Trẻ Sơ Sinh Đánh Hơi Nhiều Nhưng Không Đi Ngoài Là Bệnh Gì? Xử Lý Ra Sao?

02 thg 1 2020 13:57

Đối với trẻ sơ sinh, việc ăn, ngủ, đi vệ sinh cực kỳ quan trọng vì đây chính là “thông điệp” giúp cha mẹ biết được tình hình sức khỏe của con yêu. Việc trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài là một hiện tượng sinh lý bình thường hay là dấu hiệu của 1 bệnh nguy hiểm? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài

 Đánh rắm hay xì hơi ở trẻ chẳng phải là hiện tượng gì lạ cả. Đó đơn thuần nó chỉ là thể hiện sự “lên tiếng” của hệ tiêu hóa mà thôi. Để biết việc trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài là bình thường hay bất thường, cha mẹ nên đếm xem số lần xì hơi trong 1 ngày là bao nhiêu và mỗi lần bé xì hơi thường có biểu hiện như thế nào?

Đánh rắm hay xì hơi ở trẻ chẳng phải là hiện tượng gì lạ cả

 Nếu trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày, đánh hơi nhiều, khoảng hơn 10 lần/ngày kèm theo biểu hiện chướng bụng, nôn trớ thì đó là một trong những dấu hiệu cảnh báo về một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh. 

 Nguyên nhân thông thường có thể là do thức ăn của mẹ, thức ăn hàng ngày của trẻ hoặc đôi khi chính là do những yếu tố đến từ bên ngoài. Bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ em thật sự rất nhạy cảm nên để biết rõ nguyên nhân mẹ chỉ có thể quan sát “sản phẩm” của con thật kỹ và ghi chép lại những dấu hiệu.

 Thông thường, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ đi tiêu khoảng 5  6 lần/ ngày. Một số bé cũng phải từ 2  3 ngày mới đi tiêu nhưng nếu phân của bé vẫn mềm nhuyễn nhưng không lõng bõng nước thì bố mẹ không cần phải lo lắng quá. Các bé bú sữa công thức thường sẽ đi ngoài ít hơn so với các bé bú sữa mẹ. Trung bình bé bú sữa công thức sẽ đi ngoài từ 1  3 lần/ ngày tùy thuộc vào loại sữa mà bé uống.

 Tuy nhiên mỗi bé sơ sinh sẽ có số lần đi ngoài khác nhau, còn tùy vào thể trạng của từng bé. Vì vậy, bố mẹ nên theo dõi và đếm số lần đi ngoài hàng ngày của bé. Bé sơ sinh có dấu hiệu nghiêm trọng khi bé đi ngoài ít hơn so với các bé bình thường hoặc hơn 3 ngày mà bé vẫn không đi đại tiện.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài?

Vì thức ăn hàng ngày của mẹ

Nếu mẹ ăn uống nhiều loại thực phẩm khó tiêu, có nhiều caffein như coca cola, trà, cà phê, sôcôla,… hay mẹ ăn những món ăn có nhiều gia vị cay nóng thì hệ tiêu hóa của con yêu cũng bị ảnh hưởng. Mẹ cần điều chỉnh lại cho hợp lý chế độ ăn uống của mình để có được nguồn sữa được tinh khiết, giúp nuôi dưỡng bé được tốt hơn.

Vì thức ăn của bé sơ sinh

  •  Nếu trẻ sơ sinh bị uống phải nhiều sữa đầu thì bụng bé sẽ bị đầy hơi. Bởi vì sữa đầu của mẹ chính là đợt sữa có chứa nhiều nước và đường lactose  một chất rất khó dung nạp khiến trẻ sơ sinh gặp khó khăn đối với việc tiêu hóa. Nên thông thường thì khi cho con bú, mẹ phải nhớ vắt bỏ bớt đi lớp sữa trong chảy ra ban đầu ở đầu ti và cho con bú lớp sữa đục và đậm đặc sau đó.
  •  Trẻ ăn dặm quá sớm: Thật ra hệ tiêu hóa của các trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện, vì vậy nếu mẹ cho trẻ em bắt đầu ăn dặm trước 6 tháng tuổi sẽ khiến con yêu gặp trục trặc trong quá trình tiêu hóa và khó hấp thu dưỡng chất. Điều này dẫn đến trình trạng trẻ bị khó tiêu, đầy hơi và đánh hơi nhiều hơn bình thường.
  •  Ăn dặm với các thực phẩm khó tiêu: Để giúp con yêu dễ dàng làm quen, mẹ hãy cho con ăn dặm bằng các thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hơn để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ dung nạp thức ăn. Mẹ đừng cho trẻ ăn cá, tôm, thịt hay mỡ động vật ngay trong những lần đầu tiên trẻ ăn dặm.
  •  Nước uống vắt từ trái cây như cam, quýt là loại thực phẩm tạo nên bọt khí nhiều trong dạ dày của trẻ, dẫn đến đầy hơi và làm trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều hơn.
  •  Trẻ ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồ ăn ôi thiu: Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men các loại thức ăn, làm cho thức ăn bị thiu, có mùi vị chua, sau đó tiếp tục sinh hơi khi đi vào đường ruột của bé.

Vì trẻ bú không đúng tư thế 

Khi trẻ sơ sinh bú không đúng tư thế hoặc do thiết kế bình sữa không có chỗ thoát hơi thì sẽ dẫn đến tình trạng bé nuốt phải nhiều không khí. Một khi không khí dư thừa trong hệ tiêu hóa thì cơ thể bé sẽ buộc phải tống khứ lượng không khí này ra ngoài bằng cách làm cho bé ợ hơi và đánh hơi. 

Bởi vậy, mẹ nên cho con yêu bú đúng tư thế, đầu của trẻ lúc nào cũng nằm cao hơn phần thân người. Dù bé bú mẹ hay bú bình, sau khi bú mẹ thì cũng cần có sự hỗ trợ cho bé ợ hơi.

Sau khi bú mẹ thì cũng cần có sự hỗ trợ cho bé ợ hơi

Do môi trường sống của trẻ

Sống trong môi trường sống có nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn, ồn ào khiến cho con bị căng thẳng. Hơn nữa, khi mẹ kích thích bé bằng quá nhiều đồ chơi có âm thanh lớn và ánh sáng mạnh có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa của bé.

Trẻ sơ sinh lâu ngày không đi ngoài là bệnh gì?

Bên cạnh câu hỏi trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều có sao không, nhiều mẹ còn băn khoăn không biết tại sao trẻ sơ sinh lâu không đi ngoài. Và đây chính là lý do:

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không đi ngoài được

Táo bón là nguyên nhân phổ biến khiến cho bé sơ sinh không thể đi ngoài. Chế độ ăn uống của mẹ đột ngột thay đổi hoặc bé bú ít đi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 4 ngày do tắc ruột

Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi rất dễ có khả năng bị tắc ruột, khó tiêu hoặc lồng ruột. Dấu hiệu của bệnh chính là bé không đi ngoài được, kèm theo việc quấy khóc do đau bụng, bụng bé bị căng cứng, không đánh rắm được và nôn nhiều.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được do hẹp hậu môn 

Nếu bị bệnh hẹp hậu môn bẩm sinh thì bé sẽ có 1 trong các dấu hiệu như: không đi ngoài, chướng bụng, nôn mửa, bẩm sinh đã không có lỗ hậu môn, có màng che lỗ lấp hậu môn, lỗ hậu môn nằm ở vị trí bất thường,…

Trẻ sơ sinh mấy ngày không đi ngoài do phình đại tràng bẩm sinh 

Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tắc ruột ở bé sơ sinh. Tỷ lệ bé bị bệnh là 1/5000 và bé trai sẽ thường có khả năng bị mắc bệnh cao hơn so với các bé gái. Để điều trị chứng phình đại tràng thì bố mẹ phải đưa bé đi phẫu thuật.

Trẻ sơ sinh mấy ngày không đi ngoài do phình đại tràng bẩm sinh

Cách đơn giản khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài

Xì hơi nhiều không phải là một căn bệnh nên cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con yêu thoát khỏi rắc rối khó chịu này ngay tại nhà. Một số phương pháp tương đối đơn giản mà mẹ có thể tự làm như sau:

 Trẻ sơ sinh không đi ngoài 1 ngày? Hãy massage bụng cho bé: Mẹ hãy vuốt ve, xoa nắn nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể bé sơ sinh, chú ý tập trung nhiều vào phần lưng và phần bụng của bé. Làm như vậy sẽ giúp trẻ thư giãn, lưu thông máu và đặc biệt có hiệu quả giảm đầy hơi. Lưu ý là mẹ không nên massage cho trẻ ngay sau khi ăn.

 Trẻ sơ sinh không đi ngoài xì hơi thối, nếu trẻ bú sữa ngoài thì mẹ hãy đổi nhãn hiệu sữa công thức khác cho bé: Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng về việc đổi nhãn hiệu sữa công thức mới cho bé.

 Trẻ sơ sinh không đi ngoài được phải làm sao? Hãy cho trẻ thực hành tư thế đạp xe: Cho bé nằm ngửa ra giường và mẹ cẩn thận nắm lấy chân bé rồi di chuyển theo guồng quay như thể bé đang đạp xe đạp.

Hãy cho trẻ thực hành tư thế đạp xe để cho bé đi ngoài dễ dàng

 Tre so sinh xi hoi nhieu nhung khong di ngoai, mẹ hãy chườm nước ấm lên bụng cho trẻ: Mẹ có thể dùng một chiếc khăn sạch, mềm đem thấm nước ấm rồi vắt khô, đem chườm lên bụng bé sơ sinh để giúp cho bé thoải mái hơn.

 Trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài, có nên uống thuốc? Mẹ cần lưu ý rằng tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc tây hay men tiêu hóa mà không có sự đồng ý, chỉ định của bác sĩ. Sau khi có ý kiến của các chuyên gia, mẹ có thể cho con uống các loại thuốc giúp hấp thụ khí, hoặc thuốc có khả năng chống đầy hơi. Chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp tình trạng đánh hơi quá nhiều và cực kỳ nghiêm trọng thôi, mẹ nhé.

 Trẻ sơ sinh không đi ngoài 3 ngày, mẹ hãy ăn uống lành mạnh: Đối với các bé sơ sinh đang bú mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ sau sinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi ngoài và đánh hơi của bé. Mẹ nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với thật nhiều rau, củ quả để cung cấp nước, chất xơ, khoáng chất và các vitamin,... Đặc biệt, mẹ cần hạn chế các loại thức ăn có nhiều gia vị cay, nóng, đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ, các loại nước có gas, để tránh tình trạng đánh hơi “vô tội vạ” cho trẻ.

Kết luận

Ngoài ra,khi trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài kèm theo triệu chứng sốt, nôn ói, kém ăn, mất ngủ,… mà không có chuyển biến hay thuyên giảm thì lúc này bố mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay nhé. Bởi lẽ, chỉ riêng những dấu hiệu kèm theo đó đã khiến bé yêu sụt cân, chậm lớn rồi.

Xem thêm:

Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Ra Máu Có Nguy Hiểm Không?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents