Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 8, Mẹ Chớ Coi Thường!

25 thg 11 2019 02:15

Với những mẹ lần đầu tiên mang thai, chưa có kinh nghiệm về thai sản, đau bụng khi mang thai tháng thứ 8 là vấn đề thực sự đáng lo. Không phải tự nhiên mà những cơn đau buốt lại xuất hiện ở tháng thứ 8 nhưng liệu đau bụng dưới trong tam cá nguyệt thứ 3 có đáng ngại như mẹ nghĩ? Hãy tìm hiểu kỹ trong bài viết dưới đây!

Vì sao mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8?

 Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên vì nó xuất hiện ở thời điểm mà mẹ chuẩn bị “cán đích” sinh nở nên cần phải được chú ý quan tâm một cách đặc biệt.

 Tính đến tuần 32, thai nhi có cân nặng khoảng 1.700gr và dài chừng 42,4cm. Với kích thước này, đòi hỏi tử cung của người mẹ cũng phải lớn dần lên mỗi ngày để tạo ra được không gian sống thoải mái cho thai nhi.

 Theo các chuyên gia về lĩnh vực sản phụ khoa, một trong những nguyên nhân khiến cho những cơn đau bụng dưới xuất hiện ở thời điểm tháng thứ 8 là do phần khung xương chậu của mẹ bầu đang phải làm việc hết công suất, đủ để có thể nâng đỡ được tử cung. Khi tử cung phát triển đủ kích thước, nó sẽ làm căng các cơ và cả dây chằng, đồng thời còn chèn ép một số bộ phận, cơ quan khác trên cơ thể mẹ.

Bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 khiến nhiều mẹ lo lắng

 Ngoài những lý do trên, sự xuất hiện của những cơn gò tử cung (chuyển dạ giả) Braxton Hicks cũng là “thủ phạm” khiến cho mẹ mang bầu tháng thứ 8 bị đau bụng dưới. Các cơn gò giả này thường xuất hiện với mức độ nhẹ, thoáng qua và chỉ cần mẹ thay đổi tư thế ngồi hay nằm thì nó sẽ tự động biến mất.

 Được biết, ngay từ cuối tháng 7 của thai kỳ, mẹ bầu đã nhận thấy sự xuất hiện tăng dần của những cơn gò giả. Với các mẹ lần đầu tiên mang thai, khi bắt đầu hiện tượng này gần trước ngày dự sinh khoảng 1 tháng, chắc hẳn họ sẽ vô cùng lo sợ rằng thai nhi đang “đòi ra”, nhưng thực chất thì không phải như vậy. Cơn gò bụng báo hiệu chuyển dạ chỉ thực sự đúng khi mẹ bầu thấy đau dữ dội theo từng cơn, tăng dần và đau kéo dài.

 Nguyên nhân thứ 3 là sự thay đổi của các hormone trong thai kỳ cũng có thể khiến cho các cơ của mẹ bầu bị yếu đi so với trước đây. Cho nên việc mẹ đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 là điều dễ hiểu. Chỉ cần mẹ bầu đứng lâu một chỗ hoặc đột ngột vận động mạnh, thay đổi tư thế ngồi  nằm một cách đột ngột cũng đủ khiến cho vùng bụng trên hoặc bụng dưới của mẹ có cảm giác đau âm ỉ, lâm râm, khó chịu.

 Bên cạnh đó, cũng theo các chuyên gia sản phụ khoa, mẹ mang thai tháng thứ 8 nếu bị sốt, ho nhiều cũng có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng đau bụng dưới trong tháng 8 xuất hiện. Với những nguyên nhân đã nêu ở trên này, mẹ không cần phải quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn và tránh vận động mạnh thì cơn đau, gò bụng sẽ nhanh chóng biến mất.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm không?

 Nếu tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 vẫn tiếp tục ghé thăm thường xuyên, mặc dù mẹ đã cố gắng nghỉ ngơi thì tốt nhất nên trao đổi sớm với các bác sĩ. Đặc biệt, khi mẹ bầu cảm thấy đau nhói hay cơn gò cứng bụng lặp lại với tần suất hơn 10 lần/ ngày thì bụng bầu chắc chắn đang có vấn đề.

 Trường hợp bị đau bụng mà kèm theo chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần lập tức tới bệnh viện. Hiện tượng chảy máu trong những tháng cuối 789 của thai kỳ là dấu hiệu cho thấy mẹ đang sắp sinh hoặc đang gặp phải một vấn đề thai kỳ nghiêm trọng nào đó. Cụ thể:

  •  Sinh non hay dọa sinh non: Đó là khi những cơn đau và gò cứng bụng xuất hiện theo một chu kỳ nhất định, đau từng hồi giống như cảm giác đau đẻ thật do tử cung co thắt.
  •  Sảy thai hoặc dọa sảy thai:  Dù đã nghỉ ngơi nhưng bụng của mẹ bầu vẫn đau nhói, gò cứng liên tục, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng máu đông, máu ứ chảy ra.

Đau bụng dưới tháng thứ 8 chắc chắn mẹ bầu đang có vấn đề

  •  Nhau thai bong non: Thông thường thì nhau thai sẽ bong ra khỏi cơ thể mẹ bầu ngay sau khi thai nhi đã được sinh ra. Nhưng tình trạng nhau bong non trước khi sinh thì lại rất nguy hiểm đối với mẹ và bé. Dấu hiệu dễ nhận biết ở đây là những cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội, khi đó tử cung của sản phụ sẽ xảy ra tình trạng bị xuất huyết nhiều,…
  •  Nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu: Đau bụng tháng thứ 8 của thai kỳ nói riêng và trong suốt thai kỳ nói chung cũng đều cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu mẹ bầu đang bị nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu. Triệu chứng thường gặp là đau bụng dưới, cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu, mẹ bầu đi tiểu thường xuyên nhưng số lượng nước tiểu rất ít, nước tiểu có màu đậm, mùi lạ,…

Bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 khi nào cần gặp bác sĩ?

 Không phải mọi trường hợp bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 đều được coi là một hiện tượng bình thường. Nếu cơn đau nhẹ nhàng và nhanh chóng biến mất thì mẹ bầu không cần lo ngại.

 Thế nhưng, theo khẳng định chắc chắn của các chuyên gia, việc đau tức bụng khi mang thai tháng thứ 8 có thể lại là “báo động đỏ” thông báo rằng mẹ sẽ bị sinh non, mạch máu tiền đạo, nguy cơ mẹ bị sảy thai, bị vỡ tử cung, , nhau bong non, nhau tiền đạo,... hoặc nguy hiểm hơn là vỡ tử cung, ảnh hưởng đến tính mạng. 

 Để nhận biết được các tình trạng nguy hiểm như đã nói ở trên, các mẹ bầu hãy để ý các dấu hiệu đặc trưng như:

  •  Đau bụng dữ dội và liên tục, không hề có dấu hiệu thuyên giảm.
  •  Cơn gò tử cung xuất hiện gấp gáp, hơn 10 lần mỗi ngày.
  •  Đau bụng dưới kèm theo đau buốt chạy dọc theo vùng lưng dưới.
  •  Xuất huyết ồ ạt ở âm đạo.
  •  Vùng kín bị ẩm ướt, có dấu hiệu bị rò rỉ nước ối.
  •  Mẹ bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, đau đầu đi kèm với những cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới.

Mẹ bầu hãy để ý các dấu hiệu đặc trưng của đau bụng tháng thứ 8 nhé

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8, mẹ cần lưu ý gì?

Dù đã có kinh nghiệm làm mẹ nhiều lần hay mới lần đầu tiên mang thai thì khi bị đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 nói riêng và ở những tháng cuối cuối thai kỳ nói chung, mẹ bầu nên chú ý:

 Khi chắc chắn rằng những cơn đau của mình không có gì đáng lo ngại, mẹ bầu chỉ cần tìm mọi cách hạn chế chúng để những cơn đau này không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và cuộc sống của mẹ.

 Nên chú ý mỗi khi đứng lên, ngồi xuống phải thật nhẹ nhàng. Đây cũng là một trong những bài tập mà mẹ bầu có thể áp dụng thường xuyên để tập quen dần với những cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong thai kỳ. 

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng bài tập này trong thời gian dài. Mỗi ngày chỉ nên dành từ 4  5 phút để tiến hành thao tác đứng lên  ngồi xuống này mà thôi. Khi cảm thấy bụng dưới bị đau nhói, mẹ cần nghỉ ngơi, thư giãn ngay lập tức để giảm bớt sự khó chịu cho thai nhi.

 Khi đang nằm ở trên giường hoặc trên ghế hay bất cứ đâu, thai phụ hãy chú ý nằm nghiêng người về bên trái và ngồi dậy từ từ. Dùng tay để làm điểm tựa khi ngồi dậy và đứng lên. Điều này sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực đối với cơ bụng dưới. Đồng thời, mẹ cần tránh việc ngồi dậy đột ngột, vì nó có thể khiến cho mẹ bị lật ngửa ra bất ngờ hoặc tạo sức ép căng cứng cho thai nhi.

Thai phụ hãy chú ý nằm nghiêng người về bên trái và ngồi dậy từ từ nhé

 Nếu những cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 vượt ra ngoài sức chịu đựng và tầm kiểm soát của mẹ, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để thăm khám, trò chuyện và tìm cách chấm dứt vấn đề này. 

Các bác sĩ có thể sẽ kê cho mẹ những loại thuốc để giảm các cơn đau vùng bụng. Mẹ bầu cũng nên nhớ là tuyệt đối không nên tự ý đi mua thuốc giảm đau và uống khi không có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì các loại thuốc giảm đau thông thường trên thị trường có thể chứa một số chất độc hại, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

 Ngoài ra, trong khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ 3 này, mẹ bầu không nên đi du lịch xa hay di chuyển bằng đường bộ, (có thể đi máy bay hoặc tàu hỏa, tàu thủy nếu mẹ không bị say sóng). Bởi vì giai đoạn này kể từ tháng thứ 8 trở đi, em bé đã có thể “đòi ra” bất cứ lúc nào và mẹ sẽ “trở tay không kịp” đấy.

 Cuối cùng việc làm “chuyện ấy” của mẹ bầu ở tháng thứ 8 cũng cần hết sức cẩn trọng. Tốt nhất, mẹ bầu không nên quan hệ tình dục ở những tháng cuối và nếu có thì nên sử dụng bao cao su. Vì trong thành phần của tinh trùng có một chất gọi là prostaglandin khi kết hợp với một loại hormone trong tử cung sẽ tác động đến sự co bóp dồn dập của dạ con, gây nên tình trạng chuyển dạ sớm.

Kết luận

Những cơn đau bụng lâm râm, triền miên, âm ỉ luôn làm phiền mẹ bầu ở những tháng cuối.Tuy nhiên, khi đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 trong thai kỳ, mẹ bầu vẫn nên chú ý và hết sức cẩn trọng. Sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi là điều đáng lưu tâm hơn cả trong lúc này. Nghỉ ngơi, thư giãn và chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng cho kỳ vượt cạn đầy gian nan sắp tới, mẹ nhé!

Xem thêm

Mẹ Nên Làm Gì Nếu Bị Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 7?

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Phải Là Sắp Sinh Không?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp