Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Mẹ Nên Ăn Gì Để Bé Nhanh Khỏi?

30 thg 12 2019 10:17

Sôi bụng, trướng bụng là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ khi mẹ ăn món gì đó “lạ bụng”. Vậy, trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì để giúp con nhanh khỏi? Các mẹ hãy tham khảo ngay những gợi ý trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh ăn sữa mẹ bị sôi bụng mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường bắt nguồn chủ yếu từ chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ mà ra. Chính vì thế, mẹ cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng sôi bụng ở bé yêu. Vậy, trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì? Sau đây là những món mà mẹ nên ăn:

 Cần tăng cường ăn các loại rau xanh hơn, ví dụ như: rau đay, rau khoai lang, rau chân vịt, rau mồng tơi, rau dền, rau muống,… Các loại rau xanh này không chỉ giúp cung cấp chất xơ mà còn có rất nhiều vitamin. Do đó, hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động của hệ tiêu hoá của trẻ, giúp cho bé tiêu hoá tốt, đồng thời, trẻ sẽ hết bị sôi bụng, thậm chí còn “đánh bay” được cả tình trạng táo bón.

Mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh nhất

 Mẹ nên ăn thật nhiều hoa quả, các loại trái cây tươi. Đây là nguồn thực phẩm vô cùng dồi dào vitamin, khoáng chất, cung cấp nước và chất xơ cực kỳ có lợi, kích thích hệ tiêu hoá của trẻ. Đồng thời, các vitamin còn giúp nâng cao sức đề kháng cho bé sơ sinh, do vậy sẽ giúp cải thiện đường tiêu hoá rõ rệt.

 Khi trẻ sơ sinh ăn sữa mẹ bị sôi bụng, mẹ nên ăn các loại thực phẩm giúp nhuận tràng như: khoai lang, củ dền, đu đủ hầm giò, rau lang,… như vậy khi bé bú được nguồn sữa này sẽ giúp cho tiêu hoá hoạt động tốt hơn.

 Tre so sinh bi soi bung me nen an gi: Mẹ cần bổ sung cho mình nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn. Sữa chua là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp cho bé một hàm lượng lợi khuẩn lớn, cực kỳ có lợi cho đường ruột. Ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày còn giúp nâng cao hệ miễn dịch của đường ruột. Vì thế mẹ không cần lo lắng khi con yêu bị đầy hơi, sôi bụng hay khó tiêu, thậm chí là tình trạng táo bón cũng sẽ nhanh chóng biến mất.

 Mẹ cũng có thể uống bổ sung một số đồ uống có tính mát và hỗ trợ cho hệ tiêu hoá tốt như: bột sắn, sữa ấm, nước ấm,…

 Một số loại hạt cũng rất có lợi cho tiêu hoá như: hạt chia, hạt lanh,… mẹ cũng nên ăn nhiều để nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hoá ở trẻ một cách tốt hơn.

 Đối với dầu ăn thì mẹ nên chọn ăn dầu thực vật như dầu gạo, dầu đậu nành thay vì mỡ lợn. Dầu thực vật có chứa một hàm lượng chất xơ, giúp trẻ dễ tiêu hoá, không gây nóng trong, đặc biệt an toàn hơn đối với dạ dày và sức khoẻ.

 Trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ nên ăn gì? Mẹ nên ưu tiên ăn chủ yếu các món được chế biến theo phương pháp hấp, luộc hoặc hầm. Cách chế biến như vậy vừa dễ ăn lại tránh tiêu thụ chất béo. Vì thế, khi bé yêu bú sữa vào sẽ vẫn đảm bảo dinh dưỡng mà vẫn không lo bị sôi bụng.

 Các loại thịt: Mẹ vẫn có thể bổ sung thêm các loại thịt, cá hàng ngày bình thường nhưng cần hợp lý và cân đối. Đặc biệt, thức ăn cho mẹ sau sinh cần phải được nấu chín kỹ trước khi ăn, tránh nấu tái để đảm bảo an toàn cho bé.

Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ cần tránh ăn gì?

Nếu tre so sinh soi bung khi bu me, ngoài những thực phẩm nên ăn nhiều thì mẹ cũng cần tránh ăn những món sau:

 Đồ ăn có nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nướng, quay,… có nhiều mỡ sẽ làm tăng hàm lượng chất béo trong sữa mẹ, khiến cho bé càng khó tiêu hoá.

 Các loại thực phẩm gia vị, có tính cay, nóng như: mù tạt, ớt, tỏi, tiêu, gừng,… các loại trái cây có tính nóng như: nhãn, mít, sầu riêng.... sẽ khiến cho sữa mẹ bị nóng và làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của bé.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị sôi bụng nên mẹ cần chú ý chế độ ăn uống

 Mẹ cũng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, đặc biệt là các loại bánh kẹo có nhiều đường. Dạ dày của bé cũng không thể tiêu hoá được tất cả các loại đường nên cũng rất dễ gây sôi bụng, vì thế mẹ cần tránh ăn.

 Hạn chế ăn nhiều mỡ lợn: Đây là nguồn chất béo cực kỳ khó tiêu hoá đối với dạ dày của trẻ, hơn nữa còn làm tăng thêm nguy cơ bị béo phì, vì thế nên mẹ cần tránh ăn mỡ lợn trong giai đoạn này.

 Không ăn các loại thực phẩm tươi sống, thịt cá, trứng và hải sản chế biến chưa kỹ,… bởi vì đây chính là môi trường ẩn chứa nhiều vi khuẩn và các loại ký sinh trùng, rất dễ khiến cho bé bị rối loạn tiêu hoá, gây ra tình trạng sôi bụng và tiêu chảy.

 Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý, tuyệt đối không nên uống rượu, bia, cà phê và sử dụng các chất kích thích khác. Qua đó, giúp đảm bảo cho sức khoẻ của con một cách tốt nhất.

Những việc mẹ cần làm khi bé yêu bị sôi bụng

 Khi đã phát hiện rõ được nguyên nhân tại sao bé yêu bị sôi bụng, mẹ vẫn có thể xác định để tự chữa trị cho bé.

Đầu tiên, các mẹ cần thay đổi tư thế bế bé khi cho bú, vỗ lưng cho con để bé yêu dễ dàng ợ hơi. Sau đó, mẹ nên đặt con nằm ngửa xuống giường rồi tiến hành gập đầu gối bé lại rồi thả ra, lặp lại nhiều lần để cho trẻ cảm thấy được dễ chịu hơn.

Các mẹ cần thay đổi tư thế bế bé khi cho bú để phòng tránh sôi bụng

  •  Thứ hai, đối với những bé bú sữa công thức thì mẹ cũng cần xem xét lại các loại thực phẩm từ sữa để cho bé sử dụng. Cần chú ý, sữa công thức mẹ cho bé uống không nên chứa nhiều lactose. 

Vì đây chính là nguyên nhân khiến cho bé đi ngoài và tiêu chảy do cơ thể của bé không thể tiêu hóa được. Bởi vậy, cắt giảm lượng lactose bằng cách thay đổi sữa khác có thể là cách để trẻ giảm tình trạng sôi bụng và đi ngoài.

 Thứ 3, mẹ cũng cần chú ý việc vệ sinh các dụng cụ dùng để pha chế sữa của con yêu đảm bảo. Luôn phải rửa sạch và để cho ráo khô, tiệt trùng bình sữa, dụng cụ pha chế sữa và cả phần núm vú trước khi pha sữa cho trẻ sử dụng. Chú ý khi pha sữa cho bé, mẹ nên hạn chế lượng không khí lọt vào trong bình ở mức thấp nhất.

 Thứ 4, đối với những mẹ cho con bú sữa thì cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày sao cho khoa học. Bởi vì những thực phẩm mẹ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị sữa mà mẹ cho con bú. Một số loại rau quả, chẳng hạn như cà chua, cam, quýt, cải xanh, giá đỗ, đậu nành,… mà mẹ ăn hàng ngày cũng có thể khiến cho bé sơ sinh bị sôi bụng khi bú sữa.

 Thứ 5, mẹ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày của 2 mẹ con theo cách như sau:

  •  Uống mỗi ngày mẹ nên uống 1 lít sữa, ăn thêm đậu hũ, tôm, cua, phô mai,... để tăng cường bổ sung canxi cho sữa mẹ.
  •  Cho bé phơi nắng 20 phút/ ngày, uống 400 UI vitamin D3/ ngày để ngăn ngừa còi xương.
  •  Bé bú thêm sữa công thức rất có thể sẽ bị dị ứng sữa, gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài, bỏ bú, quấy khóc. Mẹ nên cho bé yêu bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sau khi bé bú xong, mẹ nên vắt sữa thừa ra.
  •  Cho bú mẹ đều đặn mỗi 2 giờ/ lần và mẹ cũng cần ăn thêm mỗi ngày 1 bữa ăn xế, ăn thêm các loại thịt như bò, gà, cá hồi để đảm bảo đủ sữa cho bé bú.

Bé bú thêm sữa công thức sẽ có nguy cơ bị bị dị ứng sữa

 Thứ 6, nếu bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì hiện tượng bé bị sôi bụng và táo bón thường xảy ra nếu nếu bé không bú được đủ lượng sữa hoặc nhu động ruột của bé không tốt cũng gây ra tình trạng này. Trường hợp bé yêu bú sữa công thức thì đôi khi còn gặp phải tình trạng sữa không phù hợp đối với con hoặc mẹ pha không đúng tỉ lệ và liều lượng sữa thì cũng có thể gây ra tình trạng táo bón cho bé.

Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ cần chú ý những điều gì?

 Mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống để giúp tăng nhuận tràng cho bản thân mình và cung cấp thêm một số thành phần tiết qua sữa giúp cho hệ tiêu hóa của con yêu được tốt hơn. Mẹ có thể tiến hành massage nhẹ nhàng vùng bụng của con để từ đó kích thích nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt hơn.

 Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng phát ra tiếng kêu “ùng ục” nhưng trẻ vẫn ăn ngủ, bú mẹ bình thường thì mẹ không cần lo lắng quá vì hiện tượng này sẽ hết trong vòng vài tiếng đồng hồ. Mẹ nên thoải mái, thư giãn tinh thần để có sức khỏe chăm con một cách tốt nhất.

 Khi chọn sữa cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chọn loại sữa có chứa ít hoặc không chứa lactose nhằm tránh cho trẻ bị đầy hơi, sôi bụng, khó tiêu.

 Trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng, táo bón kéo dài nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển, quá trình tăng trưởng chiều cao cũng như cân nặng của bé. Do đó, mẹ nên đưa con đi kiểm tra, thăm khám ở các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa nhi.

Kết luận

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên, hy vọng các mẹ sẽ hiểu hơn về nguyên nhân, cách phòng và điều trị hiệu quả hiện tượng trẻ sơ sinh bị chướng bụng, sôi bụng, tiêu hóa kém. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì là “một câu hỏi lớn” nhưng đã có lời đáp nên mẹ không cần phải lo lắng nhiều. Tốt nhất, mẹ nên bình tĩnh để có cách ứng phó, xử lý kịp thời nhất.

Xem thêm:

Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Sôi Bụng Đi Ngoài Có Bọt, Mẹ Chớ Xem Thường! 

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Gối cánh tiên bà bầu chất lượng cao giá tốt nhất

Gối cánh tiên bà bầu chất lượng cao giá tốt nhất

08 thg 11 2024 20:24

Gối cánh tiên bà bầu: Tại sao mẹ bầu nên sử dụng gối cánh tiên? Mua gối cánh tiên chất lượng, uy tín, chính hãng với giá tốt nhất tại Zcare…
Đọc tiếp
Có nên dùng gối chống trào ngược cho bé không?

Có nên dùng gối chống trào ngược cho bé không?

08 thg 11 2024 20:18

Có nên dùng gối chống trào ngược cho bé hay không? Tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của gối ôm chống trào ngược…
Đọc tiếp
Gối ôm bà bầu giá rẻ hcm uy tín nhất

Gối ôm bà bầu giá rẻ hcm uy tín nhất

08 thg 11 2024 20:10

Gối ôm bà bầu giá rẻ hcm uy tín giúp chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất cho bà bầu. Mua gối ôm cho bà bầu đa dạng mẫu mã, kiểu dáng…
Đọc tiếp
Gối chữ U cho bầu: Lợi ích, công dụng & cách chọn sản phẩm tốt nhất

Gối chữ U cho bầu: Lợi ích, công dụng & cách chọn sản phẩm tốt nhất

04 thg 11 2024 16:32

Gối chữ u cho bầu có những công dụng gì? Giải đáp ngay đặc điểm, ưu điểm và những lợi ích của gối hình chữ U đối với bà bầu…
Đọc tiếp
Cách chọn gối chống trào ngược cho bé

Cách chọn gối chống trào ngược cho bé

04 thg 11 2024 15:31

Hướng dẫn cách chọn gối chống trào ngược cho bé đúng cách. Lựa chọn sản phẩm gối chống trào ngược tốt nhất!
Đọc tiếp