Tiêu Chuẩn Khi Lên Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Để Bé Tăng Cân Nhanh

09 thg 12 2019 11:24

Sau 5 tháng bú mẹ hoàn toàn, bước vào tháng thứ 6, bé cần được tập ăn dặm với một số loại thức ăn dễ tiêu hóa để tăng thêm dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Theo tư vấn của bác sĩ viện dinh dưỡng Quốc gia, giai đoạn này bé chỉ cần ăn thêm 1-2 bữa bột loãng, sau đó đặc dần và nước trái cây. Còn lại chủ yếu vẫn cho bú mẹ. Dưới đây là tiêu chuẩn khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng mà mẹ có thể tham khảo để giúp bé tăng cân nhanh hơn. 

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?

  • Thời điểm cho bé ăn dặm 

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, thời điểm cho bé ăn dặm phù hợp nhất là từ 5 tháng rưỡi hoặc 6 tháng. Đây là lúc sữa mẹ đã bắt đầu ít protein và có nhiều kháng thể hơn. Do đó, bé cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều không tốt cho trẻ. 

Ngoài bú mẹ, trẻ 6 tháng nên tập ăn dặm để trẻ không thiếu chất

Nếu ăn quá sớm, trẻ có thể bị đau dạ dày, ảnh hưởng tới vị giác. Nếu ăn quá muộn, trẻ sẽ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu, không nhận đủ năng lượng trong ngày dẫn tới có nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy, cho trẻ ăn đúng thời điểm, đúng tháng tuổi sẽ giúp con vừa được nhận đủ kháng thể và các dưỡng chất từ mẹ và được dung nạp thêm nhiều năng lượng từ thực phẩm bên ngoài để phát triển.

  • Bé bắt đầu ăn dặm như thế nào 

Khi mới cho bé tập ăn, mẹ vẫn cần cho bé bú đầy đủ. Nguyên tắc ăn dặm là cho trẻ tập ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều để không ảnh hưởng tới đường ruột non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần cho bé ăn đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng để bé cảm thấy có hứng thú trong chuyện ăn uống. 

Với bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho ăn thêm 2 bữa/ngày vào khoảng thời gian nhất định, cách xa nhau để đảm bảo bé tiêu hóa hết được lượng thức ăn. Nếu bé ăn ít, lười ăn, mẹ nên chia thành các bữa. Ví dụ, sau mỗi cữ bú, mẹ cho ăn thêm một chút để bé no hơn, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động 1 lần. 

Nói chung, mẹ cho bé ăn theo cách truyền thống, phương tây hay của người Nhật thì trong bữa ăn của bé cũng nên đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất là chất bột đường, chất đạm, chất xơ và vitamin và chất béo.

Khi mới cho bé ăn dặm, bạn nên nấu chín, nghiền, xay nhỏ thức ăn, nên phối hợp các nhóm thức ăn chứ không nên cho bé ăn lặp đi lặp lại một loại thức ăn vì dễ dẫn đến tình trạng bé thừa chất này nhưng thiếu chất khác. Nên bổ sung thêm nước hoa quả nhưng tránh cho bé uống vào ban đêm. 

Mẹ có thể tạo hứng thú cho bé khi ăn bằng cách chọn yếm, tô, chén, muỗng nhiều màu sắc, nói lời khen ngợi bé, cho bé ngồi chung với những người khác trong nhà để tạo cảm giác đông vui. Tránh gây ồn ào gây phân tâm cho bé trong bữa ăn.

Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần đáp ứng nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Đặc biệt, các loại nước ép trái cây bổ sung vitamin cho bé cần phải rửa thật sạch trước khi chế biến. Các loại thịt, rau củ quả cần mua loại tươi ngon. Trước khi ăn, mẹ và bé cần rửa sạch tay để hạn chế vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên mẹ có thể cho trẻ ăn bột gạo xay cùng rau củ nhằm mục đích giúp trẻ dễ tiêu hóa. Sau khoảng 1 tuần, có thể tăng thêm các loại thịt, cá, tôm, trứng và dầu ăn vào thực đơn của trẻ. Lượng dinh dưỡng tham khảo như sau:

  •  Mỗi bữa 1 thìa thịt xay nhỏ
  •  Trứng chim cút: 2 lòng đỏ, trứng gà, vịt: 1/2 lòng đỏ
  •  Bột gạo: 2 thìa 
  •  Rau xanh: 1 thìa
  •  Dầu ăn: 1/2-1 thìa

Bữa nào có trứng thì thôi không cho thịt và ngược lại.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân

Với những trẻ còi cọc muốn tăng cân thì ăn dặm là biện pháp lý tưởng dành cho bé. Ngoài bú sữa mẹ, việc mẹ cho ăn thêm tinh bột cùng các chất dinh dưỡng khác sẽ giúp bé tăng cân nhanh chóng. Dưới đây là thực đơn mà mẹ có thể tham khảo:

Thực đơn 1: Bột bí đỏ đậu xanh

  •  Bột gạo tẻ: 3 thìa
  •  Bí đỏ: 4 miếng hấp rồi nghiền nát
  •  Bột đậu xanh: 2 thìa
  •  Nước: 1 bát con
  •  Dầu ăn: 1 thìa

Thực đơn 2: Bột tôm

  •  Bột gạo tẻ: 4 thìa 
  •  Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 3 thìa cà phê
  •  Rau xanh xay nhỏ: 2 thìa
  •  Mỡ (dầu ăn): 1 thìa
  •  Nước: 1 bát con

Thực đơn 3: Bột trứng

Bột trứng là món bổ dưỡng nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

 Bột gạo tẻ: 4 thìa

 Trứng gà: 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút

 Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa

 Nước: 1 bát con

Thực đơn 4: Bột thịt

 Bột gạo tẻ:  4 thìa 

 Thịt nạc: 2 thìa 

 Dầu ăn: 1 thìa

 Nước: 1 bát con

Thực đơn 5: Bột cá

 Bột gạo tẻ: 4 thìa

 Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 2 thìa

 Dầu ăn: 1 thìa cà phê

 Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa 

 Nước: 1 bát con

Thực đơn 6: Bột gan (gan gà, gan lợn)

 Bột gạo tẻ: 4 thìa 

 Gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát: 2 thìa

 Dầu ăn: 1 thìa

 Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa

 Nước: 1 bát con

Thực đơn của Viện dinh dưỡng cho cả tuần

Lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng không cần quá khắt khe và cứng nhắc theo công thức. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết nên cho con ăn gì, ăn như thế nào thì tốt cho sức khỏe, ăn bao nhiêu thì đủ....Để giúp các mẹ đơn giản hóa, không còn đau đầu nghĩ món ăn dặm cho bé, hãy tham khảo thực đơn gợi ý của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho cả tuần nhé:

Giờ

Thứ 2, 4

Thứ 3, 5

Thứ 6, Chủ nhật

Thứ 7

6h

Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

9h

Bột thịt lợn:

Thịt lợn nạc: 10g

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1

thìa cà phê

Bột thịt gà:

Thịt gà: 10g

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1

thìa cà phê

Bột sữa:

Sữa bột: 3 thìa

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1

thìa cà phê

Bột trứng:

Trứng gà: 1/2 quả (lòng đỏ)

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1

thìa cà phê

10h

Chuối-tiêu:1/3quả

Đu đủ: 50g

Hồng-xiêm:1/3quả

Xoài: 50g

11h

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

14h

Bột sữa:

Sữa bột: 3 thìa

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1

thìa cà phê

Bột thịt lợn:

Thịt lợn nạc: 10g

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1

thìa cà phê

Bột thịt gà:

Thịt gà: 10g

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1

thìa cà phê

Bột sữa:

Sữa bột: 3 thìa

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1

thìa cà phê

16h

Nước cam *

Nước cam *

Nước cam *

Nước cam *

18h

Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên đa dạng mỗi ngày

Bảng thực đơn của Trung tâm dinh dưỡng Tp. HCM – Theo Sách Nuôi Con Mau Lớn

Thứ

7giờ 30 sáng

11giờ 30

16giờ 30

Hai

Bột dậu – bí đỏ

Bột thịt heo, rau dền

Bột cá bí xanh

Ba

Bột Risolac-Bắp cải

Bột cá cà rốt

Bột gan rau dền

Cháo sườn, trứng (lòng đỏ)

Bột trứng, rau muống

Cháo gà nấm rơm

Năm

Bột sữa cà rốt

Bột tôm bí đỏ

Cháo óc heo, đậu Hà lan

Sáu

Bột Risolac

Bột cua rau mồng tơi

Cháo đậu xanh, khoai lang bí

Bảy

Bột khoai tây tán với sữa

Bột tàu hũ rau ngót

Bột đậu phộng rau mồng tơi

Chủ Nhật

Bột sữa bông cải

Bột thịt bò rau dền

Bột thịt heo, rau xà lách

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 6 tháng cho trẻ

Tại thời điểm này, các mẹ vẫn duy trì cho bé ăn cháo trắng và có thể cho bé tập ăn thêm với sữa chua nguyên chất, đậu phụ và trứng 2/3 lòng đỏ.

6 tháng bé có thể ăn sữa chua không đường

Tuần 1: Cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), đậu phụ (5g), bắp cải (10ml),  rau cải (10ml), sữa chua nguyên chất không đường. Bước sang giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất không đường

Tuần 2: cháo trắng (15ml – 25ml), carot (5ml), đậu phụ (5g), bí đỏ (5ml), trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua (5ml), sữa chua nguyên chất không đường.

Tuần 3: cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml), đậu phụ (5g), sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ.

Tuần 4: cháo trắng (30ml-40ml), rau ngót (10ml), sữa chua nguyên chất, rau ngót (10ml), trứng 2/3 lòng đỏ, bắp cải (10ml), rau cải (10ml), đậu phụ (5g).

Kết luận

Để giúp bé phát triển hệ nhai tốt, tránh bị còi xương thì việc bắt đầu lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng là hết sức cần thiết. Hãy tạo cho trẻ thói quen tự tập ngồi ăn mà không phải bế đi dong, tạo cảm hứng ăn uống cho bé thì chắc chắn sau này mẹ sẽ rất nhàn hạ trong việc ăn uống. Hy vọng những thực đơn trên đây sẽ ít nhiều giúp mẹ cảm thấy việc cho bé ăn dặm đơn giản hơn mẹ nghĩ.

Xem thêm:

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì?

Nguyên Tắc Xây Dựng Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng 

Nguồn tham khảo

https://vn.theasianparent.com/thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tang-can

https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/thuc-don-an-dam-cho-be

https://kynaforkids.vn/blog/thuc-don-an-dam-kieu-nhat-6-thang-cho-be.html#ftoc-heading-3

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp