Mách Mẹ Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối An Toàn Tốt Cho Thai

05 thg 12 2019 12:28

Ba tháng cuối cùng là giai đoạn mà thai nhi phát triển nhanh nhất, mạnh mẽ về cân nặng cũng như trí não. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuoi vì vậy cần phải đầy đủ các nhóm dưỡng chất nhằm bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi mà mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều. Cùng tham khảo những gợi ý thực đơn 3 tháng cuối dưới đây nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối gồm những gì?

 Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuoi không thể thiếu chất tinh bột: Có trong cơm, các loại bột, bánh mì, ngũ cốc dinh dưỡng,...

 Protein: Có hai loại protein mà mẹ bầu cần bổ sung đó là protein động vật có trong thịt, cá, trứng và protein thực vật có nhiều trong đậu, đỗ, lạc. Cả 2 đều là những dưỡng chất hết sức quan trọng, cần phải có trong thực đơn của bà bầu trong 3 tháng cuối.

 Các loại vitamin và chất xơ: Chất xơ có nhiều trong rau xanh, súp lơ và vitamin có trong các loại trái cây sẽ giúp mẹ bầu hoàn thiện thực đơn cho bà bầu tiểu đường khi mang thai 3 tháng cuối. Vitamin và chất xơ sẽ giúp cho cả mẹ và bé được tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và tránh được tình trạng táo bón vô cùng hiệu quả.

Rau xanh và trái cây luôn cần thiết cho bà bầu trong suốt thai kỳ

 Chất béo lipid: Chất béo sẽ giúp cho thai nhi hình thành nên lớp mỡ dày dưới da, nhưng mẹ bầu nên bổ sung vừa phải để tránh tình trạng thừa cân, béo phì khi mang thai. Các thực phẩm có chứa nhiều chất béo đó là thực vật, lòng đỏ trứng, sữa, bơ, mỡ cá,...

 Canxi và sắt: Đây là hai dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong thực đơn dành cho bà bầu trong 3 tháng cuối. Canxi có nhiều trong hải sản, bơ, sữa và trứng gà. Chất sắt thì có nhiều trong thịt bò, gan heo, ngũ cốc,…

Danh sách những món ngon tốt cho bà bầu 3 tháng cuối

 Trái cây thuộc họ cam, quýt: Các loại trái cây có múi như: cam, quýt, bưởi, chanh,... đều rất giàu vitamin C và A giúp nuôi dưỡng các tế bào DNA của thai nhi một cách tốt nhất, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mẹ.

 Thịt bò: Không những được chế biến thành nhiều món ngon mà thịt bò còn rất giàu protein, chất sắt và kẽm. Các khoáng chất này rất cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất cũng như trí tuệ của bé yêu khi chào đời.

 Đu đủ: Là một loại trái cây vô cùng ngon miệng và giàu vitamin C, chất folate, chất xơ, kali,... Loại trái cây cực kỳ tốt cho bà bầu này còn giúp giảm thiểu chứng ợ nóng và điều trị táo bón cho bà bầu rất hiệu quả.

 Cá hồi: Mẹ bầu ăn cá hồi đều đặn trong suốt thai kỳ sẽ giúp cơ thể hấp thụ được hàm lượng axit béo omega 3  một dưỡng chất vô cùng quan trọng giúp hình thành nên cơ quan não bộ của em bé. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý rằng, không nên ăn cá hồi sống mà hãy nấu chín thật kỹ để diệt khuẩn, đảm bảo sự an toàn đối với thai nhi, mẹ nhé.

Mẹ không nên ăn cá hồi sống mà hãy nấu chín thật kỹ để diệt khuẩn

 Các loại đậu: Trong các loại đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ thuộc nhóm ngũ cốc giàu chất đạm, chất xơ, canxi, vitamin A và B. Có rất nhiều cách biến tấu hấp dẫn đối với loại thực phẩm này để có được nhiều món ngon cho bà bầu cuối như: đậu hấp cùng cơm, đậu nấu canh, đậu hầm với chân giò, nấu chè,…

 Ớt chuông và súp lơ xanh: Hai loại rau xanh giàu dinh dưỡng này rất tốt đối với hệ miễn dịch của mẹ bầu và là những thực phẩm giàu vitamin A, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển não bộ của thai nhi.

 Trứng gà, vịt: Đây là loại thực phẩm không thể thiếu cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ, nhất là trong 3 tháng cuối. Trong trứng gà có chứa một hàm lượng protein, lipit, sắt và kali vô cùng dồi dào, giúp kích thích sự phát triển cả về tư duy lẫn thể chất cho thai nhi lúc này.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuoi cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

 Đa số phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối đều mang tâm lý ăn càng nhiều càng tốt, cố gắng “nhồi nhét” để giúp cho thai nhi nhanh tăng cân. Không cần thiết phải ăn với số lượng quá nhiều, chỉ cần mẹ ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất, trung bình nạp khoảng 1.950 calorie/ ngày là đủ. Miễn sao khi đến tháng thứ 9, mẹ bầu đã tăng thêm được khoảng 67 kg cho tam cá nguyệt cuối cùng này.

 Theo đó, trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối, mẹ bầu vẫn nên tập trung vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm, các chất béo lành mạnh, các nhóm vitamin, các khoáng chất và chất xơ. 

 Các dưỡng chất mà mẹ bầu cần tập trung để tăng cường đó là axít béo omega3 và choline. Bởi não bộ và hệ thần kinh của thai nhi đang ở trong giai đoạn phát triển vượt trội, “bùng nổ” và hoàn thiện.

 Hệ xương và răng của bé con lúc này cũng đang hoàn chỉnh và đòi hỏi nhu cầu về canxi cao hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên nạp thêm thực phẩm giàu canxi, nhất là sữa và các chế phẩm làm từ sữa (lưu ý là đã qua tiệt trùng).

 Một số lưu ý khác về chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng cuối, các mẹ bầu cần biết:

  •  Uống đủ nước trong suốt thai kỳ. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ nên uống từ 1,52 lít nước/ ngày là đủ.
  •  Tuyệt đối không bỏ bữa, không nhịn đói hay ăn kiêng.
  •  Cứ khoảng 4 giờ lại ăn một bữa, với khẩu phần ăn nhỏ nhưng đầy đủ dưỡng chất.


3 tháng cuối mẹ bầu ăn đủ chất giúp con “tăng tốc”vượt trội về cân nặng

Thực đơn mẫu cho bà bầu 3 tháng cuối chi tiết nhất

 Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối số 1:

  •  Bữa sáng: Phở + 1 ly nước cam.
  •  Bữa phụ 1: 1 ly sữa.
  •  Bữa trưa: Cơm + canh cua nấu bí xanh + thịt lợn kho lạc (đậu phộng) + chè đậu đỏ nước cốt dừa tráng miệng.
  •  Bữa phụ 2: 1 hũ yaourt.
  •  Bữa chiều: Cơm + đậu rồng xào tỏi + canh mồng tơi nấu với tôm khô + đậu phụ dồn thịt sốt cà chua + dưa hấu tráng miệng.
  •  Bữa tối: Sapoche – 1 ly sữa.

 Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối số 2:

  •  Bữa sáng: 1 bát miến gà + 1 ly sữa đậu nành.
  •  Bữa phụ 1: 1 hũ yaourt + nho khô.
  •  Bữa trưa: Cơm + bông cải, nấm, cà rốt xào + canh cải bó xôi nấu giò + đậu phụ non sốt thịt bò bằm + dưa lê tráng miệng.
  •  Bữa phụ 2: Nui nấu thịt + táo tráng miệng.
  •  Bữa chiều: Cơm + ngó sen xào tôm tươi + canh rong biển nấu sườn son + mực rim nước mắm + quýt đường
  •  Bữa tối: 1 ly sữa.

 Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối số 3:

  •  Bữa sáng: 1 tô mì hoành thánh
  •  Bữa phụ 1: Chuối - đậu hũ đường.
  •  Bữa trưa: Cơm - bông bí xào với dầu hào - canh khoai mỡ tôm băm - cá thu kho trà xanh - măng cụt tráng miệng.
  •  Bữa phụ 2: Bánh mì nướng quết phô mai
  •  Bữa chiều: Su hào xào nấm đông cô - canh chua bông so đũa cá basa - chả lụa kho tiêu - thanh long tráng miệng.
  •  Bữa tối: 1 ly sữa.

 Thực đơn dành cho bà bầu 3 tháng cuối số 4:

  •  Bữa sáng: Phở bò viên  1 ly nước chanh dây.
  •  Bữa phụ 1: Bột ngũ cốc.
  •  Bữa trưa: Cơm - Rau cải chua xào  canh sườn non củ cải muối - ếch kho cà ri  1 quả dừa xiêm.
  •  Bữa phụ 2: Sinh tố trái cây dằm.
  •  Bữa chiều: Cơm - Rau cần nước xào bao tử lợn  Cánh cá diêu hồng nấu rau ngót - Thịt ba chỉ xào sả ớt  Chè nhãn nhục hạt sen.
  •  Bữa tối: 1 ly sữa.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối không cần nhiều mà chỉ cần đủ chất

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuoi cần tránh ăn những gì?

Những tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ bầu có bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt,... cũng đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, các bà bầu cần chú ý:

 Tình trạng ợ nóng, khó tiêu có thể xuất hiện liên tục trong giai đoạn này. Do đó, mẹ bầu nên chia các bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ, tránh gây áp lực cho bộ máy tiêu hóa. Hạn chế các loại ăn đồ ăn cay, nóng, đồ ăn có nhiều gia vị, chiên, xào với nhiều dầu mỡ,... để giảm áp lực lên dạ dày.

 Giảm bớt lượng muối trong thức ăn, vì mẹ bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ sẽ rất dễ bị sưng phù tay chân, tích nước trong cơ thể. Trong khi đó, chế độ ăn quá mặn sẽ khiến tình trạng này lại trở nên tồi tệ hơn.

 Tránh ăn ngọt, hạn chế ăn tinh bột quá nhiều, bởi vì vào tháng cuối thai kỳ này, mẹ bầu rất dễ bị mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ.

 Cần chú ý đến khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế ăn uống ngoài hàng quán vỉa hè, lề đường không đảm bảo vệ sinh. Cũng không nên ăn nhiều đồ ăn chứa phụ gia và nướng quá cháy không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

 Không nên uống nước đá, vì vừa kém vệ sinh, vừa tăng nguy cơ bị viêm họng cho bà bầu, thậm chí còn gây co thắt trong  huyết mạch. Tránh ăn những thực phẩm chứa các chất có tác dụng co bóp tử cung gây sảy thai, sinh non như: đu đủ xanh, dứa, lô hội, nhãn,…

 Thăm khám thường xuyên 2 tuần/ lần hoặc bất cứ khi nào có dấu hiệu khác thường để đảm bảo an toàn cho thai nhi. 

3 tháng cuối mẹ bầu càng phải hết sức chú ý vệ sinh thực phẩm

Kết luận

Trên đây là những gợi ý cho thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuoi chuẩn nhất để giúp cho bé yêu tăng cân nhanh chóng, chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển dạ. Ngoài ra, mẹ cũng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ dựa vào tình trạng sức khỏe của thai kỳ. Chúc mẹ bầu vượt cạn thành công!.

Xem thêm:

Thực Đơn Chi Tiết Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Mẹ Bầu Cần Biết

Thực Đơn Cho Bà Bầu Tiểu Đường Chi Tiết Và Hợp Lý

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp