Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

31 thg 12 2019 12:03

Thông thường, trẻ sơ sinh bị táo bón là do chế độ ăn của các bé không có đủ nước và chất xơ hoặc do một số loại sữa công thức mà bé sơ sinh đang uống gây nên. Nếu nắm rõ được những nguyên nhân, dấu hiệu trẻ nhỏ bị táo bón, bố mẹ sẽ dễ dàng khắc phục được tình trạng này. Vậy, thế nào là chứng táo bón và làm gì khi bé bị táo bón để giúp cho con bớt khó chịu? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón là gì?

 Táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu gặp khó khăn, bé phải mất nhiều thời gian để tống xuất hết phân ra ngoài và khoảng các giữa các lần đi tiêu của bé cũng dài hơn bình thường. Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bé không được khỏe mạnh, trẻ bị thiếu nước, chế độ ăn bị thiếu chất xơ,…

Trẻ bị táo bón đi tiêu rất khó khăn, trẻ hay quấy khóc vì khó chịu

 Táo bón sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn được hấp thụ trong hệ tiêu hóa của trẻ. Chất thải tích tụ trong ruột già của bé lâu ngày sẽ gây khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu như chứng nứt hậu môn, trĩ và một số vấn đề tiêu hóa khác.

 Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng: trẻ sơ sinh đi tiêu bình thường khi bé không cần phải cố gắng quá nhiều để tống xuất hết phân ra ngoài. Để xác định xem bé yêu nhà mình có bị táo bón hay không, bố mẹ hãy trả lời những câu hỏi sau:

  •  Bé có gặp phải khó khăn gì khi đi tiêu hay không?
  •  Có máu lẫn trong phân của bé sơ sinh hay không?
  •  Bé có số lần đi vệ sinh ít hơn bình thường so với số lần của các bé cùng độ tuổi không?
  •  Bé có đi vệ sinh trong 10 phút hoặc lâu hơn nữa trước khi “bỏ cuộc” không?
  •  Phân của bé có bị khô và cứng và có màng nhầy không?
  •  Bé có phải cong lưng, thắt chặt mông và quấy khóc, đỏ mặt khi cố gắng đi tiêu hay không?

Nếu đa phần các câu trả lời ở trên đều là “có” thì nguy cơ cao là bé yêu đã bị táo bón rồi đấy. Bạn hãy nhanh chóng đưa con đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ, tăng lượng chất xơ và massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón để trẻ có thể đi tiêu một cách dễ dàng hơn.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị táo bón?

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày vì ăn thức ăn quá đặc

 Trẻ sơ sinh thường mắc phải chứng táo bón nếu như trẻ được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột. Đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên được cho ăn thức ăn đặc rất hay bị táo bón. 

 Việc trẻ được cho ăn dặm những thức ăn nhiều tinh bột, ít chất xơ quá sớm có thể khiến cho con bị táo bón. Triệu chứng táo bón cũng có thể xảy ra khi bé yêu đang cai sữa mẹ. Nguyên do việc này sẽ khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước từ sữa mà mẹ lại không cho trẻ uống để bổ sung kịp thời.

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón

 Nếu trẻ đang uống sữa công thức, bé sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn. Bởi lẽ, các thành phần protein khác nhau có trong sữa công thức có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với một hàm lượng nhiều có thể bị táo bón, trẻ đi ngoài phân xanh và cứng. 

 Nếu nhận thấy con yêu bị táo bón do sữa công thức, bố mẹ có thể chuyển sang một loại sữa công thức khác sao cho phù hợp với con. Vậy, trẻ sơ sinh bị táo bón nên uống sữa gì? Bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng về điều này để có thể tìm ra được loại sữa phù hợp nhất cho bé yêu nhé.

Xem thêm: Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Nên Uống Sữa Gì Tốt Nhất?

Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với một hàm lượng nhiều có thể bị táo bón

Trẻ bị thiếu nước

 Nếu bé sơ sinh đang bị thiếu nước hoặc mất nước, cơ thể của bé sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ nguồn nào, thậm chí còn lấy từ phân trong đường ruột của bé. Điều này vô tình khiến cho kết cấu phân của bé trở nên khô và cứng hơn bình thường, khiến cho bé gặp khó khăn hơn khi đi tiêu.

 Do đó, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh bú đầy đủ. Trong một vài trường hợp, bố mẹ có thể cho bé uống bổ sung thêm nước nếu thấy cần. 

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón do thiếu chất xơ

 Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Các bé thường ít ăn rau xanh và trái cây nên phân thường bị khô. Điều này gây khó khăn cho bé trong việc đi tiêu. 

 Chất xơ từ thực phẩm sẽ bế giúp tăng thể tích cho phân, khiến cho phân mềm hơn và bé cũng dễ dàng đi tiêu. Do đó, bạn hãy tập cho trẻ nhỏ thói quen ăn rau và trái cây mỗi ngày ngay từ khi bé mới tập ăn dặm để có được một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được do các vấn đề sức khỏe

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể gây ra do các vấn đề về sức khỏe mà bé gặp phải như:

  •  Bệnh cường giáp: Bệnh này có thể làm giảm hoạt động của cơ ruột cũng như các triệu chứng khác.
  •  Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung): Trong đó, phân đoạn ruột già của bé sẽ thiếu tế bào hạch (một loại tế bào thần kinh) khiến cho ruột già không nhận được hướng dẫn từ não để có thể hoạt động đúng. Những trẻ mắc bệnh này thường chậm tăng cân, thậm chí là nhẹ cân hơn so với các trẻ khác có cùng độ tuổi. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân khi đi tiêu nhỏ hơn bình thường.
  •  Bệnh tiểu đường: Trẻ mắc bệnh tiểu đường cũng thường xuyên bị táo bón.
  •  Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh của bé như: bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề nghiêm trọng về cột sống. Rối loạn này khiến cho trẻ thường xuyên gặp phải các vấn đề về vận động. Trẻ sẽ có những cử động ruột bất thường, hoặc trẻ bị thiếu sự phối hợp trong sự vận động của ruột.

Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được do các vấn đề sức khỏe

Trẻ sơ sinh bị táo bón và cách điều trị hiệu quả mẹ nên thử

Để giúp trẻ vượt qua được tình trạng táo bón và giảm đau, bố mẹ có thể thử làm những điều sau đây.

  •  Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, hãy cho trẻ uống thêm nước: Ngoài việc cho con bú bằng sữa mẹ, bố mẹ có thể cho trẻ sơ sinh uống thêm chút nước. Việc có đủ chất lỏng sẽ giúp cho phân của bé trương nở hơn và di chuyển trong ruột cũng trở nên dễ dàng hơn.
  •  Đổi loại sữa dành cho trẻ sơ sinh bị táo bón: Nếu bé sơ sinh uống sữa công thức và bị táo bón, bố mẹ hãy thử đổi sang một loại sữa bột khác. Nếu không biết chọn loại sữa công thức nào phù hợp với bé, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm.
  •  Bổ sung thêm chất xơ vào trong chế độ ăn: Nếu trẻ đã ăn dặm được và việc bổ sung nước cũng không thể làm giảm được các triệu chứng táo bón ở trẻ, bố mẹ hãy thử cho trẻ ăn các loại rau và trái cây như: rau lang, táo, mận, lê,... vì chúng có tính chất nhuận tràng. Việc thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm này sẽ giúp cho phân của bé trở nên mềm và bé cũng dễ đi tiêu hơn.
  •  Thay đổi thức ăn cho bé: Nếu bạn muốn cho bé yêu ăn thức ăn đậm đặc, hãy thử cho bé ăn cháo đậu, mận, lê nạo hoặc xay nhuyễn,… Không nên cho trẻ ăn những thức ăn có thể gây ra tình trạng táo bón như chuối, cà rốt,… Ngoài ra, việc cho trẻ vận động thường xuyên, uống đủ nước và ăn đúng giờ cũng góp phần giúp cho quá trình đi tiêu ở trẻ tốt hơn.
  •  Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì: Nếu bé yêu đang bú sữa mẹ, khi bé bị táo bón, mẹ có thể thử điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày của mình. Bởi lẽ, hệ tiêu hóa của bé có thể nhạy cảm với một số thực phẩm mà mẹ đang ăn và gây ra táo bón. Mẹ cũng nên nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như: Các loại đậu, trái cây, rau xanh, củ quả,hạt ngũ cốc,…

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bú Mẹ Bị Táo Bón Mẹ Nên Ăn Gì?

Bố mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng lượng chất xơ cho trẻ 

 Hãy massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón như sau: 

  • Trong phòng ấm, mẹ hãy cởi hết quần áo của bé ra rồi đặt bé lên một chiếc khăn tắm, đồng thời đặt một tấm tã vải ngay ở dưới mông bé, một tấm nữa hãy luồn giữa 2 chân và bọc hậu môn của bé lại. Cầm 2 chân của bé trong tay mẹ rồi từ từ đẩy đầu gối bên phải của bé về phía bên vai phải.
  • Khi đầu gối của bé đã được đưa lên cao hết cỡ, mẹ hãy nhẹ nhàng nâng chân bé lên cao và kéo về phía mẹ để cho chân bé có thể duỗi thẳng ra từ từ. Khi duỗi xong chân phải, mẹ lại bắt đầu đẩy đầu gối chân trái của bé về phía bên vai trái.
  • Làm như vậy vài lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 - 20 phút sẽ vừa giúp cho trẻ thư giãn lại vừa giúp trẻ đi tiêu được dễ dàng hơn.

Ngoài ra, khi các biện pháp trên không hiệu quả, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng ở dạng nhẹ cho trẻ dùng.

Kết luận

Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ khiến cho trẻ quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, đặc biệt còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như bệnh trĩ, chứng nứt hậu môn,... cho trẻ sau này. Do đó, bạn nên đưa con đến bệnh viện nếu bé sơ sinh đi tiêu ra phân có máu, phân cứng hoặc khó khăn trong việc đi tiêu,... để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và can thiệp một cách kịp thời.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Rụng Tóc, Mẹ Phải Làm Sao?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp