Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Nhiều Có Sao Không? Xử Lý Thế Nào?

25 thg 12 2019 13:12

Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều là một hiện tượng phổ biến. Cơn nấc cụt thực ra vốn vô hại, kéo dài cũng không lâu, cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé, nhưng nếu không có những cách xử lý nhanh, rất dễ làm bé bị thở dốc, nôn trớ.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng gì?

 Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng bé gặp phải những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ được. Xuất hiện từ cơ hoành, các cơn co thắt này thường bị ngắt quãng liên tục và rồi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Nấc cụt xảy ra trong quá trình bé đang hít vào chưa kết thúc nhưng thanh môn đã đóng lại bất chợt, dẫn đến hiện tượng nấc.

Bé hay gặp phải những cơn co thắt bất ngờ không tự chủ, còn gọi là nấc cụt

 Vậy, nếu trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không? Nếu bé yêu bị nấc quá lâu và nấc quá nhiều lần, cha mẹ cũng đã áp dụng các biện pháp chữa nấc cụt cho bé mà không thành công, bé vẫn không hết nấc thì mẹ cũng nên lưu ý vì đây là triệu chứng nguy hiểm. Mẹ cần đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và tư vấn một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt

Nấc cụt là hiện tượng thường thấy đối với trẻ sơ sinh, ngoài ra, có những trường hợp bé bị nấc cụt ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ đôi khi còn chưa nắm rõ nguyên nhân tại sao con mình bị nấc cụt. Có những nguyên nhân cụ thể như sau:

 Trẻ sơ sinh bị nấc cụt do trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này thường xảy ra khi bé sơ sinh có cơ vòng thực quản dưới phát triển chưa được hoàn thiện. Cơ vòng thực quản là một bộ phận nằm giữa thực quản và dạ dày, có tác dụng ngăn không cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Vì các tế bào thần kinh bị ảnh hưởng bởi sự trào ngược thức ăn và axit trong dạ dày sẽ dẫn đến hiện tượng rung cơ hoành và nấc cụt.

 Trẻ sơ sinh hay bị nấc do bú quá no: Khi bé được bú mẹ quá no, dạ dày của bé có khả năng sẽ bị to và giãn ra. Khoang bụng bỗng nhiên bị giãn nở đột ngột sẽ khiến cho cơ hoành bị co thắt, từ đó trẻ sẽ dễ dàng bị nấc cụt.

Bú quá no cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị nấc

 Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ do nuốt nhiều khí vào bụng: Thông thường, khi cho bé bú bình, trẻ sẽ dễ bị nuốt phải nhiều không khí vào dạ dày hơn so với bú mẹ vì sữa trong bình thường chảy nhanh hơn. Điều này cũng khiến cho dạ dày của trẻ nhanh to, giãn ra và có thể gây ra hiện tượng nấc.

 Trẻ sơ sinh bị nac cuc do dị ứng: Rất có thể bé yêu sẽ bị dị ứng với protein có trong sữa công thức, sữa mẹ hoặc trong những thực phẩm do mẹ ăn vào mà bé không thích ứng được, dẫn đến viêm thực quản rồi bé bị nấc cụt.

 Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều do hen suyễn: Trong trường hợp trẻ bị hen suyễn, các ống phế quản của phổi sẽ bị viêm và dẫn đến việc hạn chế luồng không khí đi vào phổi. Bé sẽ buộc phải thở khò khè, từ đó khiến cho cơ hoành bị co thắt đột ngột  “thủ phạm” chính làm cho bé nấc cụt.

 Hít phải không khí ô nhiễm cũng khiến trẻ bị nấc: Vì hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa được phát triển hoàn chỉnh, nên khi trẻ hít phải khói, không khí bị ô nhiễm, bé cũng sẽ rất dễ bị ho. Ho quá nhiều sẽ khiến cho cơ hoành của bé bị tổn thương.

 Trẻ bị nấc do nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột: Khi trẻ bỗng nhiên giảm nhiệt độ cơ thể, các cơ sẽ nhanh chóng co lại, trong đó có cơ hoành, do đó sẽ làm cho bé bị nấc cụt. Mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ gặp phải tình trạng này.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao?

Có những mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh cực kỳ đơn giản mà mẹ có thể áp dụng ngay khi cơn nấc cụt vừa khởi phát để cho bé không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý những nguyên tắc sau: 

  •  Không nên để cho bé quá đói rồi mới cho ăn, vì như vậy bé sẽ ăn vội nên dễ gay nấc hơn, đồng thời cũng không nên cho bé bú quá no. Sau khi ăn, mẹ cần bế trẻ giữ đầu cao trong khoảng 10 phút chờ cho bé ợ hơi rồi mới đặt nằm xuống.
  •  Dùng hai ngón tay trỏ của mẹ nhét vào hai lỗ tai của bé khoảng 30 giây, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt 2 cánh mũi bé, đồng thời tay kia giữ miệng bé khép kín trong vòng từ 2  3 giây, nghỉ 2  3 giây rồi lặp lại từ 15  20 lần.
  •  Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú? Mẹ vẫn có thể cho bé bú được nhưng nên thay đổi cách cho con bú. Bé bị nuốt nhiều không khí trong lúc bú gây nấc có thể do mẹ cho con bú bị sai tư thế. Cho nên, nếu thấy bé yêu thường xuyên có dấu hiệu bị nấc cụt sau khi bú xong, mẹ nên đổi tay hoặc thay đổi cách bế để hạn chế không khí luồn vào miệng và trong dạ dày của bé.
  •  Vỗ nhẹ trên lưng bé, mẹ có có thể vỗ ở vai, nhưng nhớ là phải thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi đã ợ hơi, bé sẽ hết nấc ngay.
  •  Cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, vì khi uống nước trẻ sẽ phải nín thở tạm thời, làm như vậy khoảng 2,5ml là đã đủ để có thể ngăn chặn được cơn nấc rồi.
  •  Nếu bé yêu đang bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho một ít đường đặt vào trên lưỡi bé. Vị ngọt của đường sẽ nhanh chóng làm sao nhãng tạm thời các dây thần kinh và ngăn chặn được tình trạng co thắt.
  •  Thay đổi núm vú bình sữa khác nhỏ ho, bởi nếu như núm vú quá lớn thì cũng khiến cho bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày khi bú.

Bịt kín hai tai của bé cũng là cách xử lý nhanh chóng khi trẻ sơ sinh bị nấc

 Vậy, mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc? Ngoài những cách làm trên, mẹ có thể thử áp dụng thêm 2 cách chữa nấc theo quan niệm dân gian cho trẻ sơ sinh như sau: 

  •  Cách 1: Lấy 1 đoạn cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy nhỏ thấm nước rồi dán lên trán giữa đầu giao nhau của 2 lông mày. 
  •  Mẹ có thể bế trẻ lên, dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi trên hoặc trên mang tai của bé khoảng 60 cái. Nếu trẻ khóc thì cơn nấc sẽ qua đi nhanh hơn, do dây thần kinh thực quản của bé được giãn ra. Mẹ cũng nên tiến hành ủ ấm cho trẻ trong lúc này.

Khi trẻ sơ sinh bị nấc có cần đưa trẻ đi khám không?

Nhiều mẹ trẻ mới làm mẹ lần đầu tỏ ra lo lắng, không biết trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều có sao không? Thường thì tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh cũng không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

 Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: nếu trẻ có những triệu chứng của căn bệnh trào ngược dạ dày như nấc kinh niên, thường xuyên ợ hơi, trớ ra chất lỏng kèm theo cảm giác cáu kỉnh, cong lưng, vặn mình, khóc khoảng vài phút sau khi ăn,... thì bố mẹ cũng cần phải đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay.

 Trẻ sơ sinh bị nấc cụt trong khi ngủ hoặc khi bú: Trong trường hợp này thì tốt nhất trẻ nên được thăm khám càng sớm càng tốt vì sẽ gây ra khó chịu cho bé và cản trở các hoạt động thường ngày.

 Khi cơn nấc cụt của trẻ kéo dài nhiều ngày, nhiều giờ: Cha mẹ cần quan sát theo dõi xem tình trạng nấc cụt ở trẻ có kèm theo triệu chứng thở khò khè không. Nếu có thì cần đưa bé đi khám ngay để có cách điều trị sao cho nhanh chóng, phù hợp. 

Nếu có thì cần đưa bé đi khám ngay nếu trẻ sơ sinh bị nấc và khò khè

Ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấc bằng cách nào?

Nguyên nhân gây ra tình trạng nấc là sự thay đổi nhiệt độ hoặc đón nhận luồng không khí mới một cách đột ngột. Do đó, bố mẹ có thể tránh tình trạng này bằng cách giữ ổn định nhiệt độ, không khí ở trong phòng.

 Bé thức dậy thì mẹ nên choàng thêm chiếc khăn xô (khăn sữa, yếm) vào cổ cho bé để không bị gió. Các cửa sổ và cửa chính nếu có gió thì nên khép lại hoặc điều chỉnh hướng gió sang hướng khác để tránh bé bị gió lạnh thổi trực tiếp vào người gây cảm lạnh và nấc cụt.

 Cho bé ngậm 1 chiếc kẹo gừng nếu bé đã có thể ngậm được, hoặc mẹ hãy bôi chút dầu gió (dầu Phật Linh sẽ không làm bé bị nóng gắt như dầu Trường Sơn) vào dưới cổ tay, sau gáy, 2 bên dái tai bé).

 Khi tắm cho bé, mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ nước tắm cân đối, chú ý không chênh lệch quá từ 3  5 độ so với thân nhiệt bình thường của bé cũng như nhiệt độ phòng. Nếu mùa đông thì mẹ cần bật điều hòa theo chiều nóng hoặc dùng quạt sưởi để cho phòng ấm hơn. 

 Để phòng ngừa trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú xong, mẹ không nên cho bé ăn nhiều khi bé đang bị đói quá và cũng không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no. Khi cho trẻ bú bằng bình thì cũng cần chú ý điều chỉnh không để trẻ bú quá nhanh làm cho dạ dày phải nhận quá nhiều hơi. 

Kết luận

Cơn nấc cụt thực ra cũng không có gì nguy hiểm đối với sức khỏe của bé khi nó diễn ra một cách bình thường. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý kỹ, nếu hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc liên tục trong suốt một thời gian dài có thể báo hiệu cho một chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày của bé hoặc chứng rối loạn tiêu hóa. Mẹ điều chỉnh chế độ ăn của trẻ đầu tiên để kiểm tra kết quả nhé!

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Cúm, Cảm Lạnh - Mẹ Nên Làm Gì Để Trẻ Nhanh Khỏi?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp