Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Xì Hơi Nhiều Có Sao Không?

30 thg 12 2019 09:41

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi là dấu hiệu đặc trưng cho thấy hệ tiêu hoá của trẻ đang gặp phải vấn đề cần được cha mẹ quan tâm theo dõi và xử lý kịp thời. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này, cần điều trị như thế nào mới có hiệu quả? Các bậc cha mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

 Sôi bụng là tình trạng phổ biến, đó là vùng bụng của trẻ sẽ phát ra những âm thanh nghe như nước sôi “ùng ục”, quan sát bụng bé, mẹ sẽ thấy có vẻ căng tròn hơn. Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi, bé thường có cả triệu chứng nôn ói sau khi ăn, bỏ ăn, quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm. 

Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi, bé thường bỏ ăn, quấy khóc

 Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài 1 ngày, thậm chí là lâu hơn tùy theo từng tình trạng và mức độ của bé. Xì hơi thực ra cũng là một phần quan trọng của quá trình tiêu hoá và cũng là phản ứng của cơ thể để có thể thải khí độc ra ngoài khỏi đường ruột qua lối hậu môn. 

 Khi bị xì hơi bé thường phát ra âm thanh “bủm” và mẹ có thể được nghe rõ, kèm theo đó là mùi hôi thối nhẹ. Cũng có bé xì nhẹ không phát ra tiếng nhưng đều tạo ra mùi hôi rất khó chịu.

 Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều, thậm chí đi ngoài ngay sau khi vừa bú mẹ hoặc uống sữa bột, hay khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm làm từ sữa nào như: phô mai, sữa chua, váng sữa,... cũng khiến cho trẻ bị sôi bụng. Theo các bác sĩ, bố mẹ không nên cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi sử dụng sữa bò vì đây có thể là “thủ phạm” chính gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

 Tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đầy hơi được là một hiện tượng phổ biến, tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ nhưng cũng ít nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Chính vì thế, bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng thì các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý đến các biện pháp xử lý cũng như phương pháp chăm sóc trẻ khi bé rơi vào tình trạng này.

Giải mã nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi?

 Trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng và xì hơi do chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ không hợp lý. Chẳng hạn như ăn quá nhiều các thực phẩm có nhiều gia vị cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ hay các thực phẩm dễ gây đầy bụng như: bắp cải, su hào, súp lơ, đậu đỗ,... 

 Đồng thời, trẻ có thể bị sôi bụng do mẹ đang sử dụng các chất kích thích, cà phê, rượu, bia, nước uống có cồn,… Tất cả các loại đồ ăn, đồ uống này khi nạp vào cơ thể mẹ đều có thể gây tạo khí khiến trẻ bị đầy hơi khi bé bú vào.

Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều do mẹ cho bé bú không đúng tư thế

 Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều đôi khi còn do mẹ cho bé bú sai tư thế khiến cho bé bị nuốt phải nhiều khí vào bụng. Chính lượng khí dư thừa này đã gây ra chứng đầy bụng chướng hơi, khiến trẻ càng khó tiêu. Kể cả khi đã dùng bình để ti mà không có van thoát khí hay thói quen cầm bình sữa ngang cũng sẽ khiến cho trẻ dễ bị nuốt nhiều khí vào bụng.

 Trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng và xì hơi do tình trạng dị ứng với loại sữa công thức mà bé đang sử dụng. Ví dụ như, các loại sữa đó có chứa nhiều đường lactose, đây là một loại đường khiến cho dạ dày của bé khó mà tiêu hoá được. Vì thế, cũng rất dễ gây ra tình trạng bé bị đầy bụng, khó tiêu và xì hơi nhiều.

 Do mẹ cho bé sơ sinh sử dụng các loại nước ép trái cây quá sớm, đặc biệt là các loại nước ép trái cây đóng chai có nhiều các chất bảo quản, hương liệu, màu,... mà dạ dày của bé không thể tiêu hoá được, từ đó dễ gây tạo khí trong bụng bé nhiều hơn. Từ đó, khiến bé bị đầy bụng, sôi bụng và buộc phải xì hơi. 

 Mẹ lưu ý nhé, đối với các bé trên 6 tháng tuổi đã có thể sử dụng được một số loại nước ép trái cây. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý pha loãng đúng tỷ lệ nước để tránh gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, dẫn đến chứng sôi bụng và xì hơi nhiều.

 Việc cho trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm khiến cho bé bị sôi bụng và xì hơi. Chức năng dạ dày của bé sơ sinh vốn còn non yếu, bé vẫn chưa thể tiêu hoá được các đồ ăn mới lạ ngoài sữa mẹ. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể thích nghi ngay được nên sẽ gây ra hiện tượng khó chịu này. 

 Ngoài ra, việc trẻ thường xuyên khóc nhiều cũng khiến cho bé dễ bị nuốt khí vào trong dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng bé bị sôi bụng.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi, bố mẹ phải làm sao?

 Khi bé bị sôi bụng, mẹ hãy massage bụng cho bé yêu bằng cách xoay tròn bàn tay trên bụng bé theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ rốn ra ngoài. Cách massage này sẽ giúp cho bé tiêu hoá tốt hơn, đồng thời đẩy bớt được lượng khí hơi đầy trong dạ dày trẻ ra ngoài, giúp cho bé xì hơi nhiều hơn. Làm như vậy sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi chứng đầy bụng và giúp cho bé tiêu hóa tốt hơn.

 Cho bé uống sữa công thức có chứa ít đường lactose bởi vì lactose chính là nguyên nhân khiến cho trẻ bị sôi bụng, dẫn đến tình trạng đi ngoài, xì hơi do bị khó tiêu. Vì thế, việc cắt giảm lượng lactose hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp cho bé tránh được tình trạng bị sôi bụng. 

 Tốt nhất, các mẹ nên cho con uống các loại sữa có tính mát, có nhiều chất xơ và đặc biệt là không nên uống sữa công thức quá sớm nếu mẹ thấy không thực sự cần thiết.

Trẻ nên bú mẹ hoàn toàn, không nên uống sữa công thức quá sớm

 Cho bé uống các loại men vi sinh để cung cấp hàm lượng lợi khuẩn cho đường ruột của bé, giúp tiêu hoá tốt hơn. Đồng thời, giúp điều trị nhanh chóng hiện tượng táo bón và cơn đầy bụng, cho bé nhanh hết bị sôi bụng, cải thiện được chức năng đường ruột của bé hiệu quả nhất. Nhưng để yên tâm hơn thì mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi để lựa chọn được loại men tiêu hoá phù hợp nhất nhé.

 Mẹ nên tìm mọi cách cho bé bú mẹ hoàn toàn ít nhất là trong 6 tháng đầu, nếu mẹ không đủ sữa cần thiết thì mới phải cho bé uống thêm sữa công thức. Và đặc biệt, nên chọn cho bé một loại sữa phù hợp với lứa tuổi, ít chứa lactose. Sữa công thức có thành phần protein gần giống với sữa mẹ sẽ giúp cho bé dễ tiêu hóa và nhanh hấp thu hơn.

 Ngoài ra, mẹ cũng cần cho con bú đúng cách: dùng tay đỡ đầu bé cao hơn dạ dày để bé không bị “bú hơi”. Có thể cho trẻ sơ sinh uống thử sữa chua vì trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn, sẽ giúp cho bé tiêu hóa tốt hơn và đặc biệt sữa chua còn có thể tiêu hóa được đường lactose.

 Nếu trẻ khó hấp thu sữa công thức, mẹ có thể cho bé bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi khác như các loại rau có màu xanh đậm, tôm, cua, ốc, cá hồi, sữa đậu nành, nước cam,... để kích thích quá trình phát triển của hệ xương và răng cho bé.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi gặp bác sĩ?

 Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn ăn, ngủ, chơi tốt và tình trạng sôi bụng chấm dứt khi mẹ áp dụng chế độ ăn uống có nhiều rau xanh, chất xơ, ít sữa thì cũng không cần lo lắng nhiều. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn bị sôi bụng, tiêu chảy, đầy hơi, quấy khóc, bỏ ăn,... thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Nếu trẻ vẫn bị sôi bụng, tiêu chảy thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay

 Bố mẹ có thể tới viện dinh dưỡng để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng, đầy bụng hoặc trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nhờ vậy, bạn sẽ có thể cân bằng được chế độ dinh dưỡng một cách tốt nhất cho trẻ.

Cách phòng ngừa hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều

 Nên tạo điều kiện tốt nhất để trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Mẹ có thể cho bé bú thành nhiều lần trong ngày để bé được no hơn. Các mẹ nên ăn nhiều các loại thực phẩm lợi sữa như quả sung, rau lang, móng giò,... để giúp đảm bảo được lượng sữa cho bé bú mỗi ngày.

 Trường hợp bé phải bú sữa ngoài thì bố mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc, xuất xứ của các loại sữa, cách pha chế cũng như cách giữ vệ sinh cho dụng cụ pha chế sữa cho bé.

 Thực đơn ăn uống mỗi ngày của mẹ cũng phải cân bằng, hợp lý. Mẹ không nên ăn các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ chua, đồ ăn cay nóng,… Cần bổ sung thêm vào chế độ ăn của mẹ các thực phẩm có tính mát, bổ dưỡng, giàu chất xơ.

 Sau khi cho bé bú, mẹ có thể kết hợp xoa bụng, vỗ lưng, lắc nhẹ người để cho bé nhanh chóng ợ hơi rồi mới đặt bé xuống, có như vậy mới tránh tình trạng bé yêu bị sôi bụng.

Sau khi cho bé bú, mẹ nên bế dựng trẻ lên để cho trẻ ợ hơi

Kết luận

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi. Hy vọng với những gợi ý ở trên sẽ giúp cho các mẹ biết được cách chăm sóc cho bé sơ sinh hiệu quả để bé có thể bú khỏe, vui vẻ, ngủ ngon. Đồng thời, cũng giúp cho bé yêu không phải khó chịu với các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, xì hơi nhiều.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Mẹ Nên Ăn Gì Để Bé Nhanh Khỏi?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp