Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 nên lưu ý những gì?

08 thg 12 2018 13:44

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 là hiện tượng khá nhiều chị em gặp phải. Trong khi có nhiều nguyên nhân vô hại gây đau bụng khi mang thai thì một số biểu hiện có thể nghiêm trọng hơn. Khi nào bạn cần tới sự trợ giúp của bác sĩ? Là một bà mẹ tương lai, điều quan trọng nhất là bạn cần trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn để bảo vệ chính mình và con yêu trong bụng suốt 9 tháng thai kì dài đằng đẵng.

Nguyên nhân gây đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4

* Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 có phải là hiện tượng bình thường?

Trong thời gian mang thai, bạn sẽ gặp phải một số hiện tượng gây khó chịu, trong đó có tình trạng đau bụng bên trái. Một số mẹ có thể đau bụng trên, một số lại đau bụng dưới, cảm giác đau nhói hoặc đau lâm râm khác nhau sẽ cho biết tình trạng của bệnh có nguy hiểm hay không.

Với những mẹ bầu bị đau bụng bên trái chỉ lâm râm, thi thoảng mới đau và đau trong một thời gian ngắn thì đây là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tùy thể trạng sức khỏe cũng như cách sinh hoạt ăn uống của từng người mà mẹ bầu có thể xem xét mình có thể bị đau do rối loạn tiêu hóa, có vấn đề về đại tràng hoặc do thai đang to dần lên.

  • - Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, đại tràng có thể kèm theo các triệu chứng như: táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi.
  • - Mẹ bầu bị đau bụng bên trái có thể do tử cung to dần lên sẽ chèn ép vào các dây chằng và mô cung quanh, từ đó gây đau. Cơn đau có thể ở bên trái hoặc bên phải. Nếu chỉ đau bên phải thì nhiều khả năng tử cung của mẹ bầu đã nghiêng nhiều hơn về bên trái và ngược lại.
  • - Việc mẹ bầu ngồi xuống rồi đứng lên đột ngột cũng gây đau bụng bởi ở tháng thứ 4, tử cung đã được kéo dài hơn dẫn đến dây chằng bị kéo dãn.

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 nên lưu ý những gì?

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 có thể dựa vào biểu hiện đi kèm để phán đoán độ nguy hiểm

  • - Với những thai phụ đang bị bệnh trào ngược thực quản thì khi thai to lên một chút cũng sẽ chèn ép vào dạ dày. Khi dịch vị trong dạ dày tăng đột ngột cũng sẽ khiến bạn đau bụng trái.
  • - Nếu mẹ bầu nào ăn nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ khiến lượng chất béo tăng nhanh, có thể gây viêm tuyến tụy, là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4.
  • -  Ngoài ra, việc sử dụng thuốc canxi, sắt cũng có thể gây táo bón khiến bà bầu bị đau bụng.

* Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đôi khi, hiện tượng đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 cũng có thể báo hiệu bạn đang gặp nguy hiểm nếu kèm theo các dấu hiệu khác. Chẳng hạn như:

  • - Đau bụng bên trái nhẹ nhưng có chút máu có thể bạn đang bị bong nhau thai non cấp độ 1. Nhưng nếu cũng là đau bụng nhưng tần suất nhiều, đau nặng, ra nhiều máu thì có thể bạn bị bong nhau thai non cấp độ cao hơn. Lúc này, cần tới bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và xử lý kịp thời.
  • - Đau bụng bên trái nhưng là đau bụng dưới, tức bụng, hơi rát bụng, hay buồn đi vệ sinh cũng là dấu hiệu nguy hiểm, có thể bạn đang có nguy cơ dọa sảy dù đã ở tháng thứ 4. Tốt nhất, bạn nên tới bệnh viện để được khám kịp thời.
  • - Với những chị em bầu 4 tháng đau bụng lâm râm đau nhưng thi thoảng lại nhói đau từng cơn, rất có thể bạn đang mang thai ngoài tử cung. Trên thực thế, nhiều mẹ không hề biết mình đang mang thai cho đến khi xuất hiện các triệu chứng này, đi khám mới biết mình bị mang thai ngoài tử cung. Bởi thế, bạn hãy luôn lắng nghe cơ thể mình để có thể chăm sóc cho bản thân thật tốt.
  • - Bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 cũng có thể bà bầu bị u nang buồng trứng. Đây là hiện tượng mà phần còn lại của nang buồng trứng không co lại sau 3 tháng mà vẫn tồn tại, dẫn đến một khối u và làm đau nhói phía bên trái bụng của mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì nó không quá nguy hiểm. Các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp dành cho bạn khi được thăm khám. Khối u này chỉ thực sự nghiêm trọng nếu nó bị xoắn hoặc vỡ.
  • - Một số mẹ bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 còn kèm theo đau tức vùng bụng dưới, nước tiểu đục và hôi, đôi khi lẫn máu, đi tiểu đau rát, có cảm giác nóng ran. Triệu chứng này cho thấy có thể bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy kịp thời tới cơ sở y tế để được điều trị nhanh chóng.

đau bụng trái hay phải khi mang thai tháng thứ 4

Mẹ bầu cần chú ý xem mình đau bụng trái hay bụng phải để thông báo với bác sĩ

  • - Ngoài các trường hợp trên, nếu mẹ bầu bị đau bụng trái dai dẳng, chảy máu, đau nhói từng đợt có thể do biến chứng gây sỏi thận, nhiễm trùng hay tệ hơn là sảy thai. Các dấu hiệu sảy thai bao gồm đau lưng từ nhẹ đến nặng, các cơn co thắt thực sự (xảy ra cứ sau 5-20 phút), chảy máu nâu hoặc đỏ tươi có hoặc không có chuột rút.

Nói chung, nếu gặp phải hiện tượng đau bụng khi mang thai bên trái kèm theo một số hiện tượng dưới đây bạn nên tới bác sĩ ngay: Đau dữ dội, cơn đau kéo dài, chảy máu nhiều, sốt, ớn lạnh, có dịch tiết âm đạo, đi tiểu cảm thấy khó chịu, đau rát, buồn nôn, ói mửa....

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu nên làm gì?

Dựa vào nguyên nhân, mẹ bầu cũng biết rằng chúng ta không thể phòng hoàn toàn hiện tượng trên. Tuy nhiên, để hạn chế gặp phải những tình trạng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, chị em có thể thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây:

* Sử dụng liệu pháp hoặc thuốc: Để giảm đau bụng nhanh, bà bầu có thể ngồi xuống thư giãn, tắm nước nóng hoặc dùng túi nước ấm để chườm vào vùng đau.

Một số bà bầu bị đau bụng do dịch vị dạ dày tăng cao có thể uống thuốc nhóm thuốc kháng axit như: Calcium carbonate (tên biệt dược: Tums), Aluminum hydroxide, magnesium hydroxide, and simethicone (tên biệt dược: Maalox). Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc mà cần phải được bác sĩ kê đơn để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

* Sinh hoạt điều độ: Bên cạnh vấn đề ăn uống, mẹ bầu nên tự lập cho mình một thời khóa biểu để sinh hoạt điều độ hơn. Ví dụ buổi sáng có thể dậy sớm tập thể dục (bơi lội, tập yoga, đi bộ...), ăn sáng và uống canxi đúng giờ.

Khi làm việc văn phòng không nên ngồi quá lâu mà cách 1 tiếng phải đứng dậy 1 lần để uống nước, vận động....Không thức khuya quá 11h đêm, không nên ăn đồ ăn nhanh ban đêm dù đói. Nên tích trữ các loại hạt hoặc hoa quả tươi để ăn khi đói sẽ tốt hơn.

Nên sinh hoạt điều độ sẽ giúp giảm tình trạng đau bụng khi mang thai

Nên sinh hoạt điều độ sẽ giúp giảm tình trạng đau bụng khi mang thai

* Cẩn thận trong vấn đề ăn uống: Đau đại tràng, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa....là những bệnh liên quan tới chế độ ăn uống hàng ngày của bà bầu. Vậy nên, để hạn chế việc bị đau bụng, bạn nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chín, uống nhiều nước. Nên kiêng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ uống có ga không tốt cho sức khỏe của mẹ mà con cũng bị ảnh hưởng. * Về vấn đề may mặc: Do tháng thứ 4, bụng của các bạn cũng bắt đầu to lên, quần áo cũ có thể không còn vừa nữa, gây áp lực lên bụng. Bởi vậy, mẹ bầu nên mặc những bộ đồ thoải mái, thoáng mát, rộng rãi, tránh bó sát khiến tình trạng đau bụng trở nên nặng thêm.

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 nên nằm đúng tư thế

Sử dụng gối ngủ dành cho bà bầu giảm đau bụng khi mang thai

* Về tư thế trong sinh hoạt hàng ngày: Một trong những điều các mẹ mang bầu cần lưu tâm là tư thế đứng, nằm, ngồi, di chuyển khi mang thai đều cần tuân thủ nguyên tắc. Ví dụ khi mang thai tháng thứ 4, nên nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép vùng bụng, khi ngủ có thể dùng chiếc gối kê lưng, đỡ bụng giúp mẹ giảm bớt áp lực và có thể tránh được tình trạng đau bụng thai kỳ.

Không nên với tay lên quá cao, không mang vác vật nặng, không cúi gập người, đang ngồi phải đứng lên một cách từ từ, ngồi thẳng lưng hai chân vuông góc với sàn nhà....Nếu được hãy nhờ bác sĩ tư vấn các bài tập nghiêng, hỗ trợ giảm đau bụng trái rất tốt.

* Sử dụng thuốc bổ: Uống canxi, sắt, vitamin là vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu. Thế nhưng, để tránh bị táo bón, nóng trong, bạn nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ.

Uống theo đơn của bác sĩ để bổ sung đúng lượng mà mình cần bởi mỗi mẹ bầu có nhu cầu khác nhau. Cần cân đối giữa thực phẩm ăn uống hàng ngày và thuốc bổ để sử dụng thuốc cho hợp lý.

Kết luận

Mang thai là một quá trình vô cùng vất vả, khi đã trải qua những tháng đầu tiên “nghén lên nghén xuống” thì các mẹ bầu còn phải chịu vô vàn những khó chịu khác, tiêu biểu là hiện tượng đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4.

Việc nắm được các nguyên nhân một cách rõ ràng sẽ giúp mẹ có phương hướng điều trị thích hợp nhất. Bởi thế, khi có các dấu hiệu nguy hiểm bài viết đã chỉ ra ở trên, mẹ bầu đừng chần chừ mà hãy đi khám luôn để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý. Đồng thời, để giảm các triệu chứng đau bụng trong suốt thai kì, các bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, có tư thế sinh hoạt hợp lý. Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh.

Xem thêm:

Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 3, Mẹ Bầu Phải Làm Sao?

Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5, Mẹ Nên Làm Gì?

Tài liệu tham khảo

Đọc thêm: Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu - khi nào nguy hiểm?

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents