Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Phải Là Sắp Sinh Không?

25 thg 11 2019 02:22

Gần đến ngày dự sinh, bất kỳ thay đổi nhỏ nào của cơ thể đều khiến cho các mẹ bầu lo lắng. Bởi em bé có thể “đòi chui ra” bất kỳ lúc nào. Vậy, đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có phải dấu hiệu nguy hiểm hay không? 

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối?

Rất nhiều chị em mang bầu đều ít nhiều phải trải nghiệm cảm giác đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối và cảm thấy lo lắng. Đa số phụ nữ đều bị đau bụng dưới âm ỉ, lâm râm kéo dài do sự lớn lên của thai nhi mỗi ngày hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm khác gây ra.

  •  Nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng là do sự căng cơ và giãn dây chằng. Lúc này cơ thể của mẹ bầu đã đạt đến trọng lượng lớn nhất, kích thước của bụng bầu cũng phình to ở mức tối đa vì em bé cũng đã phát triển đầy đủ như một em bé sơ sinh hoàn chỉnh. 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ bầu đang ngày càng nặng nề và lớn hơn. Phần dây chằng bên trong khung xương chậu đang phải làm việc hết công suất để nâng đỡ tử cung.

Trọng lượng của thai nhi tháng cuối khá lớn sẽ chèn ép lên dây chằng

  •  Ngoài ra, trong giai đoạn tháng cuối thai kỳ, đôi khi mẹ bầu còn có cảm giác đau bụng dưới do bị thai nhi gò. Sự phát triển của em bé sẽ gây chèn ép lên tất cả các dây thần kinh, các cơ quan cũng như từng thớ thịt, đường gân trong bụng mẹ. Các mẹ bầu tháng cuối sẽ có cảm giác đau bụng dưới âm ỉ, lâm râm hoặc căng tức khiến cho cơ thể cực kỳ khó chịu và mệt mỏi.
  •  Bên cạnh đó, các hormone nội tiết trong thai kỳ cũng tác động rất mạnh mẽ đến các cơ của thai phụ khiến cho chúng suy yếu hơn trước. Chị em có thể thấy việc cử động và di chuyển, đi lại của mình trở nên khó khăn, vụng về, cồng kềnh chứ không còn linh hoạt và chuẩn xác, vững vàng như trước. 
  •  Cảm giác đau nhức mỗi ngày cũng sẽ dồn nhiều xuống phần bụng dưới của mẹ bầu. Đặc biệt là khi bà bầu phải đứng lâu một chỗ, thường xuyên vận động mạnh hoặc phải thay đổi tư thế một cách đột ngột, vội vã thì cảm giác đau bụng dưới lại càng trở nên rõ rệt.
  •  Một số trường hợp khác đáng lưu ý như mẹ bầu bị cảm lạnh, cảm cúm gây ho nhiều cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới cho mẹ bầu ở những tháng cuối.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

 Trên thực tế, rất nhiều bà bầu khi sắp sinh đều gặp phải hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối. Chị em hoàn toàn có thể tự mình cảm nhận và xác định được mức độ của các cơn đau trước khi quyết định vào viện khám. 

Bà bầu thường gặp phải hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

 Nếu cơn đau xuất hiện sau khi mẹ bầu ho mạnh, mang vác, bưng bê đồ vật nặng, đột ngột cử động mạnh,... đồng thời nhanh chóng biến mất khi mẹ dừng mọi hoạt động đó để nghỉ ngơi, thư giãn thì không có gì đáng lo lắng cả.

 Tuy nhiên, nếu tình trạng mẹ bầu bị đau bụng dưới ở tháng cuối xuất hiện với tần suất liên tục, mức độ đau ngày càng tăng dần, đặc biệt là khi bụng bầu liên tục gò cứng hơn 10 lần/ ngày thì mẹ bầu cần phải hết sức thận trọng. 

 Ngoài các biểu hiện đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối như đã nêu trên, các chị em có thể xem xét thêm việc mình có chảy máu âm đạo hay không? Có thể là máu đi ra ngoài kèm dịch âm đạo hoặc bị chảy máu khi đang đi vệ sinh. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, khiến cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi rơi vào một trong các tình trạng dưới đây:

  •  Sinh non hoặc dọa sinh non: Mẹ có thể cảm nhận được những cơn đau bụng dưới xuất hiện ngày càng tăng và theo một chu kỳ nhất định. Dù đã cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn nhưng những cơn đau vẫn liên tục xuất hiện dồn dập kèm theo hiện tượng xuất huyết âm đạo. 
  •  Nhau bong non: Dấu hiệu dễ nhận biết đó là những cơn đau tử cung đột ngột và dữ dội, khi đó tử cung sẽ bị xuất huyết nhiều hơn.
  •  Viêm nhiễm đường tiết niệu: Những cơn đau bụng dưới khi đang mang thai tháng cuối có thể là cho biết được dấu hiệu mẹ bầu đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài những cơn đau như trên, mẹ bầu còn cảm thấy nóng rát, đau buốt mỗi khi đi tiểu, tiểu ít hoặc là nước tiểu có mùi lạ,…

Tóm lại, mẹ bầu gặp phải những cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối là hiện tượng hết sức bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, mẹ chính là người hiểu rõ nhất về cơ thể cũng như tình trạng sức khỏe của mình. Vì vậy, nếu những cơn đau làm cho mẹ bầu lo lắng thì hãy khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhé.

Làm thế nào để hạn chế đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối?

Có một số lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu hạn chế được các cơn đau gò bụng dưới trong giai đoạn tháng cuối của thai kỳ như sau:

  •  Hạn chế hoạt động mạnh, không nên leo cầu thang, mang vác vật nặng trên 5kg trong 3 tháng cuối thai kỳ. Những hành động này có thể gây tác động mạnh mẽ lên vùng cơ xung quanh bụng của bà bầu, gây ra những cơn đau.
  •  Khi nằm hoặc ngồi, các bà bầu nên chọn cho mình một tư thế thoải mái nhất. Tốt nhất nên ngồi có điểm tựa để dựa, khi đứng lên hoặc ngồi xuống cần vận động một cách từ từ.
  •  Thường xuyên tập luyện các bài tập thể thao giúp cơ thể dẻo dai, các mạch máu của mẹ bầu được lưu thông. Bà bầu nên tập yoga để thư giãn là phù hợp hơn cả.  

Mẹ bầu tập luyện yoga giúp cho quá trình sinh nở được thuận lợi hơn

 Kiêng quan hệ tình dục, đặc biệt là trong tháng cuối của thai kỳ vì chất prostaglandin có nhiều trong tinh trùng sẽ kích thích cho tử cung co bóp, từ đó gây ra hiện tượng bà bầu bị chuyển dạ sớm.

 Khám thai đều đặn, thường xuyên theo lịch của bác sĩ yêu cầu, ít nhất phải là 1 tuần/ 1 lần trong tháng cuối hoặc bất cứ khi nào mẹ bầu nghi ngờ có dấu hiệu nguy hiểm, bất thường.

Những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu tháng cuối nên lưu ý 

Rất nhiều dấu hiệu ở tháng cuối có thể gây hiểu nhầm là các sắp đến cơn gò chuyển dạ nên rất khó để mẹ bầu xác định chính xác thời điểm mình có thể bắt đầu vượt cạn. Tuy nhiên, những kinh nghiệm cụ thể dưới đây sẽ giúp các mẹ phát hiện mình đang ở giai đoạn nào của thai kỳ. Mẹ bầu chỉ cần chú ý những thay đổi rất nhỏ của cơ thể mình như:

 Buồn nôn và bị tiêu chảy: Ở trong tam cá nguyệt thứ 3, hầu hết các mẹ bầu chắc chắn đã trải qua những cơn ốm nghén “vật vã” vào mỗi sáng, đó cũng vẫn là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu như các mẹ cảm thấy bụng mình cồn cào và hay nôn khan trong giai đoạn tháng cuối này, thì các mẹ có thể sắp trở dạ rồi đấy. Việc mẹ bầu buồn nôn ở tuần cuối, tháng cuối của thai kỳ xảy ra do sự phát triển của bé khiến cho tử cung chèn vào hệ tiêu hóa, nên đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu sớm của việc sinh nở.

Mẹ bầu tháng cuối buồn nôn có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm

 Chuột rút: Những cơn co thường xuyên xảy ra là điều bình thường trong thai kỳ. Thông thường, các cơn co thắt này hay xảy ra ở các phần sống lưng và bụng dưới, thậm chí còn có thể chèn ép lên trên phần xương chậu.

 Đau phần lưng dưới: Chứng co thắt khi mang thai có thể diễn ra ở vùng lưng và sau đó lan dần đến xương chậu. Một số mẹ bầu còn bị chứng “trở dạ vùng lưng”, đây là biểu chứng tỏ mẹ bầu đang khó chịu dai dẳng ở phần lưng dưới. Các cơn đau này sẽ đột ngột tăng lên khi mẹ bầu lên cơn co thắt liên tục và gây đau đớn ngày càng tăng lên giữa những cơn co thắt.

 Bong nút nhầy: Khi bắt đầu quá trình sinh nở, cổ tử cung sẽ trở nên mảnh lại và giãn nở, dẫn đến việc nút nhầy  tên gọi của một lớp màng dày ở tử cung có chức năng ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên trong tử cung  đã bị đẩy ra ngoài. 

Quá trình “cởi nút” này sẽ diễn ra ồ ạt cùng một lúc hoặc nhỏ giọt, chậm rãi từng chút một. Tuy nhiên, cho dù vượt qua chặng cuối của giai đoạn này cũng không đồng nghĩa với việc các mẹ bầu sẽ sớm đẻ con. Việc trở dạ sẽ còn phải tốn nhiều thời gian, hàng giờ, hàng ngày, thậm chí là cả tuần lễ để cho cổ tử cung có thể tiếp tục giãn nở.

 Ra máu báo: Khi nút nhầy tử cung bị tiêu biến, một số mạch máu trong tử cung sẽ bị vỡ ra, dẫn đến việc mẹ bầu tiểu ra máu, tình trạng này còn được gọi là “xuất huyết”. Tiến sĩ y khoa Schweizer cho biết, đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy việc trở dạ của mẹ bầu đang đến gần. 

Tình trạng này thường kéo dài trong thời gian từ vài phút cho đến tận hơn 2 tuần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Trung bình cứ 4 ngày mang thai thì đến 5 ngày mẹ bầu bị xuất huyết. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nào bị xuất huyết trầm trọng, liên tục với lượng máu nhiều như thời kỳ kinh nguyệt thì hãy gặp bác sĩ để thăm khám ngay lập tức.

Kết luận

Nếu mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối kèm theo một số dấu hiệu đặc trưng ở trên đây thì hãy sẵn sàng “xách làn đi đẻ” nhé. Vì đây chính là dấu hiệu cho biết con yêu của bạn thực sự sắp ra đời rồi đấy. Cần theo dõi kỹ lưỡng các dấu hiệu bất thường và đến ngay bệnh viện khi cơn đau liên tục mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Chúc các mẹ bầu vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông!

Xem thêm:

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 8, Mẹ Chớ Coi Thường!

Bà Bầu Đau Nhói Bụng Dưới Khi Nằm Nghiêng - Nguyên Nhân & Triệu Chứng

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp