Trẻ sơ sinh thở mạnh nhưng vẫn ăn ngủ, bú bình thường thì mẹ không phải lo lắng gì. Nếu đi kèm những biểu hiện như sốt, nghẹt mũi, thở khò khè, quấy khóc,... có thể là dấu hiệu báo cho mẹ biết bé có vấn đề đáng ngại về hệ hô hấp. Vậy, mẹ cần làm gì trong những trường hợp này?
Nội dung
Trẻ sơ sinh thở mạnh có triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng thở nhanh, mạnh ở trẻ được phát hiện thông qua việc đếm nhịp thở của trẻ sơ sinh, cùng với quan sát sự di động của lồng ngực khi trẻ thở. Trẻ sơ sinh thở mạnh, nhanh gấp được đánh giá là dấu hiệu lâm sàng nguy hiểm, có giá trị chẩn đoán viêm phổi chính xác cao nhất ở trẻ.
Trẻ sơ sinh thở mạnh, nhanh gấp được xem là dấu hiệu nguy hiểm
Triệu chứng trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định cụ thể như sau:
- Hơn 60 lần/ phút đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi
- Hơn 50 lần/ phút đối với trẻ sơ sinh từ 2 12 tháng tuổi
- Hơn 40 lần/ phút đối với trẻ nhỏ từ 1 5 tuổi
Bình thường, mỗi khi hít vào thở ra được tính là một nhịp thở. Cha mẹ cần chú ý đếm nhịp thở của trẻ sơ sinh khi con đang nằm yên, không gắng sức làm bất cứ việc gì. Đối với trẻ sơ sinh thì mẹ nên đếm nhịp thở khi trẻ không ở trong tình trạng sợ hãi hay quấy khóc. Có thể dùng đồng hồ hoặc thiết bị điện tử có kim giây để đếm nhịp thở và phải kiên trì đếm trong vòng 1 phút. Chú ý không được tùy tiện đếm nhanh, đếm tắt trong 15 giây rồi đem nhân lên cho 4.
Triệu chứng thở mạnh ở trẻ sơ sinh từ 0 12 tháng tuổi là khi trẻ có nhịp thở từ 60 lần/ phút trở lên. Khi đếm nhịp thở của trẻ, cần lưu ý nhìn vào bụng hoặc để ý lồng ngực của trẻ.
Đối với những trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi vốn thường có nhịp thở không đồng đều. Vì vậy, nếu cha mẹ đếm nhịp thở cho trẻ lần 1 thấy con số >60 lần/ phút thì tốt nhất nên đếm lại lần 2. Nếu kết quả vẫn > 60 lần/ phút thì mới có thể xác định chắc chắn là trẻ thở nhanh.
Bé sơ sinh thở mạnh, nhanh là triệu chứng thường thấy của bệnh viêm phổi hay gặp ở các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 - 3 tuổi. Đối với những trẻ em trên 3 tuổi thì độ nhạy cảm của những lần thở nhanh lại trở nên thấp dần. Với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mà nhịp thở > 70 lần/ phút thì thường là triệu chứng của bệnh viêm phổi nặng.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh ở bụng
Lý giải nguyên nhân của tình trạng thở bất thường này của trẻ sơ sinh trong quá trình phát triển, các chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân chủ yếu đến từ hệ thống hô hấp vốn còn non yếu, chưa ổn định của trẻ. Em bé sơ sinh thường xuyên thở bằng mũi, nhưng giai đoạn dưới 12 tháng tuổi thì em bé hay bị nghẹt mũi do lượng nước mũi tồn đọng ở bên trong.
Trẻ thở mạnh đôi khi bắt nguồn từ tư thế nằm ngủ của trẻ chưa đúng
Ngoài ra, các nguyên nhân trẻ thở mạnh còn bắt nguồn từ hệ miễn dịch của trẻ kém, chưa thể tự điều khiển được hơi thở của chính bản thân mình cũng sẽ khiến cho trẻ dễ bị cảm cúm, từ đó việc hô hấp cũng khó khăn hơn.
Việc trẻ sơ sinh thở mạnh sẽ không phải là vấn đề gì đáng lo ngại nếu như trẻ vẫn ăn ngủ, chơi bình thường và tăng cân đúng chuẩn WHO. Nhưng nếu trẻ sơ sinh bắt đầu có những dấu hiệu ngày càng suy yếu dần về sức khỏe, nhịp thở của trẻ không ổn định và làn da thì tím tái dần, mẹ cần lưu ý vì có thể nguy cơ trẻ mắc phải các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp là rất cao.
Trẻ sơ sinh thở mạnh là bệnh gì, có đáng lo không?
- Nhịp thở trung bình của trẻ sơ sinh thường sẽ từ 40 60 lần/ phút, so với 12 - 20 lần/ phút ở những người trưởng thành, điều này cho thấy nhịp thở của bé sơ sinh thường nhanh hơn người bình thường.
- Để đếm được chính xác nhịp thở của bé, bố mẹ có thể chủ động ôm con vào lòng khi bé đang ở trong trạng thái thư giãn và không hề quấy khóc. Tiếp theo, các mẹ sẽ nhẹ nhàng vén áo của bé lên khỏi phần ngực. Mẹ đặt tay nhẹ nhàng lên ngực để theo dõi nhịp thở của bé thông qua bụng hoặc ngực.
- Mỗi lần hít vào thở ra của bé được tính là 1 nhịp thở, bố mẹ sẽ đếm từ từ trong vòng 1 phút và có thể đếm lại 1 lần nữa từ 2 - 3 lần để có được kết quả đo chính xác nhất.
- Bé thở mạnh bụng phập phồng có sao không? Trường hợp những trẻ sơ sinh thở nhanh, gấp, bé khó thở, lồng ngực rung lên, bụng phập phồng, thở bằng mũi thì rất có thể trẻ đang gặp phải vấn đề về đường hô hấp như: Chứng suy hô hấp, viêm phổi hay khó thở ở thanh quản.
Vậy, trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có sao không? Trường hợp trẻ sơ sinh bị khó thở, thanh quản có những dấu hiệu đặc trưng như hít thở khó, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, thở chậm, lúc này trẻ sẽ có thể xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, thậm chí là bị lõm ức và tình trạng rút lõm lồng ngực.
Bé thở mạnh, bụng phập phồng rất có thể gặp vấn đề về đường hô hấp
Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ, ngủ hay bị giật mình
- Bé sơ sinh thường hay rơi vào tình trạng thở gấp và nhịp thở > 60 lần/ phút, bé ngủ hay giật mình nhưng lại không tỉnh ngủ hẳn mà lơ mơ thì cũng đáng lo ngại, nhất là đối với những trẻ sinh ra bị thừa cân. Trẻ thừa cân thường có nhu cầu dinh dưỡng, chuyển hóa cao hơn nên trẻ sẽ có nhịp tim nhanh, nhịp thở từ đó cũng nhanh hơn (dưới 60 lần/ phút) hơn là các trẻ sinh ra có cân nặng đạt chuẩn.
- Trẻ sơ sinh thỉnh thoảng hay gặp phải những cơn giật mình trong vài giây, có thể gây ra tình trạng tím tái. Có khi xuất hiện cơn ngưng thở ít hơn 10 giây do hệ thần kinh trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, vẫn còn non yếu. Triệu chứng này sẽ hết khi trẻ lớn hơn, từ 3 - 4 tháng tuổi. Nhưng nếu như con của bạn có nhịp thở >60 lần/ phút là bất thường, khi đó bạn cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để kiểm tra và xác định nguyên nhân.
Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ, phải làm sao?
Khi thấy tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh khi bú, mẹ vẫn cần tiếp tục cho bé bú đều đặn. Lớn hơn một chút nữa, được khoảng 6 tháng tuổi thì nên cho bé uống đầy đủ nước. Nếu trẻ sơ sinh đang bị khó thở và kèm theo tình trạng môi, miệng, mặt bị tím tái hoặc có màu xanh nhạt thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám ngay.
Lưu ý: Tuyệt đối không được điều trị trẻ sơ sinh thở mạnh bằng các mẹo dân gian hoặc tự ý mua thuốc về cho bé uống. Vì làm như vậy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Điều quan trọng nhất khi bắt đầu nhận thấy trẻ sơ sinh thở nhanh là bố mẹ phải quan sát các triệu chứng đi kèm. Đồng thời, cần kịp thời thông báo đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa trẻ đến bệnh viện trước khi quá muộn.
Trường hợp trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh nếu không đi kèm theo bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào khác thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thở mạnh lại đi kèm những triệu chứng nguy hiểm sau đây, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay:
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân phổ biến khiến cho bé yêu bị thở mạnh khi ngủ là do bé bị nghẹt mũi. Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ thường có hiện tượng bị chảy nhiều nước mũi, trẻ sẽ thở khò khè, nghẹt mũi. Nếu trẻ chỉ vừa mắc phải tình trạng này, các mẹ chỉ cần vệ sinh mũi cho bé yêu thường xuyên bằng các thuốc xịt mũi chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu sau 2 tuần, bạn vẫn không thấy các triệu chứng của bé yêu có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn tăng nặng hơn thì tốt nhất cần phải đưa con đi bệnh viện để khám ngay.
- Trẻ thở mạnh kèm theo triệu chứng sốt: Bé yêu đang bị sốt cao cũng sẽ gặp phải trường hợp thở gấp, nhịp thở mạnh và nhanh. Hành động này sẽ làm nhanh chóng xua tan đi cơn nóng của trẻ, đồng thời giúp cơ thể trẻ mau phục hồi.
- Trẻ thở mạnh mỗi khi phải vận động mạnh: Cũng tương tự như ở người lớn, mỗi khi vận động mạnh, trẻ sẽ bắt đầu phải hít thở mạnh và nhanh để giúp cho cơ thể cung cấp nhiều oxi hơn cho các hoạt động sống của tế bào. Để giảm thiểu tình trạng trẻ phải thở mạnh và nhanh, gấp do hít phải khói bụi, các mẹ nên lưu ý vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, giữ cho môi trường sống, vui chơi của con yêu luôn được sạch sẽ và thông thoáng.
- Trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè hoặc kèm theo tiếng: Nếu con yêu mắc phải triệu chứng này thì có thể bé đang mắc phải căn bệnh hen suyễn hay đang bị nhiễm virus. Việc bé sơ sinh thở mạnh và nhanh lúc này là do bé đang bị tắc nghẽn một khu vực nào đó trong đường thở dẫn đến trường hợp trẻ bị thở khò khè hoặc thở phát ra tiếng. Mẹ có thể cho bé hít dung dịch albuterol hay sử dụng máy phun sương xịt vào mũi để giúp con yêu cải thiện tình trạng này.
Kết luận
Qua bài viết này, hy vọng chúng tôi đã giúp các mẹ giải tỏa được những vướng mắc về trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh. Thêm vào đó, bố mẹ nên theo dõi thường xuyên nhịp thở của con yêu mỗi ngày và giữ cho môi trường sinh hoạt, vui chơi của bé luôn sẽ sạch sẽ, thông thoáng sẽ. Đây chính là những gợi ý hữu ích giúp cho “thiên thần nhỏ” của bố mẹ tránh được các bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Có Sao Không, Mẹ Cần Xử Lý Như Thế Nào?
Nguồn tham khảo:
- https://eva.vn/lam-me/tre-so-sinh-tho-manh-nguyen-nhan-do-dau-c10a398961.html
- https://yeutre.vn/bai-viet/tre-so-sinh-tho-manh-nguyen-nhan-do-dau-va-cach-khac-phuc.22546/
- https://www.aboutkidshealth.ca/article?contentid=894&language=english