Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Ra Máu Có Nguy Hiểm Không?

02 thg 1 2020 15:57

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu rất nguy hiểm, thường xuất phát từ nhiều lý do như: trẻ bị táo bón, lồng ruột, dị ứng hoặc bệnh trĩ, sốt xuất huyết,… Do đó, cha mẹ cần theo dõi để nắm thật cụ thể nguyên nhân, tình trạng bệnh, cũng như theo dõi thật chặt chẽ các dấu hiệu bệnh để có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Hiện tượng chảy máu hậu môn, phân dính máu ở trẻ sơ sinh là các dấu hiệu quan trọng giúp bố mẹ xem xét tình trạng sức khỏe và tình hình bệnh lý của trẻ. Vì lượng máu trong cơ thể trẻ sơ sinh không nhiều nên việc trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cũng rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến tình trạng mất máu và thậm chí là tử vong.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có thể dẫn đến tình trạng mất máu

Đầu tiên, để đánh giá được mức độ nguy hiểm, hãy cùng tìm hiểu về các mức độ đi ngoài ra máu ở trẻ sơ sinh:

  •  Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu ở mức độ nhẹ: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu, máu tươi hoặc chỉ dính máu ở phân một ít mà bé vẫn vui vẻ năng động, da dẻ hồng hào, không bỏ ăn. Biểu hiện này thường xuất phát ở những bé bị táo bón khi ăn dặm với khẩu phần ăn không đủ tỷ lệ chất xơ và chất lỏng.
  •  Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu mức độ vừa: Trẻ đi ngoài có nước nhầy màu hồng do lẫn cả máu và mủ, trẻ đi phân lỏng nhiều lần nhưng vẫn cố rặn khi đi tiêu. Có thể bé sơ sinh bị bệnh kiết lỵ  đây là căn bệnh nhiễm trùng đường ruột nguy hiểm nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Nó gây nên tình trạng bé bị tiêu chảy có máu cùng chất nhầy.
  •  Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu mức độ nặng: Với cấp độ cực kỳ nguy hiểm, bé đi ngoài ra máu nhiều, máu dính đầy lên phân, không thể cầm được máu và bé quấy khóc, da dẻ thì nhợt nhạt. Lúc này, bố mẹ hãy nhanh chân đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành cầm máu, đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất.

Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu?

Thông qua màu sắc, hình dạng của phân, mẹ có thể xác định được tình trạng sức khỏe của bé và đoán biết được một số bệnh nguy hiểm ở trẻ em.

 Trẻ đi ngoài có phân màu trắng: Trẻ đang gặp vấn đề về gan hoặc có thể trẻ đang bị tắc ống mật.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu xanh sẫm: Tình trạng này còn kết hợp với hiện tượng trẻ thường xuyên quấy khóc, cằn nhằn có thể do bé đang bị đói bụng mà thôi.

  Trẻ sơ sinh đi ngoài màu xanh nhạt: Nguyên nhân có thể là do bé sơ sinh đang bị chảy nước mũi, viêm đường hô hấp trên hoặc trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

 Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, phân hơi lỏng vì còn ít thức ăn, thậm chí còn có mùi hôi thối: Có lẽ do mẹ đã cho bé ăn dặm với khẩu phần hơi nhiều so với nhu cầu của bé. Mẹ nên tìm hiểu quy tắc về số lượng bữa ăn, lượng thức ăn dặm hàng ngày tùy vào tháng tuổi của bé để phân bổ cho hợp lý.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng, hơi loãng, không có chất nhầy, bé đi ngoài khoảng từ 3  4 lần/ ngày: Do bé bị lạnh bụng, không đắp chăn khi ngủ. Vì thế, mẹ nên mua các loại quần cạp cao, hoặc jumpsuit ngắn tay để cho bé sơ sinh mặc khi ngủ.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài có máu, phân màu trắng đục, lỏng, đi ngoài nhiều lần kèm theo hiện tượng nôn trớ: Bé có thể đang bị bệnh tả. Mẹ phải ngay lập tức bù nước, khẩn trương diệt khuẩn bằng kháng sinh hoặc hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy: Sắc đỏ của phân là do chất nhầy và máu tươi sinh ra. Tình trạng này thể hiện những dấu hiệu bệnh lý có phần nguy hiểm, mẹ cần quan tâm và phải đưa bé đi khám ngay.

 Một số căn bệnh trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu đỏ thường thấy là do kích ứng thực phẩm, táo bón kinh niên, bệnh trĩ ở trẻ, bệnh sốt xuất huyết, thương hàn, có thể còn nhiễm khuẩn E. Coli,…

Dựa vào màu sắc phân của trẻ, mẹ có thể đoán được bé đang mặc bệnh gì

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có nguy cơ bị bệnh gì, mẹ phải làm sao?

Nếu phân trẻ sơ sinh có xuất hiện máu mà bé không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể diễn tiến nguy hiểm, thậm chí trở nên nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hại về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh đang điều trị theo toa của bác sĩ thì bố mẹ cũng không cần phải lo lắng nhiều. Một số cách phổ biến để có thể hạn chế được tình trạng này:

 Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh đang ăn uống bình thường bỗng nhiên khóc thét, bé không chịu bú, da tím tái, báo hiệu khúc ruột của bé bắt đầu bị lồng vào nhau. Sau đó, trẻ sẽ tạm thời nín khóc, thậm chí có thể bú mẹ lại nhưng khi cơn đau tái phát, trẻ lại tiếp tục khóc từng cơn, ưỡn người, không bú được, thậm chí nôn ói liên tục.

 Vài giờ sau, trẻ sẽ bị mệt lả, da tái, xanh nhợt, trẻ sẽ đi ngoài ra máu tươi, đi nhiều lần như vậy cho đến khoảng 6  12 tiếng sau, trẻ sẽ đi cầu ra máu và có lẫn chút nhầy. Nhìn cơ thể trẻ giảm sút rõ rệt: da tái, môi bị khô, mạch đập nhanh, người lạnh toát, mắt trũng sâu kèm nôn mửa, quấy khóc không ngừng,... là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm của bệnh lồng ruột ở trẻ sơ sinh.

 Nếu cứ kéo dài tình trạng đó suốt 24 giờ không xử trí gì thì trẻ sơ sinh sẽ bị nôn liên tục, bụng trẻ sẽ chướng dần lên, da toàn thân trẻ lạnh toát, sắc mặt nhợt nhạt, mạch nhanh, dồn dập, trẻ thở gấp và nông, dấu hiệu ruột của trẻ bắt đầu hoại tử. 

 Chứng lồng ruột có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của bé. Để tránh những hậu quả về sau, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để khám và chữa trị ngay khi có dấu hiệu trên.

Chứng lồng ruột có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của trẻ

Cách phòng bệnh trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

 Tăng cường cho bé sơ sinh bú mẹ: Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày hơn nữa để bổ sung chất dinh dưỡng mà trẻ đã bị mất. Trong 6 tháng đầu tiên, sữa mẹ chính là thực phẩm tốt nhất dành cho bé. Cho bé bú mẹ chính là cách phòng ngừa chứng đi ngoài ra máu ở trẻ tốt nhất. Sữa mẹ có chứa một số kháng thể, do đó sẽ giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường được hệ miễn dịch cho trẻ.

 Vệ sinh hậu môn thường xuyên cho bé: Cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ phần hậu môn cho bé sơ sinh hàng ngày, nhất là sau mỗi lần bé đi đại tiện, mẹ nên lấy khăn sạch và mềm, khô để lau hậu môn. Nên tránh sử dụng những chiếc khăn thô ráp, các loại khăn ướt bán sẵn có mùi quá nồng,... Mẹ hãy kiểm tra hậu môn của bé thường xuyên để xem bé có bị trầy xước gì không. Nếu bố mẹ thấy có điều gì đó không ổn thì hãy đưa bé đến bác sĩ ngay.

 Theo dõi thường xuyên các triệu chứng dị ứng khác nhau của trẻ. Khi phát hiện bé sơ sinh bị dị ứng, bố mẹ hãy ngay lập tức xác định xem đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng. Lần sau, hãy hạn chế hoặc không cho bé ăn những món gây dị ứng đó nữa.

 Kiểm tra phân của bé sơ sinh thường xuyên để xem có vấn đề gì bất thường hay không. Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu gì đó không ổn, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm bệnh thì sẽ dễ dàng điều trị hơn, bố mẹ lưu ý đừng để đến khi quá muộn.

 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú: Trẻ sơ sinh chủ yếu lấy dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vì thế người mẹ nên thay đổi, điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân để góp phần cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ. 

  •  Chị em phụ nữ nên cố gắng ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, thực phẩm có khả năng nhuận tràng và thực phẩm chứa nhiều chất sắt, uống nhiều nước,... Lưu ý không ăn các loại đồ ăn có nhiều gia vị có nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích.
  •  Đặc biệt, mẹ cần hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ nướng, đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn hâm đi hâm lại nhiều lần. Mặt khác, mẹ cũng cần tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu bia, các loại nước có ga, các chất kích thích hoặc có chứa thành phần cafein để tránh tình trạng kích ứng dạ dày cho trẻ.

 Điều chỉnh chế độ ăn của bé: Với những bé còn bú sữa công thức, mẹ hãy chú ý chọn loại sữa chống táo bón cho trẻ. Với những bé bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho con ăn theo nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ chất xơ đến chất đạm, bột, đường. Lượng thức ăn cho bé cũng cần điều chỉnh vừa phải, từ ít đến nhiều để phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra máu, cần đề phòng nguy cơ trẻ bị lồng ruột

Kết luận

Sau khi tìm hiểu về các dấu hiệu của hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu, mẹ cũng đã có thể phần nào phán đoán được bệnh của bé rồi phải không nào? Nếu bé vẫn sinh hoạt ăn ngủ bình thường và phát triển tốt, bố mẹ chỉ cần quan sát thật kỹ để phát hiện triệu chứng bệnh kịp thời. Còn khi bé sơ sinh hay quấy khóc, nôn mửa và đi ngoài ra nước, có chất nhầy lẫn máu, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Có Hạt Liệu Có Nguy Hiểm? 

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp