Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Có Sao Không, Mẹ Cần Xử Lý Như Thế Nào?

30 thg 12 2019 09:34

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ khiến cho nhiều bậc cha mẹ bất an, lo lắng. Bố mẹ cũng không biết được triệu chứng này có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con yêu hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn, thắc mắc ấy!

Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

 Theo thống kê của các chuyên gia cho thấy có đến hơn 2/3 trẻ sau khi sinh một vài tuần sẽ gặp phải triệu chứng sôi bụng. Ngoài những âm thanh “rột roạt” từ bụng, một vài dấu hiệu để nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng như: đi ngoài nhiều hơn, xì hơi ngay sau khi bú,…

Có đến hơn 2/3 trẻ sau khi sinh thường gặp phải triệu chứng sôi bụng

 Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến trẻ sôi bụng xuất phát từ chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của mẹ và trẻ. Cụ thể hơn là do sự tương thích của bé đối với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thời điểm sau khi sinh, hệ tiêu hóa của bé yêu còn rất yếu nên rất khó thích nghi với các loại sữa công thức hơn là sữa mẹ.

 Trường hợp bắt buộc phải cho con uống sữa công thức, mẹ cũng cần cẩn thận khi chọn sữa cho bé. Đôi khi, việc vệ sinh bình sữa không đảm bảo và cách pha chế sữa của mẹ không đúng cách cũng sẽ khiến trẻ nuốt phải một lượng không khí khi bú, từ đó gây ra hiện tượng sôi bụng.

 Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi có thể do không hấp thu được Lactose – đây là một loại đường phức tồn tại nhiều trong sữa công thức. Việc thiếu tương thích với Lactose có thể do bẩm sinh trẻ vốn đã không thể dung nạp được hoặc trẻ sơ sinh thường xuyên bị tiêu chảy, dẫn đến rối loạn tiêu hóa ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Xì Hơi Nhiều Có Sao Không?

 Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ sau sinh cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng. Nếu như mẹ hấp thụ quá nhiều thức ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, những thực phẩm khó tiêu hay gia vị cay nóng cũng khiến trẻ bị sôi bụng.

 Tuy nhiên, trẻ gặp phải bất cứ biểu hiện khó chịu nào, bố mẹ cũng cần phải bình tĩnh. Chỉ cần cha mẹ tìm hiểu kỹ càng và loại trừ các nguyên nhân, từ đó xử lý hiệu quả, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ sớm bình thường trở lại. 

Vậy, trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

 Bú sữa công thức cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Nếu trẻ bé bú mẹ hoàn toàn thì sẽ loại trừ được hiện tượng sôi bụng. Nếu bé bú không đủ hàm lượng sữa hoặc nhu động ruột của trẻ không tốt sẽ gây ra tình trạng sôi bụng. 

Nhu động ruột của trẻ không tốt sẽ gây ra tình trạng sôi bụng

 Trường hợp bé uống sữa công thức thì đôi khi do sữa không phù hợp với con hoặc cách mẹ pha không đúng liều lượng thì cũng có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, táo bón. Thực tế có đến 30% trẻ sơ sinh từ 3  18 tuần tuổi thường xuyên bị sôi bụng, đầy hơi, nôn trớ và chướng bụng sau khi bú. Vì vậy, các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng khi bé yêu chẳng may rơi vào tình trạng này.

 Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, quấy khóc nhiều, hệ tiêu hóa của bé bị mất cân bằng khiến cho chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn của cơ thể bị giảm. Bé sẽ bị sụt cân, chậm lớn, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cũng như sự phát triển.

 Nếu bé bị sôi bụng mà vẫn ăn uống, ngủ, chơi bình thường thì mẹ có thể yên tâm vì tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt. Tuy nhiên, nếu trẻ vừa bị sôi bụng vừa bị đầy hơi, công thêm tình trạng quấy khóc, bỏ bú, không “xì hơi” được, thậm chí là đi tướt hoặc không đi đại tiện được, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra cụ thể.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?

 Thay đổi tư thế của mẹ khi cho bé bú: 

  •  Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do bé bị hít phải nhiều không khí. Chính vì vậy, khi tiến hành cho bé bú, các bà mẹ cần khắc phục tối đa điều này.
  •  Nếu bé thường quấy khóc khi đang bú, đồng thời mẹ nghe thấy tiếng bụng của bé sôi thì hãy nhanh chóng thay đổi tư thể cho con bú. Các mẹ có thể đặt bé lên vai mình, sau đó vỗ nhẹ lưng để bé có thể ợ nóng, thoát hơi ra ngoài. Bạn cũng có thể đặt cho bé nằm ngửa xuống giường. Sau đó, nhẹ nhàng gập các đầu gối chân của bé sơ sinh liên tục.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do bé bị hít phải nhiều không khí

 Bé sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao? Nếu bé đang bú bình, các mẹ cần cẩn thận cho bé ngậm núm vú vừa phải, tránh ngậm quá nhiều hoặc quá ít. Điều này sẽ tránh tình trạng bé bị nuốt không khí vào bên trong, từ đó gây ra hiện tượng sôi bụng.

 Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì?

  •  Nếu phát hiện thấy trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều hay trẻ thường xuyên đi ngoài, các mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Sau khi sinh, nếu mẹ đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, một số thực phẩm mẹ ăn vào hàng ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ tiêu hóa của các bé.
  •  Nếu mẹ là một “tín đồ” của các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, ăn nóng, hoặc ăn các món có vị chua như cà chua, cam, quýt, các sản phẩm từ đậu nành,… rất có thể sẽ làm trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài. Do đó, trong thực đơn hàng ngày, các mẹ cần cắt giảm đến mức thấp nhất những thực phẩm này.

Các mẹ cần ăn nhiều chất xơ, rau củ quả, uống nước nhiều

 Chọn đúng sữa công thức: Chắc hẳn mẹ đang lo lắng, không biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao k? Nếu trẻ không hấp thụ được Lactose có trong sữa công thức thì mẹ nên cắt giảm khẩu phần sữa công thức mà cho trẻ ăn từ từ để cơ thể kịp thời sản sinh ra các men tiêu hóa lượng đường Lactose.

 Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần biết những cách phòng ngừa tình trạng sôi bụng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các bé. Mẹ cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để tăng cường nhuận tràng cho bản thân mình. 

Từ đó, một số thành phần sẽ tiết qua sữa khi trẻ bú cũng giúp cho hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn. Mẹ có thể tiến hành massage nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ sơ sinh để kích thích nhu động ruột của con hoạt động tốt hơn.

 Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ? Khi cho bé bú, mẹ nên giữ cho đầu bé cao hơn thân người bé một chút. Nếu thấy trẻ bú xong mà bị ọc sữa thì mẹ nên nghiêng hẳn đầu bé qua một bên để con có thể ọc hết sữa ra. Mẹ không nên để bé con nằm ngửa, nhằm tránh cho sữa không bị trào ngược trở lại vào cổ họng, khiến cho trẻ bị sặc nhé.

 Đối với các bé sơ sinh dưới 1 tháng thì tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều và thường xuyên, bụng hay căng trướng và bé thường ọc sữa ra ngoài một lượng lớn ngay sau khi bú, thì bố mẹ nên đưa con đi bệnh viện để bé yêu được thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán vấn đề mà bé con đang gặp phải một cách chính xác nhất, đồng thời tìm được cách điều trị an toàn hơn, mẹ nhé.

 Gặp bác sĩ chuyên khoa nhi khi bệnh của trẻ kéo dài: Khi tình trạng bé sơ sinh bị són và sôi bụng kéo dài thậm chí còn có dấu hiệu tăng nặng, các mẹ cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn và có cách chữa trị dứt điểm nhé.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Mẹ Nên Ăn Gì Để Bé Nhanh Khỏi?

Phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng như thế nào?

Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đầy hơi, các mẹ có thể tham khảo:

 Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, ít nhất là trong 6 tháng đầu. Nếu sữa mẹ không có nhiều, mẹ cần chú ý ăn uống nhiều loại thực phẩm để có nhiều sữa như: móng giò hầm đu đủ xanh, rau lang, sữa ấm,... Mẹ cũng có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày để cho bé dễ no hơn.

 Mẹ nên vắt bỏ phần sữa đầu tiên của mình khi chuẩn bị cho bé bú vì nó chứa nhiều lactose, dễ bị chua, không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Trong trường hợp bé uống sữa công thức. mẹ cần tìm hiểu kĩ lưỡng các loại sữa, cách pha chế đúng chuẩn cũng như giữ vệ sinh cho dụng cụ pha chế sữa của bé nhé.

 Thực đơn ăn uống hàng ngày của các mẹ sau sinh phải cân bằng, không chứa nhiều dầu mỡ, không bị quá chua, nóng,… Bên cạnh đó, chị em cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có tính mát và giàu chất xơ.

Phòng ngừa tình trạng sôi bụng sẽ đảm bảo sự phát triển tốt nhất ở trẻ

 Mẹ cũng cần lưu ý không nên cho con bú quá no mà chỉ nên bú “lửng dạ” thôi. Mặt khác, mẹ cần chia thành nhiều cữ bú cho bé yêu chứ không nên dồn hết vào một lần bú, làm như vậy vừa giúp bé dễ ngủ, đồng thời bé cũng không bị sôi bụng vì bú quá no.

 Sau khi cho bé bú xong, mẹ nên làm cho con ợ hơi bằng cách bế dựng lên sao cho đầu cao hơn thân người và vỗ nhẹ vào lưng bé. Khi nào mẹ nghe được tiếng con ợ hơi rồi thì mới đặt cho trẻ nằm xuống. Có như vậy mới phòng tránh được tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Sôi Bụng Đi Ngoài Có Bọt, Mẹ Chớ Xem Thường! 

Kết luận

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên, hy vọng các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Có như vậy, bé nhà bạn sẽ luôn bú khỏe, ngủ ngon, chơi ngoan và mau lớn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe và tràn đầy sức sống!

Xem thêm:

5 Cách Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Giật Mình

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents