Khi bạn đang mang thai hoặc dự định sẽ có thêm thành viên mới trong gia đình, đã đến lúc phải đặc biệt chú ý đến những gì bạn ăn. Đặc biệt khi bạn mắc phải bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 . Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh, làm việc với một chuyên gia dinh dưỡng và bỏ qua các loại thực phẩm và đồ uống không an toàn sẽ giúp bạn giữ cho bản thân và em bé khỏe mạnh. Dưới đây là gợi ý về thực đơn cho bà bầu tiểu đường, nhất là những 3 tháng cuối để bạn tham khảo nhé.
Nội dung
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường nên ăn gì?
Nếu bạn mang thai nhưng lại bị tiểu đường, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được đưa ra một kế hoạch bữa ăn với các chất dinh dưỡng phù hợp với lối sống của bạn. Lên kế hoạch cho bữa ăn và ăn cùng một lúc mỗi ngày có thể giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn không quá cao hoặc quá thấp.
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường cần tăng cường rau xanh
Nhưng hãy nhớ rằng: “Ăn cho hai” không có nghĩa là bạn nên ăn gấp đôi. Bạn chỉ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày khi bạn mang thai. Tập trung vào việc có được thực phẩm bổ dưỡng hơn thay vì chỉ ăn nhiều hơn. Điều này áp dụng với thực đơn cho bà bầu tiểu đường cả thai kì, không loại trừ 3 tháng cuối.
Trong thời gian mang thai, bạn cân bằng giữa các thực phẩm rau, ngũ cốc, trái cây, sữa ít béo, thịt nạc và chất béo lành mạnh để có được tất cả các chất dinh dưỡng bạn cần. Nhưng bạn cũng cần một kế hoạch để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn trong suốt cả ngày. Cách tốt nhất là làm theo kế hoạch hàng ngày là ăn ba bữa chính và ba bữa ăn nhẹ.
Trong đó, Protein có thể bao gồm: Trứng, Thịt nạc hoặc cá, Phô mai, Đậu, Đậu hũ, Các loại hạt hoặc bơ hạt. Carbs có thể bao gồm: Tinh bột, như bánh mì, ngũ cốc nấu chín hoặc khô, gạo, mì ống, bỏng ngô, hoặc bánh quy. (Chọn ngũ cốc nguyên hạt hơn các loại đã qua chế biến.). Trái cây như: bưởi, cam, kiwi, mận. Sữa, chẳng hạn như sữa không đường, sữa tách béo và sữa chua.
Giống như trước khi mang thai, bạn sẽ cần phải đếm lượng carb của mình để đảm bảo bạn kiểm soát được lượng đường trong máu. Bạn cần bao nhiêu tùy thuộc vào những thứ như chiều cao, cân nặng, mức độ hoạt động của bạn và kiểm soát lượng đường trong máu hiện tại của bạn. Chuyên gia dinh dưỡng của bạn sẽ cho bạn biết bạn nên ăn bao nhiêu calo. Nó có thể dao động từ khoảng 1.700 đến 2.700 một ngày. Bạn có thể sẽ cần nhiều calo hơn khi mang thai.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận được các chất dinh dưỡng mà mọi phụ nữ cần để có một thai kỳ khỏe mạnh, bao gồm:
Axit folic: Nó bảo vệ chống lại các vấn đề với cột sống và não của em bé. Phụ nữ mang thai cần 400800 microgram axit folic mỗi ngày. Bạn có thể lấy nó từ các chất bổ sung hoặc thực phẩm như rau bina, các loại hạt và đậu, cũng như các thực phẩm tăng cường như bánh mì và ngũ cốc. Hãy hỏi bác sĩ nếu có những vitamin khác bạn nên dùng.
- Canxi từ thực phẩm như các sản phẩm từ sữa và bông cải xanh
- Vitamin D trong thực phẩm như cá hồi và sữa tăng cường
- Sắt từ các nguồn như thịt đỏ nạc hoặc đậu
Một nguyên tắc dễ dàng trong bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn: Ăn khoảng 1/4 thịt hoặc các thực phẩm protein khác, 1/4 ngũ cốc hoặc rau có tinh bột (khoai tây, đậu Hà Lan, ngô ) và phần còn lại với các loại rau không chứa tinh bột, như rau xanh, cà chua, hoặc bí. Thêm một khẩu phần sữa, trái cây hoặc sữa chua vào bữa ăn của bạn hoặc coi nó như một bữa ăn nhẹ.
Thực đơn hàng ngày chi tiết cho bà bầu bị tiểu đường
Thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường
Bữa sáng đối với bà bầu là vô cùng quan trọng bởi sau một đêm dài cơ thể mẹ bầu sẽ bị thiếu hụt đường huyết. Mẹ bầu nên ăn bữa sáng ít đường bột như ngũ cốc nguyên hạt, cháo và rau có nhiều chất xơ. Hoặc bạn cũng có thể ăn cơm gạo lứt, bánh mì nguyên cám, thịt, cá thu, cá hồi hun khói, trứng luộc...
Thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường đơn giản mà vẫn đủ chất
Thực đơn bữa trưa cho bà bầu tiểu đường
Với bữa trưa, ngoài cơm gạo lứt, bánh mì nguyên cám, bạn có thể ăn thêm các thực phẩm bổ sung nguồn protein cho cơ thể như trứng, cá với cách chế biến đơn giản, ít béo, ít gia vị. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường nên hạn chế thịt để cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Đặc biệt, nên ăn thêm rau củ hấp, luộc, salad, khoai lang vừa chống táo bón, vừa tốt cho sức khỏe.
Thực đơn bữa tối cho bà bầu tiểu đường
Nếu bữa sáng và bữa trưa cần cung cấp nhiều năng lượng hơn thì bữa tối trong thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn các món dễ tiêu hóa, càng ít tinh bột và đường càng tốt, bữa ăn tối ưu tiên rau và đạm có thể không có tinh bột.
Gợi ý cho bạn có thể ăn mì Ý, pasta nguyên hạt, sốt thịt và rau xanh, canh đu đủ hầm hoặc rau củ hầm, thịt hun khói trộn salad, trứng luộc... Nếu ăn cơm chỉ nên ăn ít 1 bát là được.
Thực đơn bữa phụ cho bà bầu tiểu đường
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ rất mau đói, vì thế, bữa phụ là hết sức cần thiết để kịp thời cung cấp năng lượng cho bạn. Những món ăn vặt lý tưởng cho mẹ bầu như: trái cây tươi sạch, hạt ngũ cốc sấy khô nguyên hạt, bánh quy lạt làm từ bột nguyên cám...Bạn nên ăn đồ ít ngọt để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, duy trì cân nặng ổn định và trong mức cho phép.
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Ở tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu bị tiểu đường vẫn nên đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, không nên kiêng khem quá mức vì sợ tăng cân. Miễn là các bạn không ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn. Hãy tham khảo thực đơn dưới đây để biết cách ăn uống tốt nhất cho mình nhé.
Thực đơn ăn kiêng cho bà bầu bị tiểu đường cần giảm các loại thực phẩm chứa Carbohydrates đơn. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm dạng carboyhydrates phức cung cấp thêm chất xơ, cần thiết cho sự tiêu hóa của mẹ như: đậu, khoai, ngô, củ cải vàng, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc….
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối cần đảm bảo cung cấp đủ protein để duy trì lượng đường trong máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên ăn 2 phần nhỏ chất đạm trong ngày như: thịt, cá, trứng, sữa…
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên bổ sung chất béo lành mạnh như: các loại hạt (óc chó, macca, hạt dẻ, hạt hạnh nhân…), dầu ô liu, bơ...Bên cạnh đó, các mẹ có thể lựa chọn sữa tách béo hoặc ít chất béo để đảm bảo lượng đường trong máu không tăng quá cao mà vẫn giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường nên có nhiều loại hạt
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường nên có nhiều chất xơ giúp tránh làm tăng lượng đường đột ngột trong máu, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ. Mẹ nên ăn rau xanh lá, các loại quả như táo, cam, lê, nho, bơ, mận...
Dưới đây là thực đơn chi tiết cho bà bầu bị tiểu đường:
Bữa sáng: bữa sáng lý tưởng cho bà bầu bị tiểu đường là ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo và vitamin,.. Ví dụ như:
- 1 bát bún/phở/hủ tiếu
- 1 quả trứng
- 1 lát bánh mì
- Một chút rau trộn salad
- Một bát cháo yến mạch nấu thịt băm
- 1 ly sữa không đường, tách béo
Bữa trưa và bữa tối: Thực đơn cho 2 bữa này có thể thay đổi một chút với nhiều tinh bột và protein hơn. Ví dụ:
- 1 sandwich gà
- salad rau quả
- 1 bát cơm gạo lứt
- Canh rau
- Thịt luộc/rán
- 1 lát cá hồi nướng
- 1 bát súp bí đỏ
- Bông cải hấp…
Các bữa phụ: ít tinh bột và protein. Ví dụ:
- 1 lát bánh mì phết bơ đậu phộng
- Một cốc sữa chua
- Trái cây ít đường
- 1 chén salat cá hồi,..
Lưu ý khi bổ sung thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ
Quan trọng nhất trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường là bạn kiểm soát được lượng tinh bột, lượng đường có trong thực phẩm để điều chỉnh và ăn uống hợp lý. Tốt nhất nên hạn chế ăn các loại thực phẩm đó và ăn nhiều hơn ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, sữa ít béo, không đường.
Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Nên chia thành các bữa nhỏ trong ngày để thức ăn hấp thụ vào cơ thể tốt hơn. Có thể chia làm 3 bữa chính và 23 bữa phụ.
Bổ sung đa dạng các loại rau củ, trái cây trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ.
Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, chất ngọt như: đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, các loại bánh kẹo, kem, nước ngọt...
Ngoài chú ý tới thực đơn cho bà bầu tiểu đường, bạn nên lập một thời khóa biểu để luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tăng cường sức khỏe một cách tốt nhất. Nếu thường bị mệt, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu thì cần đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Kết luận
Tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi đường huyết tăng cao trong quá trình mang thai . Bệnh thường xảy ra sau tuần thai thứ 24 – 28. Để kiểm soát bệnh tốt nhất, thực đơn cho bà bầu tiểu đường cần đảm bảo đủ dinh dưỡng nhưng ít tinh bột, ít đường, ít béo cùng với chế độ luyện tập hợp lý sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, không ảnh hưởng đến thai nhi
Xem thêm:
Mách Mẹ Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối An Toàn Tốt Cho Thai
Thực Đơn Cho Bà Bầu Không Tăng Cân Mà Mẹ Khỏe Con Khỏe
Nguồn tham khảo:
1.https://blog.adayroi.com/4-thuc-don-cho-me-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-bua-sang-trua-chieu-toi-d7941
https://www.webmd.com/diabetes/pregnancy-diet-with-diabetes#1