Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Và Hay Vặn Mình: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý?

25 thg 12 2019 12:55

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là một trong những hiện tượng phổ biến. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra liên tục và không có chiều hướng thuyên giảm thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Điều này cũng khiến cho không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an và băn khoăn tự hỏi làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là do đâu?

Khò khè là âm thanh phát ra ở cổ họng trẻ do sự tắc nghẽn của các đường dẫn khí nhỏ từ phía tiểu phế quản và phế quản. Chính sự tắc nghẽn này sẽ gây ra sự ngăn cản dòng khí lưu thông, khiến cho trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình khiến cho cha mẹ lo lắng

Trẻ sơ sinh có hiện tượng thở khò khè và hay vặn mình có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:

  •  Chỗ ngủ của trẻ được đặt ở nơi quá sáng, không được thoải mái, không ấm áp hoặc xung quanh có nhiều âm thanh, tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cho trẻ hay vặn mình và giật mình.
  •  Do trẻ được bố mẹ cho bú quá no hoặc có thể trẻ đang đói bụng: Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi lần bé chỉ bú được 1 lượng sữa tương đối ít. Do vậy, trẻ rất mau đói và cũng rất mau no. Cả hai yếu tố trên đều khiến cho trẻ sơ sinh hay thở khò khè, vặn mình, rướn người và đỏ mặt, quấy khóc.
  •  Nếu thấy trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, đồng thời đỏ mặt, đây hầu hết là một triệu chứng phổ biến và không có gì đáng lo ngại. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện ở trẻ khoảng từ 2 – 3 phút và sau đó sẽ tự hết. Trẻ vẫn có thể bú mẹ và ngủ bình thường.
  •  Trẻ sơ sinh bị thở khò khè giống như có đờm có thể do tình trạng thể trạng tăng tiết dịch của trẻ. Trẻ có thể bị sặc sữa lên mũi mà bé còn quá nhỏ nên không thể tự khạc ra ngoài như người lớn. Lúc này, các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm loãng đờm ra và dùng sợi chỉ bông để ngoáy nhẹ mũi. Làm như vậy sẽ khiến cho bé hắt xì hơi và gỉ mũi hoặc đờm có thể bay ra ngoài.
  •  Trẻ sơ sinh bị vặn mình và thở khò khè còn do trẻ bị mắc các bệnh lý về gan như vàng da sinh lý làm cơ thể trẻ sản sinh hàm lượng bilirubin quá mức. Khi đó, não bộ của trẻ sẽ bị tổn thương và điều này gây ra tình trạng co giật, thở khò khè, vặn mình, rướn người ở trẻ sơ sinh.
  •  Mẹ thấy trẻ sơ sinh bị khò khè, khó chịu ở cổ họng cũng có thể do con yêu đang bị mắc các dị vật ở trong cổ họng, do tình trạng viêm phế quản, hen suyễn hoặc do nhiều yếu tố khác.
  •  Trẻ sơ sinh có vấn đề về tiêu hóa, hay bị nôn trớ, sinh ra nhiều đờm ở cổ họng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thở khò khè.
  •  Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu, nếu thấy con yêu thở khò khè và vặn mình kèm theo các triệu chứng khác như: rụng tóc hình vành khăn xung quanh đầu, chậm mọc răng và hay quấy khóc ban đêm,... đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu hụt canxi và vitamin D trầm trọng. 
  •  Trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình còn bắt nguồn từ những dị tật bẩm sinh về đường hô hấp của trẻ hoặc u phổi.
  • Nếu trẻ sơ sinh thở khò khè kèm theo các dấu hiệu tăng nặng hơn như: thở mệt, thở nhanh, gấp, bỏ bú, trẻ ngủ li bì hay khuôn mặt tím tái, vã mồ hôi,... có thể là triệu chứng của những bệnh l‎ý nguy hiểm, mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể do bệnh lý

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình xử trí ra sao?

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, các mẹ cần căn cứ vào nguyên nhân từ đó có hướng xử trí hiệu quả.

 Đối với trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm, mẹ cần tạo cho con một không gian ngủ được yên tĩnh, thoải mái. Nhiệt độ trong phòng ngủ của trẻ phải vừa đủ, không được để quá nóng hoặc quá lạnh.

 Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình vừa đủ, không nên để trẻ bú quá no hoặc quá đói.

 Sử dụng các loại tã bỉm phù hợp với làn da của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ cần lựa chọn các loại tã mềm mại, êm ái, có độ thấm hút tốt để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thông thoáng tối đa khi ngủ. 

 Mẹ hãy cố gắng cho bé uống thật nhiều nước để giúp làm mát cơ thể cho bé dễ chịu. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé bú nhiều hơn bình thường một chút hoặc có thể xin tư vấn của bác sĩ để dùng nước chanh ấm pha mật ong để sát khuẩn vùng họng cho bé.

 Thường xuyên tắm nắng cho trẻ, đặc biệt nên tiến hành tắm nắng vào buổi sáng. Khi đó, ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp cho con yêu có được hàm lượng vitamin D và canxi cần thiết cho sự phát triển của hệ xương, từ đó tránh được hiện tượng vặn mình.

Tắm nắng vào lúc sáng sớm để bé yêu có thể hấp thu được vitamin D

 Sau khi thử tất cả các biện pháp kể trên nhưng vẫn thấy con yêu thở khò khè và hay vặn mình kèm những triệu chứng lạ tương tự như bị vướng dị vật, khi đó bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Làm thế nào để giúp cho trẻ sơ sinh hết vặn mình và thở khò khè?

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình không phải là một hiện tượng hiếm gặp nhưng các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. Trẻ thở khò khè và vặn mình kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm cũng rất nguy hiểm. Vì tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho bé như: suy hô hấp, bé bỏ bú và sụt cân trầm trọng. Do đó, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

  •  Dùng lá trầu không đem hơ nóng lên đắp cho trẻ: Các mẹ hãy chọn một vài lá trầu không (loại lá không non cũng không già) rồi cho vào bếp than, đem hơ cho nóng. Sau đó, đem đắp lên trên các vùng da bụng, lưng của bé sơ sinh. 
  • Lá trầu không từ lâu đã được biết đến với tác dụng rất tốt trong việc giúp giữ ấm, kháng viêm, sát khuẩn bên ngoài da cho trẻ sơ sinh cực tốt. Bằng cách đắp lá trầu không lên người của trẻ sơ sinh như trên sẽ giúp bé hết khóc đêm, thở khò khè, đồng thời lại chữa được vặn mình một cách hiệu quả.
  •  Chữa vặn mình, thở khò khè cho trẻ sơ sinh bằng dây thừng: Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền cách chữa mẹo để chữa cho trẻ em hết vặn mình và thở khò khè khi ngủ. Đó là bố mẹ hãy cắt một đoạn dây thừng đã cũ rồi vứt vào dưới gầm giường nơi bé nằm. 
  • Bởi lẽ, dân gian thường tin rằng việc vứt một đoạn dây thừng vặn vẹo xuống dưới gầm giường sẽ có tác dụng “dĩ độc trị độc”, giúp cho bé hạn chế được tình trạng vặn mình, thở khò khè, gồng người, đỏ mặt,...
  •  Chữa vặn mình cho trẻ bằng chanh và lòng trắng trứng gà: Với cách này các mẹ cần chuẩn bị từ 1 – 2 thìa nước cốt chanh rồi đem trộn với lòng trắng trứng gà để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Sau đó, dùng hỗn hợp đó thoa đều  lên lưng và cả khắp người bé. Cứ để như vậy trong khoảng 10 phút rồi tắm thật sạch cho bé bằng nước ấm là xong. Phương pháp này mẹ chỉ cần áp dụng từ 2 – 3 ngày trước khi bé ngủ khoảng 2 tiếng là có thể mang lại hiệu quả tức thì, giúp cho bé ngủ sâu và ngon hơn.

Chữa vặn mình, thở khò khè cho trẻ bằng chanh và lòng trắng trứng gà

 Dùng đọt chuối tiêu để chữa vặn mình và thở khò khè: Theo dân gian, bố mẹ dùng có thể 7 (đối với bé trai) hoặc 9 (đối với bé gái) đọt non của cây chuối tiêu rửa sạch rồi vò nát cho vào chậu nước ấm hoặc đun nước sôi để nguội rồi đem tắm cho bé sơ sinh. Làm như vậy vài lần 1 tuần sẽ giúp cho bé ngủ sâu và ngon hơn, không còn vặn mình, thở khò khè hay quấy khóc giữa đêm nữa.

Khi nào thì cần đưa trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình đến bệnh viện?

 Nếu bé sơ sinh có các dấu hiệu sau thì cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tiến hành thăm khám, chữa trị:

  •  Trẻ sơ sinh có biểu hiện hít thở khó khăn, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé rít khẽ lên khi thở và da mặt tím tái, xanh xao.
  •  Trẻ sốt cao mà không hạ, lồng ngực của bé luôn phập phồng, tim đập nhanh và bé thường xuyên vặn mình, nôn trớ.
  •  Trường hợp trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thở khò khè và hay vặn mình cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra càng sớm càng tốt.
  •  Nếu bé đã bị ho và khò khè liên tục khi đã bước sang tuần thứ 2 thì mẹ cần lưu ý đề phòng vì bé có thể bị viêm phổi hoặc bị viêm phế quản.
  •  Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị hen suyễn bẩm sinh, bé sẽ có hiện tượng thở gấp gáp và khó khăn. Khi đó, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ sớm nhất có thể để hạn chế các biến chứng lên não.

Kết luận

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình về cơ bản cũng là hiện tượng bình thường nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn luôn phải theo dõi sát sao từng biểu hiện kèm theo của trẻ. Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường như đã nói ở trên thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để khám và có cách điều trị hiệu quả.

Xem thêm:

Bé Thở Khò Khè Nhưng Không Có Nước Mũi Có Nguy Hiểm Không?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp