Bé Thở Khò Khè Nhưng Không Có Nước Mũi Có Nguy Hiểm Không?

25 thg 12 2019 13:06

Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh trong thời gian đầu vẫn còn non yếu nên trẻ thường có những biểu hiện như: tho kho khe nhung khong co nuoc mui, thở không đều, nhịp thở lúc nhanh lúc chậm, thậm chí có bé còn bị ngừng thở. Liệu bé yêu có gặp nguy hiểm gì hay không? Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị khò khè?

Trẻ sơ sinh bị tho kho khe nhung khong co nuoc mui có biểu hiện thế nào?

 Tho kho khe nhung khong co nuoc mui được hiểu nôm na là khi bé thở sẽ phát ra những âm thanh lạ hoặc tiếng khò khè nhưng không có nước mũi chảy ra. Các mẹ có thể nhận biết được ra dấu hiệu này bằng cách áp tai vào gần miệng hoặc cánh mũi của bé. Đặc biệt là trong khi bé ngủ, mẹ sẽ thấy tiếng thở rất lạ, có thể không đều và gần giống như tiếng ngáy nhẹ.

Trẻ sơ sinh bị tho kho khe nhung khong co nuoc mui

 Thông thường, khi có tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như tác động của vi khuẩn, phế quản của trẻ sẽ bị co thắt, viêm sưng, phù nề. Một số bệnh còn khiến bé bị tiết dịch gây ứ đọng và tắc nghẽn trong cuống phổi hoặc trong phế quản, gây cản trở việc hô hấp của trẻ.

 Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các bệnh lý về hô hấp được coi là rất nguy hiểm và khó lường bởi bệnh diễn tiến rất nhanh. Do đó, khi thấy trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm, bố mẹ cần lưu ý vì rất có thể trẻ đang bị viêm phế quản, các chứng ho, viêm amidan hay chứng bệnh mềm sụn thanh quản.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tho kho khe nhung khong co nuoc mui?

Nếu con yêu chỉ thở thôi cũng phát ra tiếng khò khè, bố mẹ nên để ý xem âm thanh phát ra ở cổ họng của trẻ như thế nào. Cụ thể như sau:

 Trẻ sơ sinh bị khò khè ở mũi do bị dị ứng: Tình trạng trẻ bị tắc nghẽn đường thở do dị ứng phấn hoa, bụi bẩn hay một số thành phần hóa chất không tương thích cũng sẽ tạo ra âm thanh khò khè khi bé thở. Lỗ mũi của trẻ thường rất nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột rơi vào cũng có thể khiến cho đường thở bị thu hẹp lại.

Trẻ sơ sinh bị khò khè ở mũi khiến trẻ khó chịu vô cùng

Khi đó, nó sẽ cản trở không khí ra  vào của đường thở và đây chính là nguyên nhân gây ra những âm thanh lạ rít lên như tiếng huýt sáo khi bé hít vào  thở ra. Do đó, nếu bạn chịu khó thông mũi sạch sẽ cho bé, tiếng huýt sáo này sẽ biến mất ngay thôi.

 Trẻ sơ sinh bị khò khè do bị hen suyễn: Hệ hô hấp của trẻ bị hen suyễn cực kỳ nhạy cảm nên rất hay bị tắc nghẽn không khí ở thanh quản, khiến trẻ phát ra âm thanh khàn khàn khi thở. Đây còn là triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản, đặc biệt, chứng bệnh này thường gây phù nề cho thanh quản, khí quản. Bởi lẽ, nó làm cho đường dẫn khí bên dưới của dây thanh âm bị hẹp đi, khiến cho âm thanh thở trở nên nặng nề hơn.

 Trẻ bị thở khò khè vì bị trào ngược dạ dày thực quản: Khi bị trào ngược axit trong dạ dày, một lượng nhỏ thức ăn cũng bị tràn lên phổi gây sưng đường hô hấp, khi trẻ thở ra – hít vào phát ra âm thanh khò khè. Tình trạng này sẽ còn tồi tệ hơn nếu như sau khi ăn trẻ nằm ngửa ngay. 

 Trẻ khò khè, thở dốc một cách bất thường do nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng vùng ngực, viêm đường hô hấp trên (cảm lạnh) cũng có thể gây ra tình trạng khò khè ở trẻ. Một số trẻ bị bệnh viêm tiểu phế quản còn có triệu chứng ho khan, nôn ngay sau khi ăn.

Trẻ sơ sinh tho kho khe nhung khong co nuoc mui có nguy hiểm không?

Những dấu hiệu dưới đây về tình trạng thở của bé được xem là đáng lo ngại, bao gồm:

  •  Nhịp thở tăng liên tục (khoảng trên 60 lần/ phút);
  •  Tăng cường thực hiện các cử động để hít thở như lỗ mũi phập phồng liên tục để hít vào – thở ra và những cơ ở ngực của bé (phía dưới xương sườn) phải co kéo nhiều hơn lúc bình thường;
  •  Xuất hiện triệu chứng da xanh tím: Điều này chứng tỏ máu không nhận được đủ oxy từ phổi, sẽ xanh tím đặc biệt ở môi và lưỡi. Tuy nhiên, cần phân biệt với chứng tím tái da do trời quá lạnh.
  •  Bé thường xuyên chán ăn, còi cọc.
  •  Xảy ra các triệu chứng hôn mê nếu trẻ gặp vấn đề về phổi.
  •  Phần lớn các trẻ sơ sinh bị suy hô hấp và bệnh phổi sẽ dẫn đến hiện tượng sốt cao.

Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp và bệnh phổi sẽ dẫn đến hiện tượng sốt cao

Thông thường, sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Khi nhận thấy trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ hoặc khi hít thở phát ra những âm thanh khác lạ thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để phát hiện và kịp thời xử lý bệnh.

Trẻ sơ sinh bị tho kho khe nhung khong co nuoc mui phải làm sao?

Vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé thở khò khè nhưng không có nước mũi nên các mẹ cần bình tĩnh, chú ý quan sát cẩn thận và thăm khám sức khỏe của con yêu thường xuyên. 

 Khi bé sơ sinh bị khò khè, các mẹ nên thực hiện vệ sinh mũi, cổ họng cho bé thật sạch sẽ, thông thoáng, tránh tình trạng bị ứ đọng đờm trong khoang mũi. 

 Các bước rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè như sau:

  •  Đặt bé yêu ở tư thế nằm nghiêng, hoặc đẩy nghiêng nhẹ đầu của bé sang bên phải. Nếu sử dụng lọ nhỏ mũi thì mẹ cần đặt sao cho phù hợp, có độ nghiêng vừa phải để cho nước có thể chảy từ từ vào trong khoang mũi bé. Nếu sử dụng lọ xịt thì phải đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát ngay lỗ mũi.
  •  Nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối vào mũi bé, mẹ có thể ấn nhẹ và nhanh trong vòng 2 – 3 giây.
  •  Nghiêng đầu trẻ về bên trái và thực hiện nhỏ hoặc xịt tương tự như trên.
  •  Khoảng 5 phút sau các mẹ nên dùng máy hút chuyên dụng để hút nước ở 2 lỗ mũi của trẻ, hoặc dùng tăm bông để thấm hút lượng nước thuốc vừa nhỏ vào còn ứ đọng để trẻ không bị hít vào.

 Chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ: Mẹ cần chủ động giữ ấm cho bé yêu để hạn chế bé bị sổ mũi, tránh việc các bé hay khịt vào, làm cho nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.

 Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày để làm mát và sạch cổ họng bé. Các mẹ có thể pha một vài giọt chanh vào trong nước ấm rồi cho bé uống để làm sạch dịch cũng như đờm còn sót lại ở cổ họng.

 Mẹ cũng có thể sử dụng bài thuốc dân gian chữa thở khò khè ở trẻ sơ sinh như sau: Cho 4 tép tỏi xay hoặc băm nhuyễn vào 250ml nước sôi, cho thêm một chút muối và 5ml nước hành, sau đó cho bé sơ sinh uống từ 2 – 3 lần/ ngày.

 Mẹ cũng có thể lấy một lát rễ gừng đem vắt vào nước rồi cho bé uống sẽ giúp tăng lưu thông cho vùng mũi. Uống nước gừng còn giúp làm sạch đường thở, giảm nhiệt và điều trị được chứng sổ mũi cho bé yêu nữa đấy.

 Một cách khác là mẹ nên bôi tinh dầu tràm vào dưới lòng bàn chân của bé trước khi đi ngủ. Hoặc mẹ có thể cho vài giọt tinh dầu vào chậu nước tắm cho bé sẽ tránh được sổ mũi, giúp cho mũi lưu thông, đồng thời giữ ấm cơ thể và làm bé dễ ngủ.

Mẹ hãy bôi tinh dầu tràm vào dưới lòng bàn chân cho bé dễ ngủ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bi kho khe nhung khong co nuoc mui

Khi chăm sóc tre tho kho khe nhung khong co nuoc mui, các mẹ cần hết sức lưu ý những vấn đề sau:

  •  Luôn phải đeo khẩu trang cho trẻ sơ sinh khi đi ra đường để giữ ấm cho mũi và hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn.
  •  Thường xuyên tiến hành vệ sinh cổ họng, mũi, miệng của trẻ hàng ngày bằng nước muối loãng trước và sau khi ngủ dậy.
  •  Tránh để cho trẻ dùng tay ngoáy mũi nhiều vì như vậy sẽ gây tổn thương phần tiền đình cũng như niêm mạc mũi.
  •  Phải  luôn chú ý giữ ấm cho trẻ nhỏ trong mùa lạnh, đặc biệt là bảo vệ các vùng ngực, cổ và mũi.
  •  Không được tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho trẻ, nếu cần thiết dùng thì phải có sự chỉ định của bác sĩ. 

Trẻ sơ sinh bị tho kho khe nhung khong co nuoc mui khi nào cần đi bệnh viện?

Trong quá trình chăm sóc cho trẻ sơ sinh khò khè không có nước mũi, nếu con bạn có biểu hiện nặng hơn mà không dứt, các mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nhất là đối với các trường hợp sau, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay, lưu ý không được để kéo dài:

  •  Trẻ lần đầu tiên bị thở khò khè và khó thở, toàn thân tím tái.
  • Nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời
  •  Trẻ có hiện tượng thở khò khè kéo dài từ 3 tới 4 tuần.
  •  Trẻ em có tiền sử bị hen suyễn, bỗng nhiên khó thở đột ngột, tiếng thở như bị nghẹt, hay khò khè.
  •  Trẻ sơ sinh bị thở khò khè không có nước mũi nhưng lại kèm theo một số hiện tượng khác như nôn ói, sốt cao.
  •  Trẻ bị khó thở, phải co rút lồng ngực mỗi khi hít thở.

 

Trẻ hít vào thở ra không đều, hơi thở bị ngắt quãng, kể cả hít vào hay khi thở ra thì phải gắng sức.

Kết luận

Trẻ sơ sinh bị tho kho khe nhung khong co nuoc mui dù không phải là một dấu hiệu quá nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng bố mẹ cũng nên lưu tâm. Tốt nhất, bố mẹ nên chủ động chăm sóc và điều trị sao cho thật dứt điểm để cho trẻ không gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác.

Xem thêm:

Bé Thở Khò Khè Ban Đêm Là Bệnh Gì? Có Chữa Được Không?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp