẹ thì tốt nhất nên bổ sung thêm sữa ngoài.

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân thế nào?

 Ở thực đơn ăn dặm cho trẻ 78 tháng tuổi, trong các bữa ăn dặm của trẻ vẫn nên duy trì từ 2  3 bữa cháo bột/ ngày và uống đủ khoảng 800ml sữa/ ngày.

 Khi bé yêu đã được làm quen dần với cách ăn dặm và bắt đầu biết cách nhận biết được mùi vị của các thực phẩm quen thuộc thì mẹ nên nhanh chóng bổ sung thêm món ăn mới. Đồng thời, nên kết hợp một cách khéo léo các nguyên liệu với nhau để tránh tình trạng bé bị chán ăn và mẹ phải “dụ” hoài mới ăn được vài miếng.

Cùng với cháo, mẹ có thể cho bé thử ăn rau củ luộc cho mềm để tập nhai

 Trong tháng thứ 6, mẹ cần cẩn thận khi nấu nướng từng loại rau củ và thịt, cá cho bé. Tuy nhiên, đến tháng thứ 7, mẹ đã biết được sở thích của bé cũng như loại ra những thực phẩm trẻ vốn bị dị ứng. Từ đó, mẹ có thể thoải mái hơn trong việc thay đổi thường xuyên, đa dạng những loại cháo như thịt gà, bì, bột gạo,…. để giúp bé đỡ chán ăn. 

 Đừng quên nấu cháo cho bé cùng với các loại rau xanh, mẹ nhé. Thời điểm này, các mẹ có thể tăng lượng thức ăn từ 500  600gr/ tháng để giúp cho bé phát triển một cách hoàn thiện nhất.

 Bên cạnh tiến hành các bữa ăn chính, các mẹ cần tăng cường cho bé ăn thêm một vài bữa ăn phụ trong ngày như: ăn thêm sữa chua, phô mai, váng sữa, trái cây chín mềm, có vị ngọt. Từ 19h trở đi, mẹ nên cho bé bú thêm để tránh trường hợp bé bị đói vào đêm gây mất ngủ và quấy khóc.

 Trong tháng thứ 7, mặc dù bé yêu chưa mọc răng nhưng bé đã xuất hiện những biểu hiện của việc nhai các thức ăn mềm khi mẹ đưa cho bé. Trong những bữa ăn hàng ngày, mẹ có thể bày sẵn một vài cọng rau, miếng củ luộc chín mềm để cho bé tự chọn lựa. 

 Đây cũng là cách để cho bé tập mút và cắn các loại thức ăn mềm như rau, củ, thịt. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý tránh trường hợp bé nuốt cả miếng to thức ăn vào dạ dày mà chưa nhai kỹ.

Một số thực phẩm thích hợp cho thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Ngoài các loại bột mặn, ngọt thì thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi rất thích hợp để mẹ bổ sung thêm cho trẻ một số thực phẩm như:

 Trái cây chín: Hoa quả chín rất giàu vitamin C. Mẹ chỉ cần gọt bỏ vỏ, hạt, xơ,... và xay nhuyễn là có thể đem cho bé thưởng thức ngay trong bữa ăn xế.

 Rau xanh: Tất cả các loại rau có màu xanh đều thích hợp dùng cho thực đơn của trẻ 7 tháng tuổi. Nếu bé đã ăn tốt thì các loại rau xanh mẹ nên luộc chín mềm để cho bé tự bốc nhón bỏ vào miệng. Đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị dành cho bé.

 Chất đạm: Thịt và xương heo là các thực phẩm rất giàu chất đạm mà mẹ có thể cung cấp được cho các bé. Thời điểm này, một số bé đã có thể ăn được hải sản, tôm cua,... Tuy nhiên, mẹ cũng cần hết sức cẩn trọng, tốt nhất là nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ.

 Trong thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng, mẹ có thể linh động tăng  giảm thức ăn theo nhu cầu và sở thích của con yêu để có thể bổ sung được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi tăng cân vùn vụt

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi: Cháo thịt bò

* Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thịt bò mẹ hãy cắt miếng nhỏ, ¼ củ hành tây, dầu oliu, cháo trắng, ớt chuông xanh, đỏ cắt nhỏ, phô mai, ngô bao tử, nấm rơm.

* Cách làm như sau:

  •  Thịt bò đem rửa sạch rồi thái lát mỏng.
  •  Ớt chuông, ngô, nấm rơm, hành tây,... rửa sạch và thái nhỏ.
  •  Bật lửa vừa, cho một chút dầu oliu vào nồi, tiếp đến cho thịt bò vào đảo đều. Sau đó, mẹ hãy cho ngô bao tử, ớt chuông, nấm rơm và hành tây vào chảo rồi đảo đều, xào chín.
  •  Cho cháo lên bếp rồi đun sôi, cho thêm hỗn hợp mới xào xong vào đảo đều. Tắt bếp, cho thêm 1 miếng phô mai vào cháo.
  •  Đem cháo bỏ vào máy xay nhuyễn, đổ vào rây lọc, sau đó đổ vào bát để phục vụ bé yêu.

Cháo thịt bò, nấm rơm, phô mai,... thơm ngon cho bé yêu 7 tháng

Bột tôm khoai mỡ hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng

* Nguyên liệu cần có: 25gr bột gạo tẻ, 25gr khoai mỡ, 5 con tôm, 1 nhỏ muỗng dầu ăn.

* Cách làm như sau:  

  •  Tôm làm sạch và đem bằm nhuyễn. Khoai mỡ mẹ hãy hấp chín rồi đem xay nhuyễn.
  •   Sau đó, cho bột vào nước, dùng thìa khuấy đều lên rồi cho lên bếp đun. Thêm tôm vào và tiếp tục đảo đều tay, tiếp đến cho khoai mỡ vào nồi. Nấu cho đến khi bột chín thì mẹ hãy cho ra bát đợi nguội rồi mới cho bé ăn.

Cháo sườn rau củ trong thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng

* Nguyên liệu cần có: 25gr gạo tẻ,  ngô, cà rốt, 5 miếng sườn non, đậu Hà Lan, 1 muỗng nhỏ dầu ăn.

* Cách làm như sau: 

  •  Sườn non mẹ hãy rửa sạch rồi cho vào nồi để hầm cho thật nhừ. Sau khi sườn đã chín nhừ, mẹ hãy gỡ lấy phần thịt nạc rồi đem xay nhuyễn.
  •  Rau củ rửa sạch, hấp chín rồi đem xay nhuyễn.
  •  Bột gạo đem hòa cùng nước, bắc lên bếp và nấu cho sôi.
  •  Thêm phần thịt sườn mới xay vào trong nồi cháo, thêm cả các loại rau củ xay vào rồi nấu khoảng 2 phút thì tắt bếp.
  •  Cho thêm 1 muỗng nhỏ dầu ăn vào khuấy đều rồi cho bé dùng khi còn âm ấm là được.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng đừng quên cháo cá quả

* Nguyên liệu cần có: 20gr bột gạo tẻ, 10gr dầu ăn, 1 vài miếng cá quả lọc xương, 1 thìa cà phê rau xanh đã giã nhỏ, 1 bát con nước.

* Cách làm cháo cá quả như sau: 

  •  Hòa bột gạo tẻ với nước rồi cho lên bếp để nấu chín.
  •  Thêm phần thịt cá đã được xay nhuyễn vào trong nồi bột, quấy đều tay, nấu chín.
  •  Sau đó, mẹ hãy cho thêm rau xanh vào, nấu thêm khoảng 2 phút.
  •  Tắt bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào, đảo đều.

Cháo cá quả thơm ngon là một gợi ý không tồi cho trẻ 7 tháng tuổi

Kết luận

Giai đoạn ăn dặm cho bé 7 tháng là một cột mốc vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé yêu. Do đó, mẹ cần đặc biệt chú ý lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng sao cho khoa học, hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng để bé có thể bắt kịp đà tăng trưởng nhanh chóng. 

Xem thêm:

Tiêu Chuẩn Khi Lên Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Để Bé Tăng Cân Nhanh

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng Tuổi Đúng “Chuẩn Chuyên Gia”

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents