Trẻ Sơ Sinh Bị Rụng Tóc, Mẹ Phải Làm Sao?

03 thg 1 2020 09:55

Một số trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều ở thóp, trước trán, trên đỉnh đầu, sau gáy,… khiến cho nhiều bố mẹ không khỏi bất an, lo lắng. Trên thực tế, ở giai đoạn từ 3 - 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường rụng tóc để có thể thay thế bằng tóc mới. Vậy, mẹ phải làm sao để giúp trẻ khắc phục tình trạng này?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc có sao không?

 Một số trẻ sơ sinh thường bị rụng rất nhiều tóc, thậm chí rụng hết quanh một vùng da đầu khiến bé trở nên trọc trơn như chưa từng mọc tóc khiến nhiều bà mẹ rất bất an. Thực ra, các mẹ không cần phải quá lo lắng, vì trẻ sơ sinh bị rụng tóc cũng chỉ là một hiện tượng bình thường, thậm chí là khá phổ biến ở giai đoạn này.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc cũng chỉ là một hiện tượng bình thường

 Tóc non của trẻ sơ sinh, hay còn gọi là tóc máu sẽ lần lượt rụng xuống, thay vào đó là những sợi tóc mọc lên, trưởng thành và khỏe mạnh. Theo thời gian, mỗi ngày tóc của trẻ sẽ chết và rụng đi để tóc mới càng mọc thêm ra. Đây chính là “quy luật sống còn” tất yếu của tóc nên không có gì nguy hiểm khi bị rụng tóc cả.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có những biểu hiện gì, cách xử lý ra sao?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp

 Thóp của bé sơ sinh nằm ở đầu bé, được chia làm 2 phần: thóp ở trước và thóp ở sau. Đây là vùng mềm nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Tình trạng trẻ sơ sinh rụng tóc ở thóp cũng là hoàn toàn bình thường. Vì lớp tóc non sẽ giúp trẻ bảo vệ được phần thóp mềm yếu, giữ ấm được phần đầu.

 Lớp tóc này vốn đã được hình thành từ khi bào thai đạt đến 24 tuần tuổi. Chúng sẽ rụng dần lớp tóc máu của trẻ để mọc ra tóc mới, trưởng thành và khỏe hơn.

Khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp, bố mẹ cũng không nên lo lắng quá

 Quá trình trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở sau gáy cũng được xem như quy luật tái tạo và phát triển của tóc. Do đó, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hoang mang khi bé bị rụng tóc ở vị trí này nhé.

 Một lưu ý cho bố mẹ cực kỳ quan trọng là không nên tự ý cắt tóc trẻ sơ sinh nhằm mục đích để cho tóc mọc dày và khỏe hơn. Vì tóc của bé sơ sinh có kết cấu giống như tóc bình thường, nên tóc có thể mọc lên không đồng đều mà không liên quan đến việc cắt tóc như bạn nghĩ.

 Việc cắt tóc sẽ dẫn đến khả năng giữ ấm thóp bị ảnh hưởng, do thóp của bé chưa liền, đồng thời còn gây tổn thương, làm trầy xước phần da đầu của bé đang non yếu.

 Tình trạng rụng tóc ở trước trán làm cho bố mẹ sẽ lầm tưởng là bé bị hói đầu. Hiện tượng này thực ra cũng được lý giải tương tự như việc tóc rụng ở thóp.

 Vì tóc của bé bắt đầu mọc ngay từ tuần thứ 24 của thai kỳ do sự tăng cường hormone của mẹ. Cho nên, khi bé chào đời, lượng hormone này không còn nữa nên tóc của bé sẽ rụng dần.

 Tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn ở trước trán sẽ kết thúc khi bé sơ sinh đạt 6 tháng tuổi. Sau thời gian này, nguyên nhân rụng tóc ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ việc bé buộc phải uống thuốc kháng sinh hoặc là do cơ thể bé yêu bị thiếu chất sắt, canxi,…

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở trước trán cũng không phải là quá nghiêm trọng

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trên đỉnh đầu

 Phần đỉnh đầu của bé sơ sinh còn thưa do bé bị rụng tóc cũng là một nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Nếu trong giai đoạn từ 3  6 tháng, đây là chuyện bình thường do tóc của bé bị rụng nhiều nhưng lại mọc lên ít. Thể trạng của trẻ sơ sinh vô cùng yếu ớt nên hormone kích thích mọc tóc cũng chưa nhiều.

 Nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn ở trên đỉnh đầu kèm theo các triệu chứng bé sơ sinh khó ngủ, thiếu cân, hay vặn mình, chậm nói, bé hay quấy khóc đêm,… thì chắc chắn trẻ đang bị thiếu canxi.

 Trong giai đoạn còn cho con bú, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, hải sản, cá chạch, lươn, các loại rau quả có lá màu xanh,… hoặc có thể uống bổ sung canxi.

 Còn trong giai đoạn trẻ đang ăn dặm, mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn của bé các loại rau xanh như rau cải, rau dền, xúp lơ, vừng (mè), bột yến mạch, đậu phụ, hạnh nhân, các loại đậu,...

 Ngoài ra, mẹ cũng nên quan sát thật kỹ các nguyên nhân gây rụng tóc của bé sơ sinh, chẳng hạn như tư thế ngủ hay cọ đầu xuống giường cũng có thể gây rụng tóc. Mẹ cần cho bé điều chỉnh tư thế ngủ nghiêm chỉnh, bớt cựa quậy và cọ đầu để không gây rụng tóc.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc từng mảng

 Rụng tóc ở trẻ sơ sinh hàng ngày theo từng mảng là hiện tượng tóc của bé sơ sinh rụng thành từng mảng với những kích cỡ khác nhau. Tình trạng này có thể tạo nên các vùng “đất trống đồi trọc” không có tóc loang lổ ở trên đầu bé.

 Rụng tóc thành từng mảng ở trẻ sơ sinh thường bắt nguồn từ nguyên nhân do bệnh tự miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch của bé sẽ cho rằng các nang tóc chính là kháng nguyên nên sẽ tấn công vào chúng và đào thải mạnh mẽ các nang tóc.

 Bên cạnh đó, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng khiến trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn. Tóc bé bị rụng theo từng mảng, sau đó có thể sẽ to dần thành vùng lớn và dần dần sẽ dẫn tới bé bị hói đầu.

Mẹ nên tăng cười bổ sung các dưỡng chất giúp cho tóc bé mọc lại

 Khi thấy trẻ bị rụng tóc thành từng mảng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để chẩn đoán kỹ lưỡng và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ sau sinh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý cho con. Đồng thời, cần bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết vào trong bữa ăn dặm để cho bé để cho tóc nhanh phục hồi lại.

Cách chăm sóc tóc hàng ngày cho trẻ sơ sinh

Tóc của trẻ sơ sinh thông thường rất yếu ớt, mảnh mai và mềm mại. Tuy nhiên, chăm sóc tóc mỗi ngày cho trẻ sơ sinh lại không phải là một việc khó khăn và không hề mất nhiều thời gian.

 Cha mẹ nên thường xuyên quan sát kỹ lưỡng tóc và da đầu của bé yêu, nếu trên da đầu của trẻ xuất hiện những mảng bám bong tróc lên thì có thể trẻ đang bị bệnh viêm da dị ứng (hay còn gọi là bệnh eczema) hoặc bệnh viêm da tiết bã.  Nếu những vùng da của trẻ sơ sinh (đặc biệt là vùng da bị rụng tóc) có dấu hiệu nổi mẩn, ửng đỏ, hoặc bất kỳ dấu hiệu khác thường nào thì trẻ có thể đang bị nấm da, nấm chân tóc,... Khi đó, mẹ cần đưa trẻ tới khám bác sĩ da liễu để được chỉ định dùng các loại dầu gội, kem bôi đặc hiệu để điều trị cho bé nhanh khỏi, tránh lây lan sang các vùng da đầu khác.

 Vệ sinh da đầu hàng ngày, gội đầu cho trẻ đúng cách, chú ý giữ ẩm cho tóc của trẻ thường xuyên là việc mà bố mẹ nên làm.

 Khi chải đầu cho trẻ hay mỗi khi muốn chạm vào da đầu của trẻ, cha mẹ nên làm thật nhẹ nhàng, dùng lược răng thưa hoặc có bàn chải lông mềm để tránh làm gãy, đứt tóc của trẻ. Bố mẹ cần dùng đúng các sản phẩm chăm sóc tóc chuyên dụng cho bé, tuyệt đối không dùng dầu gội của người lớn cho bé sơ sinh.

Cha mẹ cần lưu ý gì khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc? 

Dùng loại dầu gội đầu dành riêng cho trẻ sơ sinh

 Khi trẻ em bị rụng tóc nhiều, bố mẹ nên cẩn thận, nhẹ nhàng xoa 1 ít dầu lên tóc của bé (tránh làm dầu gội đầu dính vào mắt và làm cho bé bị cay mắt). Khi làm sạch tóc cho bé, cần xoa thật nhẹ nhàng, không xoa quá nhanh để tránh cho tóc không bị gãy rụng.

Khi làm sạch tóc cho bé, cần chú ý xoa thật nhẹ nhàng

 Cha mẹ nên lưu ý tìm cho trẻ một loại dầu gội tốt nhất với tính năng dưỡng ẩm hoặc các sản phẩm dưỡng ẩm cho tóc có nguồn gốc từ tự nhiên như: tinh dầu dừa, dầu ôliu hoặc tinh dầu bơ,... để dưỡng ẩm cho bé yêu, tránh làm cho tóc khô và hư tổn.

Tắm nắng thường xuyên cho trẻ vào sáng sớm

 Tắm nắng cho trẻ mỗi sáng sớm đem lại nhiều lợi ích như: giúp cho bé cứng cáp, tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp hỗ trợ chuyển hóa canxi trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh còi xương, thiếu canxi hay vàng da.

 Tuy nhiên, bố mẹ nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi trời đang nắng gắt, nhiệt độ không khí cao. Đặc biệt, không nên tắm nắng qua cửa kính vì làm như vậy có thể làm tóc trẻ dễ bị khô, gãy rụng, thậm chí còn làm cho trẻ bị ốm.

Cho trẻ bú mẹ đầy đủ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời đối với trẻ sơ sinh. Sữa mẹ không chỉ cung cấp cho trẻ năng lượng sống mà còn chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. Vì vậy, mỗi ngày trẻ sơ sinh cần được bú mẹ đều đặn để tránh thiếu hụt các vitamin, dưỡng chất và khoáng chất cần thiết, phòng tránh rụng tóc.

Cho trẻ ăn dặm của trẻ cần đầy đủ chất

 Bữa ăn dặm của bé từ 4 - 6 tháng cần đầy đủ, phong phú, bổ dưỡng và đặc biệt là chứa nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung cho bé nguồn canxi, vitamin.

 Ở độ tuổi ăn dặm, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh cũng lớn hơn, do đó, bữa ăn dặm của bé cũng phải hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu dinh dưỡng của bé yêu theo độ tuổi.

Kết luận

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc là một trong các vấn đề thường gặp mà bố mẹ cần biết. Mong rằng bài viết trên có thể giúp bố mẹ phát hiện các dấu hiệu rụng tóc và chăm sóc đúng cách để cho tóc của con yêu mọc đều trở lại.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Nhiều Có Sao Không? Xử Lý Thế Nào?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp