Đau Bụng Từng Cơn/Đau Bụng Âm Ỉ Khi mang thai - Nguyên Nhân và Triệu Chứng

28 thg 7 2019 22:19

Đau bụng dưới khi mang thai là một hiện tượng bình thường mà hầu như bà bầu nào cũng phải trải qua khi bước vào giai đoạn này. Bởi cơ thể mẹ sẽ không ổn định mà sẽ thay đổi tùy vào sự phát triển của thai nhi. Do đó, nguyên nhân gây nên những cơn đau bụng cũng không hề ít. Để biết cụ thể hơn các trường hợp gây ra vấn đề này, các mẹ có thể tham khảo trong bài viết này.

Hiện tượng đau bụng khi mang thai

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt thường không xuất hiện trong nhiều tháng và thường quay trở lại sau khi mẹ bầu sinh em bé được vài tuần. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai, bà bầu sẽ không gặp phải nhiều khó chịu từ các triệu chứng đau ngực, đau lưng, đau bụng của kinh nguyệt.

Thay vào đó, mẹ sẽ bắt đầu gặp phải những biểu hiện đau bụng, đau lưng, đau ngực, đau đầu, chóng mặt… do sự thay đổi trong cơ thể mẹ khi có sự hình thành của thai nhi. Cũng vì có một số dấu hiệu giống với kinh nguyệt hằng tháng nên nhiều mẹ có thể nhầm lẫn và vô tình không nhận ra bản thân đang bước vào giai đoạn thai kỳ này.

Mặc dù không phải chịu cơn đau bụng do kinh nguyệt nhưng phụ nữ có bầu bị đau bụng vì sự hình thành của em bé cùng sự biến đổi hoạt động trong cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, lý do cụ thể khiến mẹ bị đau bụng thì có khá nhiều như nhau bong non, bị táo bón, sình bụng, bị tích tụ mỡ, em bé đạp bụng mẹ, bụng căng giãn, đường tiết niệu bị nhiễm trùng…

Hơn nữa, mỗi người có một cơ địa khác nhau nên có mẹ bầu sẽ bị đau bụng, có mẹ không bị đau bụng, có mẹ bị đau bụng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cũng có mẹ bị đau bụng chỉ vì một lý do đơn giản.

Bên cạnh đó, đau bụng dưới khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp của mẹ bầu nên khi thấy những cơn đau này, mẹ không cần quá lo lắng và có thể yên tâm về một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Nhưng không phải vì vậy mà mẹ có thể lơ là, bỏ qua những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Bởi có nhiều trường hợp ngoại lệ, những cơn đau bụng do mang thai không còn nhẹ như bình thường mà chuyển biến nặng hay kèm theo những vấn đề nguy hiểm khác. Lúc này, mẹ cần phải bình tĩnh để đến bệnh viện kiểm tra và điều trị nếu mắc bệnh.

Các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới

Đau bụng khi mang thai là một dạng biểu hiện của quá trình thai kỳ. Vì sự xuất hiện của thai nhi và sự biến đổi bên trong cơ thể mẹ nên những cơn đau có thể tìm đến mẹ bầu trong một thời gian. Khác với chu kỳ kinh nguyệt, bị đau bụng khi có thai bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Mẹ bị đau bụng dưới vì nhau bong non

Khi mẹ có thai, tử cung của mẹ sẽ phát triển theo thai nhi để có thể chứa, nuôi dưỡng và bảo vệ toàn bộ cơ thể của bé. Không chỉ vậy, một bộ phận khác cũng sẽ phát triển theo tử cung chính là bánh nhau. Nếu tử cung là một lớp màng bao bọc cơ thể yếu ớt của thai nhi thì bánh nhau lại đóng vai trò là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho bé để bé từ trong bụng mẹ có thể hấp thu các dưỡng chất cần thiết từ người mẹ.

Nhờ đó, bé sẽ có điều kiện thuận lợi để lớn lên từng ngày một cách khỏe mạnh. Nhưng sẽ có trường hợp đặc biệt khác xảy ra. Đó là hiện tượng bong nhau thai từ bộ phận sinh sản là tử cung. Một khi quá trình này diễn ra thì tử cung cũng trở nên căng cứng hơn, đồng thời gây nên những cơn đau bụng dưới khó chịu cho mẹ.

Hiện tượng đau bụng này thường chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn nhất định rồi biến mất. Nhưng cũng có lúc cơn đau kéo dài và không có dấu hiệu ngừng lại, đôi khi là đau nhiều hơn bình thường. Khi đó, việc đau bụng của mẹ có khả năng cao là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng nào đó nên sẽ cần lập tức đi khám ngay.

Ngoài ra, biểu hiện nhau bong từ tử cung cũng hay gặp khi mẹ đã vượt cạn xong. Nên với những trường hợp nhau thai bong ra từ sớm có thể khiến em bé gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là tử vong chu sinh. Tuy vậy, tỷ lệ phần trăm phụ nữ có thai bị nhau bong non chỉ chiếm 1,5% nên đây là hiện tượng có thể nói là khá hiếm gặp.

Mẹ bị đau bụng dưới vì chế độ ăn uống không lành mạnh

Nhiều mẹ thường hay có suy nghĩ rằng khi mang thai có nghĩa là đang có tới hai sự sống cùng phát triển nên việc ăn uống phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cả hai. Nhưng trên thực tế, chế độ ăn uống quá mức, không điều độ có thể gây ra tác dụng ngược lại mà mẹ không hề hay biết.

Khi đó, thay vì tốt cho sức khỏe thai nhi thì cả mẹ và bé đều có thể gặp phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Cũng vì thế mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bà bầu chỉ nên ăn uống vừa đủ, phù hợp với thể trạng cơ thể chính mình thì thai nhi trong bụng mẹ chắc chắn cũng sẽ có được đầy đủ dưỡng chất để lớn lên.

Cho nên, khi ăn uống không lành mạnh, đảm bảo, hợp lý, bạn có thể bị táo bón và dẫn đến các cơn đau bụng dưới khó chịu. Tuy nhiên, việc đau bụng dưới do táo bón chỉ là một phần nhỏ còn phần lớn triệu chứng đau bụng này là do tử cung hay đè ép lên thành ruột.

Cùng lúc đó, sự tăng lên hoặc giảm xuống của nồng độ progesterone khiến cho khả năng hoạt động như động ruột bị giảm đáng kể. Từ đó, việc tiêu hóa thức ăn không còn nhanh như bình thường và làm cho phần bụng dưới của bạn bị đau.

hiện tượng đau bụng khi mang thai

Ăn nhiều đồ ăn nhanh vừa không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi vừa dễ gây nên những cơn đau bụng khó chịu

Do đó, vấn đề bổ sung đủ nước, ăn nhiều món ăn chứa chất xơ, tập luyện nhẹ nhàng luôn được chú trọng trong giai đoạn thai kỳ của nhiều mẹ. Thêm vào đó, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp massage đại tràng để giảm táo bón và đau bụng.

Mẹ bị đau bụng dưới vì cơ thể bị tích tụ mỡ

Bà bầu có thai thường sẽ thay đổi cả về ngoại hình lẫn bên trong cơ thể và thường được thể hiện bằng việc tăng cân. Không chỉ vậy, thay đổi cân nặng cơ thể còn làm cho mẹ bị các cơn đau bụng dưới làm phiền.

Việc tích tụ mỡ sẽ không còn rải đều khắp cơ thể như khi chưa có bầu mà sẽ tập trung tại một số vị trí nhất định như bụng và đùi. Thai càng lớn thì tử cung càng phát triển và tế bào mỡ được điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi này. Lúc này, mẹ có thể cảm thấy đau vùng bụng dưới giống như với thời điểm có chu kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bị đau bụng dưới vì em bé đạp

Thai nhi trong bụng mẹ thường không nằm yên mà hay có những vận động cơ thể. Dễ cảm nhận nhất chính là những cú đạp bụng mẹ của bé. Thông thường, các mẹ bầu có thể nhận ra được hoạt động này của con khi trải qua tam cá nguyệt thứ hai.

Mặc dù, hiện tượng đạp bụng mẹ của bé con khiến cho mẹ gặp không ít khó chịu, đau vùng bụng dưới vì bị căng cứng thành bụng cùng nhiều áp lực khác để dễ dàng thích nghi với sự chuyển động của bé. Nhưng điều này cũng cho thấy rằng, bé con của bạn hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường.

So với chu kỳ kinh nguyệt thì những cơn đau này không quá nặng và thời gian diễn ra cũng rất nhanh nên bạn chỉ phải chịu chướng bụng, căng tức một lúc là sẽ hết.

Mẹ bị đau bụng dưới vì sự căng giãn quá mức của vùng bụng

Biểu hiện đau bụng dưới của các bà bầu có thể do những cơn đau khác gây ra như đau lưng hay đau vùng đùi bởi sự liên kết của cơ bụng, đùi với phần tử cung và mô quanh bẹn.

Thêm nữa, khi thai nhi phát triển thì những bộ phận này cũng giãn ra để có thể thích nghi với sự thay đổi mới nên khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau. Những lúc này, mẹ cần phải nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi và nghỉ nhiều hơn. Hoặc bà bầu có thể thử các phương pháp như chườm nóng, massage để giảm các cơn đau khó chịu này.

Mẹ bị đau bụng dưới vì đường tiết niệu nhiễm trùng

Tuy rằng chỉ có 10% phụ nữ mang thai có thể bị nhiễm trùng tiết niệu nhưng không phải là không xảy ra. Khi bị bệnh này, mẹ bầu thường có các biểu hiện đau, đi tiểu thấy nóng rát và khó chịu vùng kín, vùng chậu, bụng dưới hay xuất hiện cơn đau, số lần đi tiểu nhiều hơn trước một cách bất thường, không thể kiểm soát dù là tiểu ít hay nhiều, nước tiểu không còn mùi khai bình thường mà chuyển sang mùi hôi khó chịu và đôi khi còn có máu chảy ra.

Hậu quả của việc nhiễm trùng này có thể làm mẹ bầu bị sinh non và gặp nhiều nguy hiểm. Cũng chính vì vậy mà mẹ bầu phải để ý bản thân thường xuyên. Khi thấy bất cứ dấu hiệu kể trên đều phải đi khám bác sĩ để tránh thận bị nhiễm trùng và giảm thiểu nguy cơ sinh bé thiếu tháng.

Mẹ bị đau bụng dưới vì viêm ruột thừa

Không giống như bình thường, phụ nữ mang thai thường khó phát hiện ra được tình trạng viêm ruột thừa do phần ruột thừa bị xê dịch vị trí lên gần nút bụng hay gan khi kích thước tử cung lớn dần lên.

Cũng vì khó chẩn đoán nên tỷ lệ tử vong của bà bầu do ruột thừa là khá cao. Tuy vậy, bạn vẫn có thể dựa vào biểu hiện ói mửa, buồn nôn, chán ăn để nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra và kịp thời loại bỏ phần ruột thừa nguy hiểm.

Mẹ bị đau bụng dưới vì bị sỏi mật

Tình trạng sỏi mật thường dễ rơi vào những phụ nữ bị béo phì, thừa cân, ngoài 35 tuổi hay từng bị căn bệnh này. Sỏi mật là biểu hiện của viêm túi mật và thường có tại góc phần tư ở bên phải của vùng bụng. Khi mẹ bầu bị sỏi mật, mẹ sẽ thường có cảm giác đau bụng dưới, đau xung quanh lưng, phần dưới vai phải.

đau bụng từng cơn khi mang thai

Sỏi mật là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng dưới

Mẹ bị đau bụng dưới vì bị tiền sản giật

Tiền sản giật luôn là nỗi sợ hãi của các bà bầu bởi nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ cho người mẹ mà còn cả thai nhi. Khi mẹ bị tiền sản giật, các mạch máu sẽ có sự thay đổi gây nên các vấn đề cho não, thận, gan và cả nhau thai.

Dấu hiệu để nhận biết tiền sản giật thường là các cơn đau vùng bụng, vai trên rất dữ dội, đau đầu trong thời gian dài, thị lực kém dần đi, hay có cảm giác buồn nôn, ói mửa, hô hấp khó khăn, mặt bị sưng và xuất hiện bọng mắt, tay chân bị sưng lên và nặng ở phần bàn chân, mắt cá chân, cân nặng cơ thể cũng tăng lên bất thường.

Đây là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyên các bà mẹ đi khám tiền sản giật từ sớm để phòng bệnh và kịp thời chữa trị.

Đau bụng âm ỉ khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ bầu không?

Hiện tượng đau bụng âm ỉ khi mới có thai là dấu hiệu cho biết bào thai đang trong quá trình bám vào thành tử cung để làm tổ. Lúc đầu, các mẹ bầu thường sẽ có cảm giác căng tức khó chịu nhưng triệu chứng này là hoàn toàn bình thường và không hề gây hại gì tới sức khỏe của mẹ và bé.

Những cơn đau bụng này chỉ diễn ra âm ỉ, không dữ dội trong 2 đến 3 ngày. Hơn nữa, cơn đau vùng bụng dưới cũng chỉ ở mức râm râm, nhè nhẹ, không chuyển biến nặng hơn vào những ngày sau dù việc làm tổ của thai chưa kết thúc. Bên cạnh đó, cơn đau bụng còn có thể làm phiền mẹ vào những tháng thai kỳ sau đó.

Nhưng lúc này không còn là vì việc làm tổ của bào thai mà bởi cơ và dây chằng bị căng ra để có thể đỡ được tử cung đang ngày càng phát triển to lên cùng với thai nhi. Nếu như mẹ mà bị đau bụng dưới khi đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ thì có khả năng là bị đầy bụng, dịch vị tăng.

Đau bụng từng cơn khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi thế nào?

Nếu đau bụng lâm râm là hoàn toàn bình thường và không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi thì tình trạng đau bụng từng cơn lại gây nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu.

Lý do là vì mẹ đã có thể bị khối u ở cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung, bị tiền sản giật, rối loạn tiêu hóa, mang thai ngoài tử cung hay dọa sảy thai. Những cơn đau do những nguyên nhân này mang lại có thể khiến mẹ bầu rơi vào cảnh sảy thai, các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề và dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Do đó, khi thấy cơn đau bụng dưới xuất hiện đột ngột nhiều lần theo từng cơn thì nên gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị.

đau bụng âm ỉ khi mang thai

Đau bụng từng cơn là một dấu hiệu nguy hiểm về những rối loạn trong cơ thể

FAQ - Câu Hỏi Thường Gặp

Tình trạng bà bầu đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai

Ngoài tình trạng mang thai đau bụng dưới bên trái thì một số bà bầu lại bị đau bụng trên bên trái. Vậy điều này có cảnh báo tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào không? - Nếu bạn bị đau bụng trên bên trái khi mang thai không cần quá lo lắng bởi đó là một trong những dấu hiệu thai nhi bắt đầu bám vào tử cung để làm tổ và phát triển nhanh hơn.

Đặc biệt khi em bé ngày càng lớn ở tháng thứ 4, bụng của mẹ sẽ căng lên và giãn ra dẫn đến dây chằng bị chèn ép lên bụng. Từ đó khiến chị em có bầu bị đau bụng trên bên trái.

Xem thêm: Bà Bầu Đau Nhói Bụng Dưới Khi Nằm Nghiêng - Nguyên Nhân & Triệu Chứng

Những biểu hiện bất thường của đau bụng dưới bên phải

Bên cạnh những nguyên nhân thông thường làm cho chị em phụ nữ có bầu đau bụng dưới bên phải thì còn có những biểu hiện bất thường khác báo hiệu tình trạng sức khỏe của mẹ đang trong cơn nguy hiểm.

Nếu như các bà bầu khi mới có thai chỉ có cảm giác đau lâm râm vùng bụng dưới bên phải, thời gian diễn ra ngắn, mức độ đau không tăng lên, không kèm theo bất cứ triệu chứng kỳ lạ nào và chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày vẫn diễn ra bình thường thì những cơn đau bụng này hoàn toàn chỉ là dấu hiệu mang thai bình thường, không gây nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.

Nhưng ngược lại, khi các cơn đau xuất hiện dưới dạng cơn đau dài, từng đợt, lúc có lúc không một cách đột ngột, mỗi lần đau đều rất dữ dội và mang theo những triệu chứng buồn nôn, ra máu, đi ngoài, nôn mửa, đau nhức, mệt mỏi, kiệt sức… thì đây lại là tình trạng rất nguy hiểm đối với các mẹ bầu.

Vì lúc này mẹ có thể đang trong tình trạng có thai ngoài tử cung, sảy thai, nhau bong non, đường tiểu bị nhiễm trùng hoặc tiền sản giật. Cho nên, mẹ không thể tự mình chờ cho cơn đau qua đi như trường hợp bình thường nữa mà phải đến ngay bệnh viện để nhanh chóng chữa trị.

Xem thêm: Đau Bụng Bên Phải Khi Mang Thai - Nguyên Nhân Và Hướng Giải Quyết

Bà bầu bị tức bụng trên: Điều trị thế nào mới tốt?

Chữa tức bụng trên bằng cách chia nhỏ bữa ăn

Cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ vì rất quan trọng. Bà bầu bị đau tức bụng trên có thể là do chế độ dinh dưỡng chưa được phù hợp. Thay vì ăn những bữa chính giống như bình thường, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của mình ra thành nhiều bữa nhỏ hơn như các bữa phụ để giúp cho việc tiêu hóa được tốt hơn. 

Xem thêm: Bà Bầu Đau Tức Bụng Trên – “Cảnh Báo” Nguy Hiểm Mẹ Nên Lưu Ý

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu

Đau bụng khi mang thai tháng đầu là một trong những biểu hiện phổ biến thường xảy ra ở các bà bầu nên nó được coi là dấu hiệu mang thai, không gây ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe cũng như sự phát triển thai nhi.

Mặc dù vậy, vẫn có không ít trường hợp, người mẹ mang thai tháng đầu đau bụng dưới một cách bất thường và phải vào viện điều trị. Do đó, việc theo dõi cơ thể bản thân và tìm hiểu trước các nguyên nhân gây nên chứng đau bụng là điều cần thiết.

Xem thêm: Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Phải Triệu Chứng Bệnh Nguy Hiểm?

Dấu hiệu mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2

- Mang thai tuần thứ 5 bị đau bụng dưới: Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, đặc biệt là ở tuần thứ 5 có hơn 80% mẹ bầu bị rơi vào tình trạng bụng dưới đau râm ran. Nhiều mẹ lo lắng vì cho rằng đây là hiện tượng nguy hiểm, có thể dẫn đến sảy thai.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe đã khẳng định rằng hiện tượng mang thai tháng thứ 2 bị đau bụng dưới ở tuần thứ 5 cũng là hiện tượng khá bình thường, nếu không có các dấu hiệu khác đi kèm như: mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chảy máu vùng kín, đau lưng,… Khi thấy các dấu hiệu này kèm với hiện tượng đau bụng dưới, các mẹ bầu cần đến bác sĩ ngay để kiểm tra sức khỏe thai kỳ nhé.

- Đau râm ran ở bụng dưới trong tuần thứ 6: Nhiều bác sĩ sản khoa đã cho rằng, nếu mang thai tuần thứ 6 mà bị đau bụng râm ran là 1 hiện tượng hoàn toàn bình thường. Có thể nói rằng, đây là tín hiệu báo cho bạn biết là mình đã được làm mẹ. Bởi lẽ, hiện tượng đau bụng dưới ở tuần thứ 6 là do trứng bắt đầu thụ tinh, làm tổ và bám chắc vào tử cung nên khiến cho người mẹ có cảm giác đau râm ran ở bụng dưới.

Xem thêm: Đau Bụng Dưới Tháng Thứ 2 Khi Mang Thai - Nguyên Nhân Do Đâu?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 có đáng lo không?

  •  Mẹ bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 do sự làm tổ của trứng: Hiện tượng mẹ bầu bị đau bụng lâm râm khi đang mang thai 3 tháng đầu là một điều hết sức bình thường, đặc biệt là trong tháng đầu tiên khi mới có thai. 

Trong quá trình trứng làm tổ, do phôi nang bám dính vào niêm mạc tử cung, đồng thời các chân giả của lá nuôi cũng bám vào niêm mạc, hiện tượng này còn được gọi là bám rễ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng nhẹ khi mang thai tháng thứ 3. Khi đã ổn định tình hình sau vài ngày, các cơn đau bụng này sẽ giảm dần và hết hẳn.

Xem thêm: Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 3, Mẹ Bầu Phải Làm Sao?

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 có phải là hiện tượng bình thường?

Trong thời gian mang thai, bạn sẽ gặp phải một số hiện tượng gây khó chịu, trong đó có tình trạng đau bụng bên trái. Một số mẹ có thể đau bụng trên, một số lại đau bụng dưới, cảm giác đau nhói hoặc đau lâm râm khác nhau sẽ cho biết tình trạng của bệnh có nguy hiểm hay không.

Với những mẹ bầu bị đau bụng bên trái chỉ lâm râm, thi thoảng mới đau và đau trong một thời gian ngắn thì đây là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tùy thể trạng sức khỏe cũng như cách sinh hoạt ăn uống của từng người mà mẹ bầu có thể xem xét mình có thể bị đau do rối loạn tiêu hóa, có vấn đề về đại tràng hoặc do thai đang to dần lên.

Xem thêm: Đau Bụng Bên Trái Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Cần Chú Ý Gì, Bác Sĩ Trả Lời

Vì sao mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

 Bước sang giai đoạn tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu đã phần nào có thể yên tâm rằng con yêu đã được an toàn hơn rất nhiều so với giai đoạn 3 tháng đầu khi mới mang thai. Tuy nhiên, việc xuất hiện những cơn đau bụng bất ngờ vào thời điểm này sẽ khiến cho nhiều mẹ lo lắng, hoang mang và hốt hoảng. 

 Vậy, những cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu và có gây ra nguy hiểm cho em bé trong bụng mẹ hay không? Dưới đây là 1 số nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 5 mà bà bầu thường gặp:

Xem thêm: Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5, Mẹ Nên Làm Gì?

Mẹ Nên Làm Gì Nếu Bị Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 7?

Còn trường hợp các mẹ bầu tháng thứ 7 bị đau bụng dữ dội và có kèm những triệu chứng sau đây thì có thể là báo động mức độ nguy hiểm mà các mẹ bầu cần lưu ý:

  •  Dấu hiệu sinh non: Nếu đang mang thai tháng thứ 7 bị đau bụng từng cơn ở vị trí vùng tử cung, đặc biệt là còn kèm theo ra huyết ở âm đạo thì đây có thể là dấu hiệu của việc dọa sinh non. Các mẹ cần đi khám bác sĩ ngay lập tức khi có dấu hiệu này để xem có phải là cơn đau bụng có liên quan đến thai nghén thông thường hay doạ sinh non để tìm ra biện pháp xử lý, phòng tránh kịp thời.

Xem thêm: Mẹ Nên Làm Gì Nếu Bị Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 7?

Vì sao mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8?

 Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên vì nó xuất hiện ở thời điểm mà mẹ chuẩn bị “cán đích” sinh nở nên cần phải được chú ý quan tâm một cách đặc biệt.

 Tính đến tuần 32, thai nhi có cân nặng khoảng 1.700gr và dài chừng 42,4cm. Với kích thước này, đòi hỏi tử cung của người mẹ cũng phải lớn dần lên mỗi ngày để tạo ra được không gian sống thoải mái cho thai nhi.

 Theo các chuyên gia về lĩnh vực sản phụ khoa, một trong những nguyên nhân khiến cho những cơn đau bụng dưới xuất hiện ở thời điểm tháng thứ 8 là do phần khung xương chậu của mẹ bầu đang phải làm việc hết công suất, đủ để có thể nâng đỡ được tử cung. Khi tử cung phát triển đủ kích thước, nó sẽ làm căng các cơ và cả dây chằng, đồng thời còn chèn ép một số bộ phận, cơ quan khác trên cơ thể mẹ.

Xem thêm: Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 8, Mẹ Chớ Coi Thường!

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối?

Rất nhiều chị em mang bầu đều ít nhiều phải trải nghiệm cảm giác đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối và cảm thấy lo lắng. Đa số phụ nữ đều bị đau bụng dưới âm ỉ, lâm râm kéo dài do sự lớn lên của thai nhi mỗi ngày hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm khác gây ra.

  •  Nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng là do sự căng cơ và giãn dây chằng. Lúc này cơ thể của mẹ bầu đã đạt đến trọng lượng lớn nhất, kích thước của bụng bầu cũng phình to ở mức tối đa vì em bé cũng đã phát triển đầy đủ như một em bé sơ sinh hoàn chỉnh. 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ bầu đang ngày càng nặng nề và lớn hơn. Phần dây chằng bên trong khung xương chậu đang phải làm việc hết công suất để nâng đỡ tử cung.

Xem thêm: Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Phải Là Sắp Sinh Không?

Kết luận

Tuy đau bụng dưới khi mang thai không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng vẫn có thể là dấu hiệu của một số biến chứng nguy hiểm nếu có biểu hiện đau bụng bất thường xảy ra. Vì vậy, các mẹ bầu phải luôn chú ý đến sự thay đổi của cơ thể và chăm sóc bản thân thật tốt.

Nguồn tham khảo

 

Các bài viết cùng chủ đề đau bụng khi mang thai:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents