Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Có Sao Không?

25 thg 12 2019 12:29

Trẻ sơ sinh vốn có kích thước lỗ mũi nhỏ lại chủ yếu chỉ thở bằng mũi nên khi gặp điều kiện môi trường bất lợi, bé rất dễ bị nghẹt mũi. Tình trạng trẻ thở khò khè cần được theo dõi sát sao, đặc biệt là khi trẻ có biểu hiện quấy khóc, khó thở, vặn mình,... vì đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nặng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thở khò khè vào ban đêm?

 Trẻ sơ sinh đang bị nghẹt mũi có thể dễ dàng được phát hiện đối với các biểu hiện cụ thể như: trẻ thở nhanh, bị chảy nước mũi, quấy khóc,... Trẻ thở khò khè là biểu hiện bất thường khi đang bị bệnh viêm đường hô hấp dưới. 

 Khi các phế quản của trẻ bị viêm nhiễm, có dịch nhầy thì sẽ dễ bị phù nề, co thắt, từ đó gây tắc nghẽn, cản trở đường lưu thông của không khí. Do đó, khiến việc hô hấp của trẻ trở nên khó khăn, tạo ra các âm thanh khò khè.

Trẻ thở khò khè là biểu hiện bất thường mẹ cần lưu ý nhé

 Tiếng khò khè còn có thể nghe được rõ nhất khi trẻ thở ra, nghe âm thanh trầm đục. Cha mẹ có thể áp sát tai mình vào gần miệng trẻ, nghe thật kỹ tiếng thở của trẻ. Tốt nhất mẹ nên kiểm tra tiếng thở khi trẻ đang nằm im. Nhiều trường hợp trẻ mới sinh thở khò khè rất khó phát hiện, lúc này phải kiểm tra bằng ống nghe hoặc các thiết bị của bác sĩ.

Xem thêm: Bé Thở Khò Khè Ban Đêm Là Bệnh Gì? Có Chữa Được Không?

Nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè là gì?

Bé thở khò khè và ho do bệnh hen suyễn

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ bị khó thở, nghẹt mũi, dẫn đến thở khò khè. Hen suyễn cũng là một bệnh di truyền, là tình trạng viêm mãn tính đường thở khiến cho hệ hô hấp của trẻ nhạy cảm hơn với các chất gây kích ứng như: khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa,... hoặc trẻ có thể mắc bệnh sau khi đã bị viêm đường hô hấp cấp. Khi đó, trẻ sẽ phải trải qua những cơn khò khè, ho và khó thở.

Bé thở khò khè do viêm amidan cấp tính

 Viêm amidan cấp tính ở trẻ là tình trạng tuyến amidan bị các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh tấn công nhiều lần. Điều này dẫn đến tình trạng tuyến amidan phải hoạt động quá nhiều khiến nó bị tổn thương, vi khuẩn có hại tích tụ, gây sưng đau. 

 Trẻ bị viêm amidan sẽ luôn cảm thấy đau rát họng, khản tiếng, khó thở. Khi đó, trẻ thở khò khè một cách khó khăn, nặng nhọc, có cảm giác như vướng cái gì đó ở họng, khó nuốt và ăn uống,...

Trẻ thở khò khè vào ban đêm là dấu hiệu của bệnh ho gà

 Ở giai đoạn đầu, bệnh ho gà ở trẻ thường có biểu hiện là sốt và ho nhẹ. Sau 7 – 10 ngày, cơn ho sẽ nặng dần theo từng cơn, ngày càng dày hơn và kéo dài đến vài tháng dai dẳng nếu như không được điều trị. 

Trẻ thở khò khè vào ban đêm là dấu hiệu của bệnh ho gà

 Trong lúc này, trẻ thường xuất hiện những cơn ho kéo dài, ho rũ rượi, liên tục, không ngừng. Thậm chí có trẻ còn buồn nôn, có khi ho đến chảy cả nước mắt, nước mũi. 

 Sau những cơn ho, trẻ thường bị đỏ mặt, tím tái cả người do tình trạng suy hô hấp, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong vì ngạt thở. Mặt khác, trẻ thường xuất hiện ở cổ họng nhiều dịch đờm, sinh ra tiếng thở khò khè như tiếng gà vậy.

Trẻ thở khò khè khi ngủ do viêm tiểu phế quản

 Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng các cuống phổi quá nhỏ hay các tiểu phế quản của trẻ đang bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản vốn không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị sưng, viêm nhiễm sẽ dễ dàng bị xẹp lại, làm trẻ bị hẹp đường thở. Tình trạng này gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí vào phổi khiến trẻ khó thở, thở khò khè, thậm chí còn khiến trẻ bị thiếu oxy và suy hô hấp.

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi do viêm phổi

 Trẻ sơ sinh thường bị nghẹt mũi, thở khò khè do bị viêm phổi. Đây là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương phần mu của mô phổi. Các phế nang lúc này sẽ có nhiều dịch nhầy và mủ tràn ra khiến trẻ thở khò khè, gây suy hô hấp.

Xem thêm: Bé Thở Khò Khè Nhưng Không Có Nước Mũi Có Nguy Hiểm Không?

Bé thở khò khè và hay vặn mình do thiếu vitamin D

 Trường hợp trẻ sơ sinh khó thở, thở khò khè và hay vặn mình, gồng mình được xác định do trẻ bị thiếu vitamin D. Do đó, mẹ hãy giúp cho con yêu tắm nắng từ buổi sáng sớm (trước 9h) để giúp con có thể hấp thu được vitamin D một cách tự nhiên giúp cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. 

 Thời gian thích hợp trẻ sơ sinh tắm nắng là trước 9h sáng hoặc thời gian sau 5h chiều. Đối với ngày mùa đông, trời lạnh thì có thể tắm nắng trong khoảng 3  4h chiều để tránh tắm muộn quá khiến trẻ lại bị lạnh. Vitamin D được biết đến từ lâu với vai trò cực kỳ quan trọng cho việc chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp trẻ sơ sinh dễ dàng hấp thụ được canxi nhiều hơn.

 Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể bị thở khò khè do bị các dị vật cản trở đường thở hoặc phế quản của trẻ bị chèn ép,...

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Và Hay Vặn Mình: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý?

Khi trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

 Hạ sốt khi trẻ bị khò khè: Khi bị viêm phổi, bé thường bị ho khò khè kèm theo sốt cao. Khi đó, mẹ cần dùng nước chườm ấm và kiểm tra nhiệt độ của bé liên tục. 

Nếu bé bị sốt cao trên 38,5 độ thì mẹ nên cho bé sử dụng thuốc hạ sốt đúng theo chỉ định của các bác sĩ. Đồng thời, mẹ có thể cho bé uống thêm nước để giúp làm mát cơ thể.

 Vỗ lưng giúp cho bé yêu long đờm: Việc làm này sẽ giúp trẻ dễ dàng lưu thông tuần hoàn máu ở phổi, từ đó long đờm trong phế quản. Đồng thời sẽ giúp làm cho bé thông thoáng đường thở.

 Khi trẻ sơ sinh thở khò khè, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao. Nếu trẻ bị thở khò khè kéo dài, mãi không thuyên giảm thì mẹ nên cho trẻ tới bệnh viện để kiểm tra, làm các xét nghiệm chuyên sâu. Từ đó, chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh.

 Mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc nếu không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, kể cả các loại thuốc kháng viêm, thuốc long đờm hay là kháng sinh.

 Vệ sinh tai  mũi  họng sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý. Có thể tiến hành hút mũi cho trẻ để loại bớt lượng dịch nhầy, giúp cho mũi trẻ thông thoáng, từ đó sẽ dễ thở hơn.

Khi trẻ sơ sinh thở khò khè, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao

 Cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để có thể cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

 Chú ý chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ: Khi trẻ bị ho và thở khò khè, ngoài việc mẹ cần cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thì mẹ nên cho bé ăn những loại thức ăn mềm giúp trẻ dễ nuốt và cũng dễ tiêu. Lưu ý, không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no vì có thể khiến cho bé bị nôn trớ mỗi khi ho.

 Ngoài ra, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để khám, xác định chính xác nguyên nhân và có các biện pháp để can thiệp, xử lý kịp thời. Đặc biệt, khi trẻ có kèm các triệu chứng như: khó thở, sốt cao, người tím tái, ngủ li bì, vật vã,... thì mẹ cần phải đưa trẻ đi cấp cứu tại bệnh viện ngay lập tức.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có sao không? Khi nào cần đến bệnh viện?

Trẻ thở khò khè khi ngủ là một hiện tượng thường gặp, nhưng các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, không nên chủ quan. Trẻ thở khò khè kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: suy hô hấp cấp, bé quấy khóc, bỏ bú và bị sụt cân trầm trọng.

Do đó, nếu bé có các dấu hiệu sau thì bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức để thăm khám và chữa trị:

  •  Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú, bé hít thở gặp khó khăn, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé rít khẽ như huýt sáo khi thở và có biểu hiện nặng hơn là da tím tái, xanh xao.
  •  Trẻ sốt cao không hạ, lồng ngực bé luôn phồng lên xẹp xuống theo nhịp thở, tim bé đập nhanh và bé cũng thường xuyên bị nôn trớ.
  •  Trường hợp các bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị thở khò khè cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
  •  Nếu trẻ sơ sinh thở khò khè và ho liên tục sang đến tuần thứ 2 thì bố mẹ cần lưu ý đề phòng, kiểm tra xem bé có thể bị viêm phổi, viêm amidan hoặc viêm phế quản.

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú là một hiện tượng cần lưu tâm

 Trong trường hợp những trẻ bị bệnh hen suyễn bẩm sinh, bé có hơi thở gấp gáp và khó khăn thì cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt, để có thể hạn chế được các biến chứng lên não.

 Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình đa phần là hiện tượng bình thường nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng vẫn luôn phải theo dõi sát sao từng biểu hiện kèm theo của trẻ, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường như ở trên đã đề cập, thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời thăm khám và điều trị hiệu quả.

Kết luận

Trẻ thở khò khè là một hiện tượng bệnh lý mà bất kỳ trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ nào cũng có thể gặp phải. Do đó, bố mẹ cần chú ý vệ sinh đường hô hấp của trẻ đúng cách, đồng thời, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ. Để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ tốt nhất, bố mẹ cần theo dõi thật kỹ và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời khi có biểu hiện bất thường.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Thở Mạnh Khi Ngủ Có Sao Không? Mẹ Cần Làm Gì?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp