Giai đoạn thời tiết đang chuyển mùa, trời đang nắng gắt bất chợt thấy âm u và mưa rào, rồi lại nắng, khiến cho tỷ lệ các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Đặc biệt, khi bé thở khò khè ban đêm, đây có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.
Nội dung
- Làm sao nhận biết được trẻ thở khò khè vào ban đêm?
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ
- Cha mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm?
- Cách điều trị tình trạng bé sơ sinh thở khò khè khi ngủ
- Các bài thuốc dân gian giúp chấm dứt tình trạng bé thở khò khè ban đêm
- Bé thở khò khè ban đêm: Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Làm sao nhận biết được trẻ thở khò khè vào ban đêm?
Bé thở khò khè ban đêm là tiếng thở bất thường khi đường hô hấp dưới (từ đoạn dưới của khí quản lên các phế quản nhỏ) thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn.
Đặc biệt, tình trạng thở khò khè hay gặp nhất là ở giai đoạn trẻ dưới 2 3 tuổi. Vì ở lứa tuổi này, đường thở bao gồm các tiểu phế quản có kích thước nhỏ. Khi bị viêm nhiễm, đường thở dễ bị co thắt gây phù nề, phổi tiết dịch và nghẽn tắc. Điều này làm cho việc hít thở lưu thông không khí của bé càng trở nên khó khăn, gây ra âm thanh khò khè.
Bé thở khò khè ban đêm là tiếng thở bất thường mẹ nên lưu ý
Tiếng khò khè của trẻ thường được mô tả là một tiếng thở khó nhọc bất thường, nghe rõ nhất là khi trẻ thở ra với âm sắc trầm đục. Ba mẹ có thể nghe rõ bằng cách áp sát tai vào gần miệng trẻ, lúc này sẽ nghe như tiếng ngáy, có thể kèm theo biểu hiện như trẻ thở khó, thở ra kéo dài với âm thanh rền vang hơn bình thường.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bố mẹ không thể nghe bằng tai được mà bác sĩ phải dùng ống nghe mới có thể xác định được chính xác tiếng khò khè, mô tả chuyên môn như là tiếng ran ngáy, huýt sáo, ran rít.
Một số trường hợp bố mẹ cần lưu ý để phân biệt tiếng khò khè với tình trạng:
- Nghẹt mũi: Làm cho tiếng thở của bé trở nên rồ rồ, khụt khịt và bố mẹ sẽ nhầm là tiếng khò khè, sau khi thực hiện làm thông thoáng cho mũi (cho thuốc nhỏ mũi, rửa mũi) thì tiếng thở của bé sẽ êm hơn.
- Viêm thanh quản: Làm tiếng thở của bé nghe lớn hơn, ồm ồm, giọng khàn, chủ yếu rõ ràng nhất là khi bé hít vào.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ
Khi trẻ sơ sinh thở khò khè, bố mẹ có thể nghe được rất rõ từ xa khi trẻ bắt đầu thở mạnh. Tiếng thở của trẻ đã gần giống như tiếng ngáy. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè bao gồm:
- Bé sơ sinh dưới 1 tuổi: Mềm sụn thanh quản hoặc hiện tượng thanh quản của bé bị mạch máu quá lớn chèn ép.
- Trẻ em từ dưới 2 tuổi: Viêm tiểu phế quản, chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bé bị dị ứng.
- Trẻ từ 4 – 5 tháng tuổi: Dị vật rơi vào ở đường thở khiến trẻ khó thở.
- Hen phế quản ở trẻ em: Tình trạng này gây thở khò khè cho trẻ khi ngủ, nặng hơn nữa là khi thời tiết thay đổi hoặc trẻ phải tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng.
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè, khó thở, ho liên tục kèm sốt dai dẳng thì đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm phổi, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản. Nếu bé còn bị khàn tiếng, ho liên tục, khó thở và cảm giác thở khò khè vào ban đêm thì có thể tính đến nguyên do bệnh viêm thanh phế quản cấp tính gây ra.
- Bệnh tim bẩm sinh khiến cho trẻ sơ sinh bị thở khò khè, khó thở, da có màu tối nhợt nhạt, tím tái, bú kém, lười bú thường xuyên.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm cũng có thể do bé bị viêm amidan cấp tính, mắc bệnh u xơ sợi thần kinh, phổi có xuất hiện khối u hoặc có bất thường ở sọ hầu bẩm sinh.
Trẻ sơ sinh thở mạnh, thở khò khè có nhiều nguyên nhân
Cha mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm?
Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể đang tiềm ẩn những nguy cơ xấu về sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau khi thấy trẻ thở mạnh, thở khò khè:
Theo dõi, quan sát nhịp thở của bé yêu một cách thường xuyên, kỹ lưỡng, nhất là trong lúc bé ngủ.
Vén áo bé lên để quan sát nhịp thở tùy theo độ lõm, lồi của cơ bụng. Cần đếm số lần thở chính xác rồi so sánh với nhịp thở bình thường của trẻ.
Trẻ bị khó thở, thở khò khè thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân của tình trạng này. Đặc biệt, nếu bé rơi vào tình trạng ngủ li bì, sốt nhẹ thì cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, trong trường hợp này có thể trẻ đã bị nhiễm virus viêm đường hô hấp cấp hoặc viêm phổi.
Cách điều trị tình trạng bé sơ sinh thở khò khè khi ngủ
Vệ sinh mũi họng cho bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lý
Trẻ sơ sinh thở khò khè thì cha mẹ nên vệ sinh mũi và họng cho bé thật sạch sẽ. Việc này sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng ứ đọng đờm ở trong khoang mũi, họng của bé. Nhờ vậy mà các phần tai – mũi – họng của bé yêu cũng luôn được thông thoáng để cho bé dễ thở hơn.
Mẹ chỉ cần dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm đem pha loãng rồi rửa mũi cho trẻ. Mỗi lần chú ý chỉ nhỏ từ 2 – 3 giọt thôi nhé.
Trẻ sơ sinh thở khò khè thì cha mẹ nên vệ sinh mũi và họng cho bé
Giữ ấm để tránh bé sơ sinh thở khò khè khi ngủ
Giữ ấm cho bé thường xuyên, đặc biệt là trong tiết trời mùa lạnh như hiện nay sẽ phòng tránh được triệt để tình trạng sổ mũi. Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi, các bé thường hay cố gắng khịt vào dẫn đến tình trạng nước mũi chảy vào trong cuống họng và gây ra hiện tượng ho.
Cho trẻ uống nhiều nước và bú nhiều hơn
Uống nước, bú nhiều sẽ giúp họng của trẻ được sạch sẽ, thông thoáng và dịu mát. Mẹ có thể cho bé uống 1 vài thìa nước chanh ấm sẽ giúp trẻ làm sạch dịch hoặc đờm còn lại ở cổ họng.
Sử dụng gừng, tỏi để chữa thở khò khè ở trẻ nhỏ
Mẹ hãy dùng 4 tép tỏi bóc sạch vỏ trắng rồi đem xay nhuyễn. Thêm vào 250ml nước sôi, 5ml nước hành và 1 chút muối vào, khuấy cho tan đều rồi cho bé uống từ 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc bố mẹ cũng có thể dùng nước cốt gừng để cho bé uống sẽ giúp lưu thông đường thở, trị sổ mũi một cách hiệu quả.
Sử dụng tinh dầu tràm
Bố mẹ hãy bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân (huyệt dũng tuyền) của trẻ sơ sinh mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc nhỏ một vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé sẽ giúp cho mũi lưu thông, giữ ấm cực tốt, ngăn ngừa tình trạng sổ mũi và giúp cho bé ngủ ngon hơn.
Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé giúp giảm tình trạng thở khò khè
Mẹ cần xem thử tư thế ngủ của bé yêu xem có phải đang nằm nghiêng hay nằm sấp, có bị chèn ép khí quản hay cản trở hoạt động của khoang mũi không. Nếu bé sơ sinh bị thở khò khè, có đờm hay ngạt mũi là do nguyên nhân này thì mẹ chỉ cần điều chỉnh lại tư thế ngủ thích hợp cho bé yêu là được. Thật đơn giản phải không nào?
Các bài thuốc dân gian giúp chấm dứt tình trạng bé thở khò khè ban đêm
Với tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè do có đờm ở trong cổ họng, bố mẹ có thể chữa trị cho bé bằng các bài thuốc dân gian rất hiệu quả như sử dụng quả quất hay lá hẹ. Một số cách đơn giản dưới đây sẽ khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè, mẹ tham khảo nhé:
- Cách 1: Cho 1 nắm lá hẹ và đường phèn vào bát, đem hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cốt đem cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng từ 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ ngày.
- Cách 2: Hấp cách thủy quả quất với đường phèn hoặc mật ong, chắt lấy nước cốt rồi đem cho bé uống từ 2 3 lần/ ngày.
Tuy nhiên, nếu đã áp dụng những phương pháp trên nhưng tình trạng khò khè vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bố mẹ nên cho con đi đến bác sĩ kiểm tra để tìm ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp.
Bé thở khò khè ban đêm: Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Cha mẹ chăm sóc bé thở khò khè khi ngủ cần quan sát kỹ lưỡng, nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn thì cần phải đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, khi gặp một trong những trường hợp dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Nhịp thở của trẻ nhanh, gấp gáp, trên 60 lần/ phút.
- Bé lần đầu tiên gặp phải tình trạng thở khò khè, da tím tái.
- Khi bé cố gắng thở, cánh mũi loe ra, phồng lên, nghe tiếng thở của bé như tiếng rít.
- Áp tai vào bụng bé nghe tiếng thở thấy tiếng the thé bắt nguồn từ trong bụng, kèm theo tình trạng ho liên tục.
- Thở khò khè, thở dốc khó nhọc và có tiếng rên rỉ ở cuối mỗi hơi thở.
- Trẻ nhỏ bị thở khò khè kéo dài từ 3 – 4 tuần.
- Bé có tiền sử bị bệnh hen phế quản, hay bị khó thở đột ngột, thở ra tiếng khò khè.
- Có dấu hiệu môi bị thâm, da mặt xanh tím tái.
- Thở khò khè kèm sốt cao, nôn ói dữ dội.
- Co rút lồng ngực mỗi khi hít thở và khó thở.
Nhịp thở của trẻ nhanh, trên 60 lần/ phút thì cần đi khám ngay
Kết luận
Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa hô hấp đưa ra cho cha mẹ khi bé thở khò khè ban đêm đó là cần theo dõi, quan sát thật kỹ lưỡng các dấu hiệu, biểu hiện thở mạnh, thở rít, khò khè ở trẻ sơ sinh. Có như vậy mới có thể phòng tránh được những nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của bé yêu. Đồng thời, giúp cha mẹ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con yêu một cách tốt nhất.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Và Hay Vặn Mình: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý?
Nguồn tham khảo:
- https://chuyenkhoahohap.net/tre-tho-kho-khe-vao-ban-dem.html
- https://cih.com.vn/khoa-san-nhi/558-bi-quyet-giup-be-yeu-ngu-ngon-khi-tho-kho-khe.html
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/319344.php