Mẹ Nên Làm Gì Nếu Bị Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 7?

25 thg 11 2019 02:09

Tháng thứ 7 là giai đoạn cuối để chuẩn bị chào đời nên thai nhi có vẻ như đang rất “bận rộn” để hoàn thiện bản thân. Vì vậy, nếu mẹ có bất kỳ triệu chứng gì trong thời gian này thì nên chú ý, đặc biệt là bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 7. Theo các chuyên gia, căn cứ vào biểu hiện và mức độ nặng - nhẹ của cơn đau, bà bầu sẽ biết được mình có gặp nguy hiểm gì hay không.

Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 7?

Thực tế thì việc mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 7 là điều thường gặp và nguyên nhân chính là do các cơn gò chuyển dạ giả (hay gò Braxton) gây ra. Theo một số nghiên cứu khoa học thì mẹ bầu có những nguyên nhân dẫn tới việc bị đau bụng cho mẹ bầu như: 

  •  Tâm lý mẹ bầu đang bị căng thẳng, cáu gắt hay buồn phiền khiến cơn gò xảy ra sớm hơn. Đây là điều mà tất cả các mẹ bầu nên tránh, đừng để mình quá buồn rầu, căng thẳng, lo âu,... mà hãy luôn tìm cho mình mọi thú vui để tâm trạng luôn cảm thấy vui vẻ. Nếu mẹ hay cáu gắt, thai nhi sẽ khó chịu, gò mình khiến cho bụng mẹ bị căng cứng. 

Tâm lý mẹ bầu đang bị căng thẳng, cáu gắt cũng khiến cơn gò xảy ra

  •  Đồng thời, nếu mẹ bầu bị stress, cảm xúc của mẹ sẽ khiến cho mạch máu đi tới tử cung thông qua dây rốn lập tức bị co thắt lại, dẫn đến giảm lượng oxy tới thai nhi. Điều này xảy ra thường xuyên sẽ khiến bé có thể gặp nguy hiểm hoặc suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Thai nhi sinh ra thường có nguy cơ mắc các bệnh tâm lý, huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, dễ bị kích động, trầm cảm. Thậm chí, thai nhi còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, thậm chí là mẹ bầu bị sảy thai.
  •  Những áp lực tâm lý dần dần trở nên quá sức với mẹ khi mà thai nhi đang ngày một lớn dần và trọng lượng, kích cỡ ngày một tăng. Ở tháng thứ 7, em bé có kích thước dài khoảng 38 cm và cân nặng từ 900 – 1.350gr. Mẹ bầu có thể sẽ được thường xuyên gặp phải những “cú đá” và “vươn vai” của bé yêu. Đôi khi mẹ bầu cũng cảm thấy khó thở, đau bụng khi thai nhi 7 tháng tuổi.
  •  Ở những tháng cuối cùng thì bộ khung xương của bé đã phát triển gần như hoàn thiện và việc bé yêu chuyển động hay xoay mình lên  xuống cũng khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng này. Bé sẽ nằm thẳng và quay đầu về phía tử cung của mẹ để chuẩn bị cho sự chuyển dạ và chào đời của chính mình. Vị trí này được xem là một vị trí an toàn nhất cho bé để mẹ bầu có một chuyến “vượt cạn” bình thường.
  •  Do mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, việc ăn những loại thực phẩm không phù hợp với hệ tiêu hóa khiến cho dạ dày gặp vấn đề. Táo bón, đầy hơi, chướng bụng là những bệnh mà mẹ bầu thường gặp nhất. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 7.
  •  Do cân nặng của mẹ bầu tăng quá nhanh, khiến bụng và đùi xuất hiện những vết rạn da. Khi đó, mẹ sẽ cảm thấy như bụng căng cứng lên. Những dấu hiệu nhỏ hay những thay đổi thông thường như vậy ở giai đoạn mới bước sang tam cá nguyệt thứ 3 cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chuyển dạ sớm sảy ra.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 có nguy hiểm không?

Còn trường hợp các mẹ bầu tháng thứ 7 bị đau bụng dữ dội và có kèm những triệu chứng sau đây thì có thể là báo động mức độ nguy hiểm mà các mẹ bầu cần lưu ý:

  •  Dấu hiệu sinh non: Nếu đang mang thai tháng thứ 7 bị đau bụng từng cơn ở vị trí vùng tử cung, đặc biệt là còn kèm theo ra huyết ở âm đạo thì đây có thể là dấu hiệu của việc dọa sinh non. Các mẹ cần đi khám bác sĩ ngay lập tức khi có dấu hiệu này để xem có phải là cơn đau bụng có liên quan đến thai nghén thông thường hay doạ sinh non để tìm ra biện pháp xử lý, phòng tránh kịp thời.

Nếu đang mang thai tháng thứ 7 bị đau bụng có thể bị dọa sinh non

  •  Dấu hiệu của sảy thai: Khi mang thai tháng thứ 7, các mẹ bầu vẫn có nguy cơ bị sảy thai hoặc tình trạng thai chết lưu nếu như có dấu hiệu như: đau bụng dưới, đau lưng, đau bụng trên, âm đạo ra nhiều máu,… 
  • Tiếp theo đó là hiện tượng máu ở âm đạo chảy ra ngày càng nhiều, hoặc trong tử cung có máu ứ đọng hoặc máu cục sẽ gây đau bụng dữ dội. Nếu các mẹ bầu thấy âm đạo tiết ra một chất dịch màu hồng thì nên chú ý cẩn thận, tích cực giữ thai, cần nghỉ ngơi nhiều, hoặc có thể đến bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ tư vấn.
  •  Tiền sản giật: Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, dễ gây mất con đối với các mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Tiền sản giật gây ra tình trạng rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể như thận, gan, tim, phổi và nhau thai. 
  • Sau tuần thứ 20 trở đi, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có tình trạng sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay, huyết áp cao, có protein trong nước tiểu và đột nhiên bị phù ở chân hay mắt cá chân.

Nếu các mẹ bất ngờ bị đau bụng trên, căng cứng kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu trầm trọng, thị giác bị thay đổi, buồn nôn và nôn dữ dội thì có thể mẹ đã mắc bệnh tiền sản giật nặng. Lúc này, các mẹ cần đến ngay bệnh viện hay các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị.

Bị đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 7, mẹ nên làm gì?

 Đi bộ, thư giãn và hít thở:  Nếu có thể, mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng để hít thở không khí giúp cho tinh thần được thoải mái hơn. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc đi bộ thường xuyên, lưu ý nên nghỉ ngơi giữa những đoạn đường đi. Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh tình trạng đứng và ngồi một tư thế quá lâu. Hãy giữ cho cơ thể mẹ bầu hoạt động thoải mái và linh hoạt.

 Chườm ấm bụng: Mẹ bầu có thể tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc tiến hành ngâm mình trong bồn tắm kết hợp nghe một vài bản nhạc du dương, êm ái, nhẹ nhàng để thư giãn.

Mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng để hít thở không khí trong lành, thư giãn

  •  Tập thể dục: Đây là một cách tốt nhất để giúp cho những cơn gò nhẹ nhàng hơn và giảm được các cơn gò chuyển dạ giả ở 3 tháng cuối hiệu quả hơn. Bạn nên tập thể dục dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ. 

Mẹ bầu có thể đi bộ, tập yoga, bơi lội hoặc bất kỳ hình thức luyện tập thể thao nhẹ nhàng nào khác mà bạn thích. Việc có một lối sống thư giãn, năng động sẽ giúp mẹ dễ sinh hơn đồng thời phục hồi nhanh hơn ngay sau khi sinh. Những bài tập giãn cơ ở cấp độ cơ bản cũng rất hiệu quả cho mẹ đấy.

 Nghỉ ngơi: Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Tư thế nằm ngửa khi mang thai có thể sẽ khá khó khăn vì lúc này bụng bạn đã bắt đầu to dần. Do vậy, mẹ hãy thử nằm nghiêng người sang một bên. Đặt một miếng đệm nhỏ mềm ở dưới bụng, giữa hai chân hoặc dùng gối ôm bà bầu khi ngủ sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

 Làm những điều mình thích: Hãy tìm cho mình một sở thích tao nhã như đọc sách, vẽ tranh, học hát hoặc làm vườn. Những sở thích nhẹ nhàng này sẽ giúp bạn bình tĩnh, thư giãn tâm lý và tránh xa khỏi những suy nghĩ tiêu cực cũng như những lo lắng không cần thiết.

  •  Mặc quần áo bằng vải cotton: Những loại quần áo cho bà bầu có chất liệu cotton sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu vô cùng vì chúng khá thoáng khí. Nhờ đó giúp bạn thoải mái hơn cho dù nhiệt độ cơ thể đang tăng. Bạn có thể sử dụng thêm các dung dịch lăn khử mùi được làm từ các thành phần tự nhiên.

 Mẹ bầu hãy nhớ đi bệnh viện để xét nghiệm máu định kỳ nhằm kiểm tra nồng độ hemoglobin trong máu, đặc biệt là những bạn có nhóm máu Rh-.

Những điều cần tránh khi bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 7

 Nên loại bỏ thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc, uống rượu bia cũng như tránh xa những người đang hút thuốc lá. Bởi khói thuốc lá sẽ gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con, khiến cho những cơn gò cứng bụng, đau bụng hay xảy ra hơn.

Mẹ bầu tháng thứ 7 nên thư giãn thoải mái để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn

  •  Không nên cúi gập người hay ngồi xổm vì ở tháng thứ 7, bụng của mẹ bầu đã khá to. Nên duy trì thói quen vận động đúng tư thế, từ việc ngồi xuống, đứng lên, khi nằm, ngồi dậy, đi lại,... đều phải đúng cách “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”, vận động từ từ. 
  •  Không nên bưng bê, mang vác các vật nặng trên 5kg vì việc này sẽ khiến thai khi cảm thấy vô cùng khó chịu, gây ra áp lực lên bụng, khiến mẹ bầu bị đau bụng.
  •  Thai nhi vốn không thích sự ồn ào, cần sự yên tĩnh, nhất là các bé từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 7, lúc này thính giác của bé đã hoàn chỉnh. Những âm thanh lớn từ bên ngoài thành bụng khiến bé giật mình, co mình lại, khiến cho bà bầu bị đau bụng, gò bụng, bụng căng cứng.

Kết luận

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 7 là một vấn đề bình thường nếu chỉ xảy ra chốc lát. Tuy nhiên, nó sẽ gây nguy hiểm nếu như đau bụng kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói dữ dội, chảy máu âm đạo,... Vì thế, các mẹ bầu hãy chủ động theo dõi sức khỏe của mình và nên nhớ là chú ý đi khám định kỳ thường xuyên để có thể an tâm và em bé được sinh ra khỏe mạnh hơn nhé. Chúc các mẹ bầu có một cuộc vượt cạn thành công ngoài mong đợi!

Xem thêm:

Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5, Mẹ Nên Làm Gì?

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 8, Mẹ Chớ Coi Thường!

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp