Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Nhiều Lần Trong Ngày Là Bệnh Gì?

02 thg 1 2020 13:18

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng bất an, không biết điều này liên quan đến sức khỏe của con hay không. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể từ A - Z về vấn đề trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong bài viết dưới đây nhé. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé sơ sinh bị đi ngoài liên tục, phân có dạng nước hoặc dạng lỏng, sủi bọt với tần suất trên 3 lần/ngày, cá biệt có những trẻ sơ sinh đi ngoài 10 lần một ngày. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể do những nguyên nhân sau:

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần do nhiễm trùng đường ruột

Có thể nói rằng trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày do nguyên nhân này là phổ biến nhất. Đó là tình trạng các loại virus, kí sinh trùng hoặc vi khuẩn có hại tấn công trực tiếp vào trong đường ruột của bé. Virus này thực ra có thể tự khỏi và không cần thiết phải điều trị ở một số trẻ. 

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần do nhiễm trùng đường ruột

Trong trường hợp bé bị tiêu chảy quá nặng thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ uống ở liều phù hợp và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy có thể do ký sinh trùng trong sữa công thức gây nên. Vì vậy, mẹ cần hết sức cẩn thận khi pha sữa, chú ý làm sạch bình bú cho con.

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều do dị ứng với thực phẩm

Nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh chính là protein có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đối với những bé sơ sinh trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu quá trình ăn dặm thì có thể bị nhiễm khuẩn bởi các loại thức ăn đóng hộp. Vì vậy, mẹ nên nấu sôi, làm sạch thực phẩm cho bé ăn thật kỹ càng.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do bị rối loạn tiêu hóa

Nhiều phụ huynh cho rằng tình trạng tiêu chảy chính là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số trẻ còn bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa gặp “trục trặc”, bao gồm cả đường ruột. Hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh vốn chưa hoàn thiện, còn non yếu và khá nhạy cảm, chính vì vậy mới dễ gây ra tình trạng này.

Các bậc phụ huynh cũng cần chú ý rằng, tiêu chảy có thể xảy ra khi bố mẹ bắt đầu thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Nhìn chung trong thời gian này, dưỡng chất có trong thức ăn không đi vào máu mà lại nằm lại trong ruột, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu chất, dạ dày không tiêu hóa tiếp tục diễn ra nên nên bị đau bụng và tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh còn bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa gặp “trục trặc”

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng có đáng lo?

 Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt thì mẹ không cần phải quá hoảng hốt lo lắng mà hãy bình tĩnh theo dõi. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì đây là điều hết sức bình thường và còn tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

 Đang bú mẹ, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng cũng là một hiện tượng khá bình thường, vì trong sữa mẹ có các chất giúp kích thích quá trình tiêu hóa, tăng cường hoạt động của nhu động ruột, từ đó giúp bé đi ngoài dễ hơn. Phân của bé khi đó sẽ có màu vàng, hơi lỏng, có hạt trắng hơi nhỏ.

 Một hiện tượng khi trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy bất thường nữa mà mẹ không cần phải quá lo lắng, đó chính là tình trạng đi ngoài phân sống. Điều này xảy ra ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu. 

 Nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài như vậy nhưng vẫn ăn uống, lên cân và sinh hoạt bình thường thì cũng sẽ không vấn đề gì. Hiện tượng này sẽ hết sau khoảng 60 – 90 ngày. Bởi do cặn sữa tích tụ hay hệ tiêu hóa của trẻ không quen với một vài chất trong đó.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Có Hạt Liệu Có Nguy Hiểm? 

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần và những điều cần lưu ý

Khi chăm sóc trẻ, mẹ nên theo dõi tình trạng phân của bé, nếu thấy các hiện tượng sau thì mẹ cần phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay:

  •  Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu xanh, lỏng, đại tiện thường xuyên và nhiều hơn bình thường hàng ngày cho thấy có thể bé đã bị tiêu chảy.
  • trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày, Khó khăn khi đi đại tiện, rặn đỏ mặt tía tai, phân khô và nhỏ, cứng là do bị táo bón.
  •  Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua, nhiều bọt do lượng đường có nhiều trong sữa hoặc lượng tinh bột mà trẻ không tiêu hóa hết được, gây kích ứng dạ dày.
  •  Trẻ đi ngoài có phân màu rất nhạt hoặc trắng có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da sinh lý hoặc vấn đề về gan.
  •  Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, có chất nhầy nhưng trẻ vẫn ăn uống bình thường, không quấy khóc thì mẹ chỉ cần cho bé bú thật nhiều lần, nhất là sau mỗi lần trẻ đi tiêu để bù nước cho bé. Cũng có trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài xì hơi thối thì mẹ cần xem lại chế độ ăn của bé đã đầy đủ chất xơ chưa.
  •  Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi tanh: Tùy từng trường hợp cụ thể mà trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi tanh, hơi chua,... khác nhau. Hầu hết là do khi trẻ đang tiến hành ăn dặm, chế độ ăn của trẻ không hợp lý, điều này khiến cho thức ăn của bé không được tiêu hóa hết làm cho đường ruột bị kích thích. Cụ thể do bé ăn quá nhiều tinh bột trong ngày hoặc cháo không đủ chín gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Bố mẹ cần lưu ý những gì nếu trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày?

Mẹ không cần băn khoăn trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày vì nếu số lần đi ngoài mỗi ngày của bé không bị tăng lên đột ngột và không đi kèm với những triệu chứng bệnh nguy hiểm thì cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu mẹ thấy bé sơ sinh đi ngoài mà chất lượng phân lại thay đổi, bé kém ăn, kém ngủ, quấy khóc,... thì rất có thể bé đã bị mắc tiêu chảy.

Vì thế, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày, bố mẹ cần lưu ý một số điều khi chăm sóc con như sau:

 Khi trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài, cần cho trẻ bú thêm một vài cữ sữa. Ngược lại, việc mất nước do đi ngoài nhiều lần cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ sơ sinh. Vì vậy, trong suốt thời gian bé sơ sinh bị đi ngoài, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé thành nhiều cữ sữa và cho con bú thêm cữ. Nếu bé nôn sữa ra ngoài thì nên gọi cho bác sĩ để thực hiện điện phân.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Đánh Hơi Nhiều Nhưng Không Đi Ngoài Là Bệnh Gì? Xử Lý Ra Sao?

 Đối với các bé đã lớn hơn bị đi ngoài nhiều thì cần bổ sung nước thường xuyên để giúp tránh mất nước.

Mẹ cần rửa hai tay cho thật sạch sẽ trước khi cho con bú nhé

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng, mẹ không nên cho trẻ nhỏ dùng đường. Tránh cho trẻ dùng các chất lỏng có vị ngọt bao gồm những loại nước như trà gừng, nước đường và các loại nước trái cây đã pha loãng. Tất cả những loại thức uống có chứa đường sẽ làm cho nước rút vào ruột của trẻ và khiến cho tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hơn. 

 Mặt khác, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước, mẹ cần cho bé ăn uống đầy đủ chất. Với những bé đã ăn dặm, mẹ cần cho bé tiếp tục ăn như bình thường, miễn sao phải cân bằng các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ để cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết đối với việc chống nhiễm trùng.

 Trẻ bị đi ngoài nhiều lần thì nên cho trẻ ăn sữa chua dành cho trẻ nhỏ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng vi khuẩn có lợi trong các loại thức ăn lên men tự nhiên được tìm thấy trong các loại sữa chua là một cách an toàn và hiệu quả để bé sơ sinh có thể giảm bớt về số lượng cũng như thời gian tiêu chảy.

 Nếu bé đi ngoài nhiều, mẹ nên thay đổi tã hoặc quần cho bé thường xuyên. Không để cho  bé bị ẩm ướt, nhớp nháp trong chiếc tã bẩn do tiêu chảy để tránh hăm da, lở loét và nhiễm trùng da.

Nếu bé bị khó chịu vì đi ngoài, các mẹ nên chịu khó dỗ dành bé nhé

 Cho bé uống men tiêu hóa khi trẻ bị đi ngoài có bọt và nhầy nhiều lần trong ngày. Đối với hầu hết các trường hợp những trẻ sơ sinh đi ngoài phân thối, có mùi chua hay thanh, mẹ có thể cho bé sơ sinh uống men tiêu hóa. 

 Đồng thời, do hệ tiêu hóa của bé sơ sinh còn non yếu nên bố mẹ vẫn cần đảm bảo vệ sinh ăn uống. Cần vệ sinh thật sạch sẽ các dụng cụ nấu ăn cũng như các đồ dùng để pha sữa như: chai, bình nhựa, thìa, cốc,... cho bé để phòng tránh nhiễm khuẩn tốt nhất.

 Tốt nhất, khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy một cách đột ngột, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có thể nhanh chóng biết được bệnh tình thay vì ở nhà lo lắng, bất an. Các bác sĩ sẽ có phương án hữu hiệu để điều trị kịp thời, giúp cho con yêu bị đi ngoài mau chóng bình phục hơn.

Việc tự điều trị tại nhà với các mẹo dân gian chữa đi ngoài cho trẻ hoặc sử dụng các loại thuốc uống tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ có thể sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, mẹ cần hết sức cẩn trọng.

FAQ - Câu Hỏi Thường Gặp

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài?

Vì thức ăn hàng ngày của mẹ

Nếu mẹ ăn uống nhiều loại thực phẩm khó tiêu, có nhiều caffein như coca cola, trà, cà phê, sôcôla,… hay mẹ ăn những món ăn có nhiều gia vị cay nóng thì hệ tiêu hóa của con yêu cũng bị ảnh hưởng. Mẹ cần điều chỉnh lại cho hợp lý chế độ ăn uống của mình để có được nguồn sữa được tinh khiết, giúp nuôi dưỡng bé được tốt hơn.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Đánh Hơi Nhiều Nhưng Không Đi Ngoài Là Bệnh Gì? Xử Lý Ra Sao?

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Hiện tượng chảy máu hậu môn, phân dính máu ở trẻ sơ sinh là các dấu hiệu quan trọng giúp bố mẹ xem xét tình trạng sức khỏe và tình hình bệnh lý của trẻ. Vì lượng máu trong cơ thể trẻ sơ sinh không nhiều nên việc trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cũng rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến tình trạng mất máu và thậm chí là tử vong.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có thể dẫn đến tình trạng mất máu

Đầu tiên, để đánh giá được mức độ nguy hiểm, hãy cùng tìm hiểu về các mức độ đi ngoài ra máu ở trẻ sơ sinh:

  •  Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu ở mức độ nhẹ: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu, máu tươi hoặc chỉ dính máu ở phân một ít mà bé vẫn vui vẻ năng động, da dẻ hồng hào, không bỏ ăn. Biểu hiện này thường xuất phát ở những bé bị táo bón khi ăn dặm với khẩu phần ăn không đủ tỷ lệ chất xơ và chất lỏng.
  •  Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu mức độ vừa: Trẻ đi ngoài có nước nhầy màu hồng do lẫn cả máu và mủ, trẻ đi phân lỏng nhiều lần nhưng vẫn cố rặn khi đi tiêu. Có thể bé sơ sinh bị bệnh kiết lỵ  đây là căn bệnh nhiễm trùng đường ruột nguy hiểm nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Nó gây nên tình trạng bé bị tiêu chảy có máu cùng chất nhầy.
  •  Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu mức độ nặng: Với cấp độ cực kỳ nguy hiểm, bé đi ngoài ra máu nhiều, máu dính đầy lên phân, không thể cầm được máu và bé quấy khóc, da dẻ thì nhợt nhạt. Lúc này, bố mẹ hãy nhanh chân đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành cầm máu, đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất.

Kết luận

Nhìn chung, tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày là một vấn đề mà khá nhiều trẻ sơ sinh hiện nay thường mắc phải. Mẹ nên theo dõi tình trạng đi ngoài hàng ngày của trẻ thật kỹ càng và đặc biệt là phải hết sức bình tĩnh để xử lý. Nếu tình trạng đi ngoài “xì xoẹt” của con yêu vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày, bố mẹ hãy đưa con đến ngay các bệnh viện hay phòng khám gần nhất nhé. 

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Chậm Tăng Cân Phải Làm Sao?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents