Trong 3 tháng đầu, thai kỳ chưa ổn định nên thường có những dấu hiệu khiến mẹ bầu hoang mang. Rất nhiều mẹ bầu thấy lo sợ vì thấy xuất hiện tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 3. Đây có phải là một tình huống nguy hiểm hay không và mẹ bầu cần xử trí như thế nào nếu gặp phải?
Nội dung
Mang thai tháng thứ 3 có những dấu hiệu đặc trưng nào?
- Ốm nghén: Theo như số liệu thống kê của ngành y tế, có đến 85% mẹ bầu đã trải qua thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 đều chia sẻ rằng mình thường xuyên gặp phải những cơn buồn nôn vô cùng khó chịu, thậm chí còn bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 3.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do hormone chorionic gonadotropin có nhiều trong thai kỳ gây ra. Triệu chứng này có thể sẽ kéo dài hết tháng thứ 3 này, nhưng ở một số ít chị em thì nó còn kéo dài đến tận khi sinh em bé.
Mẹ bầu thường xuyên gặp phải những cơn buồn nôn vô cùng khó chịu
- Có thể thèm ăn hoặc kén ăn: Khi đang mang thai ở tháng thứ 3 thì thai phụ còn phải tự mình trải qua sự thay đổi của khẩu vị. Thường thì bản thân mỗi chị em sẽ tự cảm thấy yêu thích món ăn nào đó vô cùng hoặc ngược lại, cảm thấy sợ hãi đối với những món ăn khác.
Nguyên nhân của tình trạng này chính là do chứng ốm nghén (nghén dở) mà ra. Mặc dù không phải tất cả 100% bà bầu đều gặp phải triệu chứng này, nhưng hầu hết chị em khi mang thai đều trải qua. Cho nên, hãy chú ý điều chỉnh sao cho cân bằng chế độ dinh dưỡng thiết yếu trong thai kỳ, các mẹ nhé!
- Cơ thể uể oải, mệt mỏi thường xuyên: Ngoài những dấu hiệu mang thai tháng thứ 3 ở trên thì thai phụ còn luôn cảm thấy rằng uể oải, mệt mỏi liên tục trong suốt ngày dài. Bởi vì theo như giải thích của các chuyên gia y khoa thì lúc này bản thân chị em cần phải tăng cường sự vận hành để có thể thúc đẩy nhanh chongs sự tăng trưởng của bào thai.
Đi tiểu tiện nhiều lần: Khi mang thai thì chị em phụ nữ cũng sẽ xuất hiện tình trạng đi tiểu tiện liên tục cả ngày lẫn đêm. Bởi vì khi mang thai cho dù chưa thấy bụng thì tử cung của mẹ bầu vẫn sẽ ở tư thế bành trướng to ra, chèn ép lên cả bàng quang. Và vào thời điểm này thì 2 quả thận cũng sẽ làm việc một cách tích cực, “miệt mài” hơn để giúp cho các chất thải được tống nhanh ra ngoài.
Mẹ bầu 3 tháng thường đi tiểu tiện liên tục cả ngày lẫn đêm
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 có đáng lo không?
- Mẹ bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 do sự làm tổ của trứng: Hiện tượng mẹ bầu bị đau bụng lâm râm khi đang mang thai 3 tháng đầu là một điều hết sức bình thường, đặc biệt là trong tháng đầu tiên khi mới có thai.
Trong quá trình trứng làm tổ, do phôi nang bám dính vào niêm mạc tử cung, đồng thời các chân giả của lá nuôi cũng bám vào niêm mạc, hiện tượng này còn được gọi là bám rễ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng nhẹ khi mang thai tháng thứ 3. Khi đã ổn định tình hình sau vài ngày, các cơn đau bụng này sẽ giảm dần và hết hẳn.
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 do căng cơ và giãn dây chằng: Thai nhi càng lớn thì tử cung của người mẹ cũng phải càng lớn theo. Điều này sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy đau và căng tức ở phần bụng. Thông thường, mẹ bầu hay bị đau bụng mỗi khi ho, những lúc đang ngồi xổm hay đột ngột đứng dậy.
- Những cơn ốm nghén thường xuyên “hoành hành”: Khi mang thai, cơ thể người mẹ thường có những sự thay đổi khác nhau, điển hình chính là sự thay đổi bên trong bộ máy tiêu hóa. Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, hàm lượng progesterone trong tử cung sẽ tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phát triển của thai nhi.
Đồng thời, kéo theo sự gia tăng progesterone nhanh hơn trong dạ dày, thành ruột và thực quản. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ốm nghén. Những bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng bị co thắt vùng bụng, gây nên chứng đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 khó chịu.
- Đau bụng do chứng táo bón, khó tiêu: Đây là một trong các trường hợp thường gặp đối với mẹ bầu vì tử cung sẽ cản trở các hoạt động của dạ dày khi mang thai. Cùng với đó là sự thay đổi của hormone làm chậm quá trình tiêu hóa, do đó dẫn đến tình trạng táo bón, chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi.
Mẹ bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 đôi khi chỉ là bình thường
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 3 khi nào là bất thường?
Đa phần mẹ bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 không đáng lo nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan . Nếu mẹ bầu bị đau bụng dưới dữ dội, đồng thời kèm theo các dấu hiệu khác như ra máu âm đạo, choáng váng mặt mày, nôn ói dữ dội, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức,… thì có thể mẹ và bé có thể đang phải đối mặt với một trong những nguy cơ tiềm ẩn sau:
- Mang thai ngoài tử cung: Thường xảy ra trong tuần thứ 4 10 của thai kỳ, đây là trường hợp thai nhi không vào bên trong mà nằm ở những vị trí khác nhau ở bên ngoài tử cung. Triệu chứng ban đầu của tình trạng này thường không rõ ràng và dễ khiến mẹ bầu bị nhầm lẫn. Các cơn đau bụng liên tục, dồn dập, quặn thắt, đồng thời xuất huyết âm đạo bất thường, dịch chảy có màu sẫm và loãng là những dấu hiệu đặc trưng của thai ngoài tử cung.
- Dọa sảy thai sớm: Khi mẹ bầu ở tháng thứ 3 bị đau bụng, đau lưng, âm đạo tiết ra những mảng huyết dày, hơi sẫm màu thì rất có thể đây là những cảnh báo của tình trạng dọa sảy thai sớm. Nếu những triệu chứng này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai thật, do đó mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý.
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 kèm theo khối u: Phụ nữ có tiền sử bị mắc khối u buồng trứng, u xơ cổ tử cung khi có thai thường xuất hiện triệu chứng đảo ngược cuống u nang buồng trứng, thậm chí là đảo ngược u cơ dưới tử cung, từ đó dẫn đến cơn đau quặn từng hồi ở một phần bụng dưới. Cơn đau này có thể dữ dội hơn hay tự thuyên giảm dần.
- Viêm ruột thừa khi mang thai tháng thứ 3: Hiện tượng này cũng có thể xảy ra trong bất kỳ tháng nào của thai kỳ. Tuy rất hiếm gặp nhưng không phải là không có. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý bởi nếu không được cứu chữa kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Biểu hiện mẹ bầu bị đau ruột thừa là thường xuyên có cảm giác bị đau thắt ở 1/3 vùng bụng, cơn đau âm ỉ và kéo dài.
- Bị ký sinh trùng chui vào đường ruột khi mang thai cũng gây đau bụng: Loại ký sinh trùng mà chúng ta thường gặp là giun đũa, khi mang thai nếu mẹ bầu bị mắc bệnh này sẽ cảm thấy đau ê ẩm ở phần bụng xung quanh rốn. Nếu giun đã chui vào trong ống mật hoặc ruột thừa thì sẽ càng làm cho bụng của mẹ bầu đau dữ dội hơn.
- Tiền sản giật: Là một biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Tình trạng trở nên nghiêm trọng khi mẹ bầu bị đau căng ở vùng bụng trên, cơn đau kéo dài liên tục kèm theo cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên, nếu chủ quan khi gặp các dấu hiệu đau bụng nguy hiểm như trên, mẹ bầu có thể bị mất con.
Mẹ bầu bị đau bụng có thể do viêm ruột thừa khi mang thai tháng thứ 3
Khi gặp những trường hợp như trên, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, can thiệp xử lý càng sớm càng tốt. Có như vậy mới tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con. Đồng thời, có thể bảo tồn được chức năng của cơ quan sinh sản, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bà bầu phải làm sao nếu đau bụng khi mang thai tháng thứ 3?
Để phòng tránh những tai biến sản khoa khi mang thai tháng thứ 3 gây nguy hiểm cho mẹ và bé, bản thân mẹ bầu cần chú ý:
- Cần tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ trong suốt thời gian mang thai. Với những mẹ bầu bị ốm nghén trong 3 tháng đầu, cần phải cố gắng ăn bất cứ khi nào cơ thể có cảm giác đói bụng hoặc thèm ăn. Không nên kiêng khem quá kỹ lưỡng nhưng cũng không nên “bạ đâu ăn đấy”, không ăn các thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, chiên xào với nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga, rượu bia hoặc cà phê.
- Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi cho tinh thần thư thái, tránh suy nghĩ nhiều, căng thẳng quá độ.
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi cho tinh thần thư thái
- Hạn chế làm những công việc nặng, tuyệt đối không bưng bê, mang vác, xách đồ nặng trên 5kg.
- Không nên đứng hay ngồi quá lâu một chỗ, tuyệt đối không đứng lên hay ngồi xuống đột ngột.
- Hạn chế đi đến những nơi đông người hoặc những nơi có khả năng ô nhiễm, lây nhiễm các bệnh như cúm, lao, sởi,...
- Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như uể oải, mệt mỏi liên tục, khó thở, xuất huyết âm đạo,... mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để thăm khám. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc, kể cả các loại vitamin tổng hợp khi không có chỉ định của bác sĩ.
Kết luận
Mặc dù đã rất cẩn thận nhưng trong giai đoạn đầu của thai kỳ, một số mẹ bầu vẫn xuất hiện tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 3. Trên thực tế không phải trường hợp đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 3 cũng đều tiềm ẩn nguy hiểm. Do vậy, các mẹ bầu cần bình tĩnh đi khám bác sĩ, tránh lo lắng thái quá sẽ càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả 2 mẹ con.
Xem thêm:
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Ở Tuần Thứ 5, 6, 7, 8 Phải Làm Sao?
Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 nên lưu ý những gì?
Nguồn tham khảo:
- https://eva.vn/ba-bau/dau-bung-khi-mang-thai-thang-thu-3-phai-lam-sao-c85a363131.html
- https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/dau-bung-khi-mang-thai-3-thang-dau-khi-nao-nguy-hiem
- https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-pain-insomnia