Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5, Mẹ Nên Làm Gì?

25 thg 11 2019 02:00

Trong thời gian mang thai, hầu hết các mẹ bầu sẽ phải đối mặt với sự thay đổi của cơ thể, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy, khi gặp hiện tượng này, mẹ bầu nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Cơ thể người mẹ bầu sẽ thay đổi như thế nào ở tháng thứ 5?

Muốn biết rõ đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là hiện tượng gì, trước tiên các mẹ cần nắm được những thay đổi của bản thân ở giai đoạn này về ngoại hình cũng như nội tiết tố. Cụ thể như sau:

  •  Bụng và ngực đã to hơn, đồng thời da mặt, quầng vú và âm hộ sẽ sẫm màu hơn. Ngực mẹ bầu đã bắt đầu tiết ra sữa non, mặt khác da bụng, da đùi bắt đầu xuất hiện các dấu vết rạn nhỏ.
  •  Do khớp và dây chằng bị giãn ra nên bà bầu sẽ cảm thấy đau lưng, đau âm ỉ 2 bên sườn và thường xuyên nhức mỏi cơ bắp.

Mang thai tháng thứ 5, cơ thể mẹ bầu đã thay đổi vượt bậc

  •  Mẹ bầu gặp phải một số vấn đề khó chịu trong tháng thứ 5 về tiêu hóa như: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…
  •  Tăng dịch tiết ra từ âm đạo, lúc này bà bầu bắt đầu cảm nhận được dấu hiệu thai máy.
  •  Bà bầu trong tháng thứ 5 trở nên thèm ăn và có xu hướng ăn nhiều hơn trước. Đây cũng là giai đoạn mà cơ thể bắt đầu tăng cân nhanh chóng, từ đó dẫn đến việc di chuyển và hoạt động của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn.
  •  Sự lớn lên của thai nhi mỗi ngày sẽ làm cho tử cung của mẹ được gia tăng kích thước một cách nhanh chóng. Tử cung của mẹ ngày càng to hơn sẽ chèn ép lên dạ dày, phổi, bàng quang cả thận. Do đó, sẽ gây khó thở, thậm chí là đau bụng cho các mẹ bầu.

Vì sao mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

 Bước sang giai đoạn tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu đã phần nào có thể yên tâm rằng con yêu đã được an toàn hơn rất nhiều so với giai đoạn 3 tháng đầu khi mới mang thai. Tuy nhiên, việc xuất hiện những cơn đau bụng bất ngờ vào thời điểm này sẽ khiến cho nhiều mẹ lo lắng, hoang mang và hốt hoảng. 

 Vậy, những cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu và có gây ra nguy hiểm cho em bé trong bụng mẹ hay không? Dưới đây là 1 số nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 5 mà bà bầu thường gặp:

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 khiến nhiều mẹ bầu lo lắng

  •  Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5 do phần dây chằng liên kết các khớp xương đều bị kéo căng và giãn ra khi tử cung phát triển. Khi chị em bỗng nhiên thay đổi tư thế thì sẽ đột ngột làm căng dây chằng, như vậy sẽ khiến vùng bụng dưới bị đau nhói lên vài phút rồi thôi.
  •  Nếu mẹ bầu nào đã từng sinh mổ trước đó và lần mang thai này chỉ cách lần sinh trước trong thời gian chưa được 2 năm thì khi thai nhi đến tháng thứ 5, tử cung sẽ phát triển mạnh mẽ. Như vậy có thể làm cho các đường khâu cũ của mẹ bầu bị căng ra, gây đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 5.
  •  Tâm lý mang thai hồi hộp, lo lắng hoặc có những sang chấn trong đời sống sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5.
  •  Do hiện tượng táo bón trong thai kỳ. Khi thai nhi ngày càng lớn, tử cung phát triển gây căng thẳng, chèn ép lên ruột, khiến cho ruột bị giảm khả năng vận động. Từ đó, khiến mẹ bầu bị táo bón thường xuyên và gây đau bụng.
  •  Bên cạnh đó, nếu bà bầu mắc 1 số căn bệnh trong thai kỳ như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, các bệnh phụ khoa,… thì cũng có thể gây ra tình trạng mẹ bầu đau bụng.
  •  Bà bầu đau bụng bên phải khi mang thai tháng thứ 5 do bị chứng viêm tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tuyến tụy. Ngoài hiện tượng đau bụng, mẹ bầu còn có dấu hiệu sốt, buồn nôn, chóng mặt,... Trường hợp này rất hiếm gặp nhưng nếu có xảy ra thì cần nhanh chóng đưa thai phụ đi bệnh viện cấp cứu để nhanh chóng làm phẫu thuật. Nếu không, tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.
  •  Hiện tượng bong nhau thai khiến cho mẹ bầu đau bụng âm ỉ, có lúc lại đau bụng dữ dội, kèm theo các dấu hiệu xuất huyết âm đạo. Đây là một tai biến sản khoa nguy hiểm mà mẹ bầu cũng cần lưu ý. Khi đó, cần nhanh chóng đưa mẹ bầu đi khám, nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 có thể do viêm tắc ruột

Đa số các trường hợp đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 đều không đáng lo ngại, tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan.

Nên làm gì khi đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 5?

Khi thấy có cơn đau bụng âm ỉ, mẹ bầu cần bình tĩnh xem xét, rà soát các nguyên nhân và mức độ đau để có cách xử trí hợp lý. Việc đầu tiên là chị em cần dừng mọi việc để nghỉ ngơi và ổn định sức khỏe.

  •  Hàng ngày bà bầu không nên vận động quá mạnh, làm việc quá sức khiến sức khỏe bị suy nhược. Tuy nhiên, cũng không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá nhiều sẽ bị chuột rút và đau mỏi cơ thể. Không đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Đặc biệt mẹ bầu không được ngồi xổm, ngồi khom lưng.

 Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng tinh thần trong thời kỳ thai nghén.

  •  Với trường hợp đau bụng nặng kèm theo các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân thực sự.
  •  Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang thai để tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe bé khỏe. Đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt để giúp cơ thể tạo hồng cầu. Uống đủ nước, bổ sung chất xơ thường xuyên để hạn chế tình trạng táo bón, trĩ ở bà bầu.
  •  Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khám thai cũng như khám phụ khoa định kỳ để tránh viêm nhiễm vùng kín khi mang thai. Đây cũng nguyên nhân thường gặp gây đau bụng ở mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, tránh tạo áp lực lên vùng bụng hoặc các vùng khác trên cơ thể.

Cần lưu ý những gì khi bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5?

Cơ thể mẹ và em bé tháng thứ 5 ngày càng phát triển mạnh mẽ, điều này đòi hỏi bà bầu cũng cần sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng sao cho vừa hợp lý vừa khoa học. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ mà bà bầu nên tham khảo:

  •  Bà bầu nên uống nhiều nước hàng ngày để tăng cường lượng nước ối và giúp cơ thể chống lại hiện tượng phù nề, rạn da,… Bên cạnh đó, bà bầu có thể lựa chọn những loại thức uống giúp tăng lượng nước ối như: nước dừa, nước ép dưa hấu, sinh tố dưa vàng, nước mía, nước cam, bưởi,…
  •  Thường xuyên đi bộ mỗi ngày và có quá trình tập luyện thường xuyên với bác sĩ để sinh con được dễ dàng hơn. Hơn nữa, bà bầu cần tập thở, xoa bóp, tập các động tác áp chế để giúp cho việc sinh con sau này được thuận lợi.
  •  Vào thời điểm tháng thứ 5 này, bà bầu cần duy trì việc khám thai đều đặn theo từng tuần thai. Vào thời kỳ, này âm đạo của mẹ bầu sẽ thường tiết ra nhiều dịch và khí hư, do vậy mà các bà bầu cần chú ý vệ sinh thật sạch sẽ phía ngoài của âm đạo. Mặt khác, mẹ bầu cần rửa sạch và thay băng vệ sinh cẩn thận để cho phần vùng kín được sạch sẽ và an toàn.
  •  Một số bà bầu thường bị đau bụng và chảy máu ở giai đoạn tháng thứ 5 này, nếu bà bầu có bị trường hợp này thì cần phải đến gặp bác sĩ gấp để tránh trường hợp việc sinh non.
  •  Khi bà bầu khi mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn uống quá mặn, các món ăn vừa ăn, không quá ngọt cũng không quá chua, nhằm tránh nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, gây rối loạn cho đường tiêu hóa, từ đó, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. 
  •  Đồng thời, ở tháng thứ 5 cũng như trong suốt cả thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế việc ăn dầu mỡ. Nên các thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn cho thực phẩm tránh trường hợp ngộ độc thức ăn do tiểu đường nhé ha. không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé để tránh các bệnh béo phì và đái tháo đường thai kỳ. Theo các bác sĩ, tốt nhất là mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ.

Mẹ bầu nên đi bệnh viện ngay khi xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới

  •  Bà bầu tháng thứ 5 có nên quan hệ vợ chồng không? Câu trả lời là không. Bởi lẽ, việc sinh hoạt vợ chồng của mẹ vào giai đoạn tháng thứ 5 của thai kỳ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến em bé lắm, nếu như giai đoạn này sức khỏe thai kỳ của mẹ được đánh giá là bình thường. Em bé sẽ được bảo vệ trong dung dịch nước ối an toàn và cổ tử cung khá chắc chắn. Do đó, tinh trùng cũng khó có thể lọt vào và gây hại được. 

Nếu mẹ bầu thực hiện quan hệ tình dục đúng cách, an toàn còn mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc, thư giãn vô cùng cho mẹ. Đồng thời, “chuyện ấy” còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu trong thai kỳ hay gặp phải như mất ngủ, stress, căng thẳng, đau lưng,… do việc mang thai gây ra. 

Kết luận

Thực tế cho thấy, đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này đã khiến cho bà bầu gặp phải nhiều phiền toái. Tuy nhiên, người ta cũng thấy rằng nếu mẹ bầu gặp phải cơn đau nhẹ, thoáng qua thì đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ, cũng không có gì phải lo ngại.

Xem thêm:

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 nên lưu ý những gì?

Mẹ Nên Làm Gì Nếu Bị Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 7?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents