Phương Pháp Ăn Dặm BLW Áp Dụng Cho Bé Mấy Tháng?

07 thg 12 2019 14:51

Phương pháp ăn dặm BLW là một trong 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất cho trẻ em tại Việt Nam. Phương pháp này được thực hiện trên nguyên tắc do trẻ tự quyết, tự chỉ huy (baby led weaning - hay còn được viết tắt là BLW) hiện đang được khá nhiều mẹ áp dụng cho con yêu. Vậy, các mẹ đã biết phương pháp ăn dặm BLW là gì chưa? Dưới đây là những đặc điểm và một số thắc mắc thường gặp của mẹ khi cho con ăn dặm theo phương pháp đặc biệt này.

Mẹ biết gì về phương pháp ăn dặm BLW?

 Phương pháp ăn dặm BLW (baby led weaning) là một phương pháp ăn dặm do bé yêu tự quyết định. Bé sẽ được quyền quyết định mình sẽ ăn gì ngay từ những ngày đầu tiên, kết hợp cùng với việc bú mẹ.

 Từ “weaning” tại một số quốc gia như Úc, Mỹ,… có nghĩa là “cai sữa, dứt sữa” nhưng tại Anh thì lại có nghĩa là “ăn dặm”. Và chúng ta nên hiểu “weaning” đối với trường hợp này là “ăn dặm”.

 Bé từ 6 tháng tuổi trở đi sẽ bắt đầu hành trình tập ăn dặm của mình, nhưng không được cai hoàn toàn sữa mẹ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì thành phần sữa mẹ và sữa công thức có chứa nhiều dưỡng chất cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với em bé trong hành trình phát triển từ giai đoạn sơ sinh cho tới 6 tháng tuổi. 

BLW là một phương pháp ăn dặm do bé yêu tự quyết định

 Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Trẻ từ 4  6 tháng tuổi, ruột sẽ được phát triển và dần trưởng thành, từ đó đủ khả năng để tiêu hóa một số loại thức ăn mềm khác ngoài sữa mẹ.

 Thông thường, độ tuổi thích hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm tự chỉ huy là khi bé từ 5,5  6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cơ thể bé phát triển sớm, bé đòi ăn dặm sớm thì mẹ cũng có thể căn cứ vào một số dấu hiệu mà cho bé ăn dặm. 

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm BLW là như thế nào?

 Bé đã được 6 tháng tuổi, với khả năng có thể tự ngồi được, tự tay bốc đồ ăn và cho vào miệng. Khi đó đó, bé cũng có thể đã tự nhai được, nuốt được, có khả năng phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay, mắt,... giúp bé có thể tự ăn dặm theo phương pháp BLW được rồi. 

 Bé được ăn dặm theo phương pháp tự quyết định, bé sẽ được tự do lựa chọn ăn gì và cách ăn như thế nào. Bé sẽ biết tự chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát quá trình ăn của mình thay bố mẹ. Thông qua phương pháp ăn dặm BLW, bé có thể được phát triển các kỹ năng cần thiết, đồng thời giúp cho hệ tiêu hóa của bé được tối ưu.

 Phương pháp ăn dặm kiểu BLW còn giảm thiểu tình trạng béo phì ở đa số trẻ nhỏ. Khi mẹ cho bé thực hành ăn dặm theo phương pháp này, trẻ sẽ được ăn tự lập đối với việc ăn uống, từ đó có khả năng kiểm soát hành động của mình trong khi ăn. Bé sẽ ăn nhiều khi đang cảm thấy đói và dừng ăn lại khi bé đã cảm thấy no. Bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn đối với việc ăn uống, đồng thời bé cũng không ăn quá nhiều thức ăn, giảm được nguy cơ béo phì.

 Cho bé ăn dặm theo thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng, em bé sẽ có khả năng tự lựa chọn những loại thức ăn mà cơ thể mình đang cần. Việc mẹ cố gắng đút đồ ăn cho bé chưa chắc đã đảm bảo được đủ các chất cần thiết cho bé yêu nếu như mẹ không nghiên cứu thật kỹ lưỡng thực đơn ăn dặm dù là kiểu Nhật hay kiểu truyền thống cho em bé.

Những điều thú vị khi bé ăn dặm kiểu baby led weaning (BLW)

  •  Bé sẽ bắt đầu tự tìm đến thức ăn và sẽ đưa ngay đồ ăn vào miệng ngay khi có cơ hội.
  •  Khi bé bắt đầu tập ăn, tập đưa thức ăn vào miệng mình thì sẽ không tránh khỏi việc lấm bẩn hay đánh rơi thức ăn.
  •  Bé sẽ đùa nghịch rất lâu với thức ăn, bốc thức ăn và chuyển từ tay này sang tay kia, từ ngón tay này sang ngón tay khác và lấy đó làm vui.
  •  Bé sẽ vò nát thức ăn trong tay, ném bừa bãi thức ăn xuống sàn hay thậm chí là còn cho lên đầu, mắt, mũi,… để bôi bẩn.
  •  Bé thường ngậm thức ăn, liếm láp, nhai tất cả các món ăn rồi nhả ra với mục đích khám phá là chủ yếu.
  •  Bé sẽ ăn ngấu nghiến ngay không do dự gì hoặc sẽ ngậm mãi thức ăn cả buổi ở 2 bên má.
  •  Bé sẽ lấy tay bịt miệng mình và giả vờ như bé sắp bị ói.
  •  Bé có thể quay mặt đi và không còn tỏ ra hào hứng nữa. Thậm chí còn nhìn thức ăn với ánh mắt chán chường, kinh hãi rồi quay sang nhìn mẹ. Lúc này là bé đã chán rồi, mẹ không nên cố ép.

Ăn dặm kiểu BLW cho bé 6 tháng nên bắt đầu thế nào?

 Việc mẹ cần làm đầu tiên đó là xác định thời điểm nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi nào. Có thể dựa vào những dấu hiệu đơn giản mà mẹ dễ dàng nhận ra ở bé. Chẳng hạn:

  •  Bé đã có thể tự ngồi lên được.
  •  Bé cảm thấy vô cùng hứng thú với những gì bố mẹ đang ăn, bé giả vờ cho thức ăn hoặc cho tay vào miệng rồi giả nhai.
  •  Bé luôn đòi ăn mọi thứ, mặc dù vừa mới được cho bú mẹ no.

Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm BLW chỉ khi bé thực sự muốn ăn

 Bé ăn dặm theo phương pháp tự quyết định thường có khả năng tự ăn tốt hơn và thích khám phá những điều thú vị, mới lạ trong ăn uống. Tuy nhiên, các bé vẫn cần được cho thực hành BLW một cách từ từ. 

 Các bé sẽ được bắt đầu bằng hành động tập bốc đồ ăn và cho vào miệng. Thời điểm đầu, do mới làm quen có thể bé sẽ bị rối loạn và cáu bẳn. Tuy nhiên, sau một thời gian được làm quen, bé sẽ có khả năng kết hợp các hành động cầm nắm, đưa lên miệng với thức ăn thì sẽ ổn cả thôi. Bé sẽ học được các kỹ năng tự lập ngay từ nhỏ, đặc biệt là việc ăn uống tự lập.

 Vì trong giai đoạn đầu, bé sẽ cần được tập luyện và thử rất nhiều, do đó đòi hỏi các mẹ phải thực sự kiên nhẫn. Việc chuyển giao giữa những giai đoạn này cũng sẽ cần một khoảng thời gian tập luyện rất nhiều, ba mẹ không nên quá trọng về việc bé ăn được bao nhiêu. 

 Thay vào đó, mẹ hãy giúp cho bé cảm nhận được niềm vui, sự thích thú trong việc ăn uống ở giai đoạn này. Các mẹ cần biết rằng, mỗi khi bị đói thì bé sẽ ăn và khi được mẹ tạo cơ hội và khích lệ, bé sẽ làm rất tốt, không chỉ đơn giản là việc ăn uống thôi đâu.

Ăn dặm tự chỉ huy là cả một quá trình khám phá đầy thú vị

Những điều mẹ cần chú ý khi ăn dặm kiểu blw cho bé 6 tháng

 Mẹ cần hiểu được rằng, thực đơn ăn dặm blw cho bé 6 tháng sẽ chỉ là các bữa phụ cho nên không thể thay thế được hoàn toàn cho sữa mẹ hay sữa công thức. Sữa mẹ luôn là một loại thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong suốt 12 tháng đầu đời. Nếu như bé lại thích ăn dặm hơn và không chịu bú nữa thì mẹ nên giảm số lượng thức ăn và số lần ăn dặm của bé.

 Việc cho bé ăn dặm kiểu BLW đòi hỏi sự kiên trì và hết sức bình tĩnh từ phía người mẹ. Một trong những lợi ích của phương pháp BLW là giảm bớt căng thẳng cho các mẹ trong quá trình xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm, lựa chọn thực phẩm và khi tiến hành cho bé ăn dặm. Mẹ sẽ có nhiều thời gian để ngắm bé yêu tập trung khám phá tất cả những điều thú vị từ các loại thức ăn.

 Mẹ hãy đảm bảo phải luôn ở bên cạnh bé trong suốt bữa ăn. Dù cho bé có thể tự lo được cho mình trong quá trình ăn uống, nhưng bé lại còn quá nhỏ để biết rằng thứ gì ăn được và thứ gì là không. Tất cả mọi thứ hễ cầm, nắm được là bé đều cho ngay vào mồm.

 Khi xây dựng thực đơn ăn dặm blw cho bé mới bắt đầu, mẹ nên cắt nhỏ thức ăn vừa miệng cho bé. Cắt theo hình chữ nhật sẽ giúp bé dễ cầm nắm hơn.

  •  Nấu những loại thức ăn hình cây để bé có thể cầm được giữa ngón cái và ngón trỏ.
  •  Chia thức ăn có sẵn trong khẩu phần ăn của mẹ cho bé. Hãy chú ý tới thái độ đón nhận, cách thể hiện của bé đối với đồ ăn.
  •  Chọn những chiếc ghế ăn cho bé sao cho dễ lau chùi, dễ di chuyển để việc ăn dặm tự quyết định của bé được dễ dàng hơn.
  •  Khi ăn dặm blw cho bé uống nước sẽ giúp bé nhai thức ăn được dễ hơn. Nên chọn cốc hút nước có tay cầm dễ dàng cho bé nhé.

 Mẹ có thể nấu cho bé ăn được bất cứ thực phẩm nào. Tốt nhất là hãy cho bé ăn các loại rau củ giàu vitamin như: cà rốt, bắp cải, cà chua,... bởi chúng dễ tiêu hóa, nhiều màu sắc sặc sỡ sẽ tạo sự hứng thú trong việc ăn uống. Mẹ cũng có thể chế biến thành các món hấp, luộc hay nấu tùy ý, nhưng lưu ý chỉ nấu chín tới để rau củ có thể giữ nguyên được hình dạng.

Mẹ có thể nấu cho bé ăn được bất cứ thực phẩm nào

 Khi thực hiện ăn dặm blw cho bé 7 tháng, mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây như chuối, xoài,… Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chất xơ dù mềm đến mấy cũng có thể khiến bé bị khó nhai.

 Các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt và dễ tiêu hóa cho bé như các loại ngũ cốc vẫn là những loại thức ăn vô cùng có giá trị. Với các loại thịt được nấu mềm, mẹ nên cắt ra thành những miếng nhỏ. Các loại thịt trắng hay thịt đỏ đều chứa nhiều sắt, rất tốt cho bé.

 Hạn chế tình trạng bé chơi phá, nghịch đồ ăn khi đã không còn hứng thú gì trong việc ăn uống nữa. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới hứng thú ăn uống của em bé trong các bữa ăn sau.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp ăn dặm blw tự chỉ huy hiện đang được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Tuy nhiên, cho dù bé đã tự lấy thức ăn và bỏ vào miệng được nhưng mẹ vẫn cần theo dõi sát sao quá trình ăn dặm của bé để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần. Chúc mẹ và bé có một hành trình ăn dặm thành công, giúp bé yêu lớn nhanh và khỏe mạnh.

Xem thêm:

Mách Mẹ “Bí Kíp” Xây Dựng Thực Đơn Ăn Dặm BLW Cho Bé 6-7 Tháng

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Theo Phương Pháp Nào Là Tốt Nhất?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp