Không chỉ có các món nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn là mẹ bầu cần phải kiêng cữ mà ngay cả rau củ bà bầu cũng phải tránh đụng đến trong suốt thai kỳ. Nên tham khảo các loại trái cây tốt cho bà bầu và rau củ sau đây
Bởi có một số loại rau chứa những chất làm ảnh hưởng đến hoạt động trong cơ thể, sức khỏe của mẹ và khả năng phát triển của thai nhi. Cho nên, zcare ngày hôm nay sẽ mang đến cho bạn những loại rau không nên ăn khi đang mang thai nhằm giải đáp những thắc mắc bà bầu kiêng ăn rau gì của nhiều mẹ hiện nay.
Nội dung
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì?
Từ lâu chúng ta đều biết rằng rau củ rất tốt với cơ thể con người, không chỉ cung cấp chất xơ, khoáng chất cho cơ thể mà nó còn có tác dụng làm mát, điều hòa quá trình hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, hạn chế sự phát sinh lượng axit quá mức trong dạ dày.
Cũng vì lý do này mà các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mọi người nên có một chế độ ăn uống nhiều rau củ. Đối với các mẹ bầu thì rau củ lại càng quan trọng bởi khi mang thai, cơ thể người mẹ thường có nhiều sự thay đổi, trong đó có chứng táo bón, đầy hơi, ợ nóng, ăn không tiêu, ốm nghén.
Vì vậy, khẩu phần các món rau củ lúc này sẽ giúp cho cơ chế hoạt động trong người mẹ tốt hơn, khẩu vị của mẹ cũng tăng lên, ăn ngon miệng hơn và việc tiêu hóa thức ăn sẽ không gặp nhiều cản trở. Thay vào đó, lượng thức ăn đi vào cơ thể đều được tiêu hóa và hấp thu dễ dàng.
Đồng thời, các cơn thai nghén khó chịu cũng sẽ giảm thiểu đáng kể. Thêm nữa, người mẹ cũng sẽ có được đầy đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và phát triển thai nhi, phòng tránh được nhiều bệnh tật, các bộ phận khác như tim mạch, xương, tay chân… của thai nhi sẽ không bị các biến chứng và phát triển thuận lợi.
Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng phù hợp với giai đoạn thai kỳ vì các chất có trong những loại rau này sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu bà bầu không nắm rõ. Do đó, việc tìm hiểu và tham khảo từ trước các loại rau bà bầu không nên ăn là rất cần thiết.
- Không ăn rau ngót
Đây là một loại rau quen thuộc thường xuất hiện trong các bữa cơm của chúng ta. Rau ngót không chỉ dễ ăn mà còn giúp làm mát cơ thể. Nhưng với bà bầu thì rau ngót lại hoàn toàn có hại. Nguyên nhân là vì các hoạt chất papaverin có trong rau có thể khiến cho tử cung bị co thắt cơ trơn và làm cho mẹ dễ rơi vào tình trạng sảy thai. Nếu mẹ bầu mà từng bị sảy thai, sinh non thì lại càng dễ bị sảy thai nếu ăn nhiều rau ngót.
- Không ăn mướp đắng
Cũng như rau ngót, mướp đắng cũng giúp cho cơ thể được thanh mát và bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng như magie, mangan, kali, kẽm, sắt, vitamin B… Nhờ đó, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ được tăng cường và nhiều chứng bệnh có thể được điều trị hiệu quả.
Tuy vậy, trong trường hợp phụ nữ mang thai thì lại khác. Các chất có trong mướp đắng có thể gây ra hiện tượng co bóp dạ dày và dạ con, khả năng sảy thai, sinh non cũng vì thế mà tăng cao. Và với những ai mà có tử cung ngả sau, có sẹo từ trước hay trải qua nhiều lần đi phá thai, nạo thai thì em bé lại càng có nguy cơ cao gặp nhiều nguy hiểm.
- Không ăn ngải cứu
Thông thường, loại rau này có thể giúp bạn giảm bớt các cơn đau ở phần cơ bắp, máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn và các cơn đau bụng cũng được giảm thiểu đáng kể. Hơn nữa, rau ngải cứu còn được bác sĩ kê đơn cho những thai phụ gặp tình trạng động thai hay sảy thai nhiều lần có thể an thai. Mặc dù vậy, có một số ý kiến cho rằng ăn quá nhiều rau ngải cứu trong giai đoạn đầu mang thai có thể khiến mẹ bầu bị chảy máu, co thắt tử cung và dẫn đến hiện tượng sảy thai, sinh non.
Ngải cứu có thể khiến mẹ bị sảy thai, sinh non
- Không ăn rau chùm ngây
So với các loại rau thông thường khác, rau chùm ngây chứa rất nhiều dưỡng chất (hơn 90 dưỡng chất). Đặc biệt, hai bộ phận hoa và lá của chùm ngây sẽ cho ra các giá trị dinh dưỡng: vitamin C gấp 7 lần so với một quả cam, canxi gấp 4 lần so với sữa, protein gấp 2 lần so với protein trong sữa, vitamin A nhiều hơn cà rốt 4 lần, chất sắt nhiều hơn rau diếp 3 lần và nhiều hơn kali trong chuối đến 3 lần.
Vì thế, cơ thể sẽ có thể chống oxy hóa, kháng sinh tốt hơn, chống được bệnh viêm nhiễm, tiểu đường, ngăn chặn khối u phát triển, thải độc, ổn định huyết áp và gan được bảo vệ hiệu quả. Còn với bà bầu, hormone alpha-sitosterol trong rau chùm ngây có thể giúp ngừa thai nên sẽ khiến cho cơ trơn tử cung bị co lại và sảy thai.
- Không ăn rau sam
Rau sam có thể cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất cùng axit omega 3 nhưng cũng là loại rau có thể gây nên chứng kích thích mạnh và tăng số lần tử cung thực hiện co bóp. Cho nên, mẹ bầu sẽ càng dễ bị sảy thai.
- Không ăn rau răm
Rau răm tuy giúp cho nhiều món ăn được ngon miệng hơn nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất máu khi chúng ta ăn quá nhiều. Thêm vào đó, khi bạn có thai thì lại càng dễ gặp vấn đề này. Vì thế mà bà bầu bị thiếu máu mà còn ăn nhiều rau răm sẽ càng làm tình hình thiếu máu nghiêm trọng hơn, tăng số lần co bóp tử cung và khả năng sảy thai.
Những loại rau tốt cho bà bầu?
Ngoài một số loại rau mà bà bầu cần tránh đụng tới trong suốt quá trình mang thai thì vẫn còn nhiều loại rau tốt cho cơ thể khác mà mẹ có thể sử dụng để bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi phát triển mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai mẹ con.
- Ăn atiso: atiso là một loại rau rất tốt vì nó chứa nhiều chất có lợi với cơ thể mẹ bầu như choline, folate, magie, chất xơ, cholesterol, ít chất béo. Nhờ đó, mẹ sẽ đỡ bị táo bón, chuột rút cùng những cảm giác bồn chồn, lo lắng. Hơn nữa, khi mẹ ăn atiso, con của mẹ sẽ hạn chế được khả năng bị khuyết tật ống thần kinh và thiếu cân.
Atiso giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và tình trạng thiếu cân ở thai nhi
- Ăn rau cần: bà bầu ăn loại rau này sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt mát máu, lợi tiểu, an thần, hạ được huyết áp, giảm các cơn ho, viêm nhiễm, long đờm, giảm bớt mỡ máu, lượng đường trong người… Tất cả là nhờ các dưỡng chất carotene, axit nicotinic, vitamin B, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt, chất xơ… có trong rau cần. Không chỉ vậy, nhờ có mùi thơm đặc trưng mà tuyến mồ hôi hoạt động tốt hơn, giảm huyết áp.
- Ăn rau chân vịt: với hàm lượng chất béo thấp, giàu dưỡng chất như kali, kẽm, magie, sắt, canxi, folate, niacin, vitamin A, B6, C, K, B1, B2…, bệnh đái tháo đường có thể được điều chỉnh, cân bằng, ngăn chặn được các bệnh ung thư, hệ xương chắc khỏe hơn, tiêu hóa tốt, phòng ngừa được thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi một cách toàn diện.
- Ăn bắp cải: cũng như rau chân vịt, bắp cải cũng mang đến cho mẹ nguồn vitamin A, E, K, magie, kẽm dồi dào giúp cho thai nhi phát triển. Khi chế biến những món rau này, mẹ bầu phải chú ý rửa nhiều lần, ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn và nấu chín trước khi ăn để tránh nhiễm khuẩn.
- Ăn cà chua: với lượng vitamin C dồi dào có trong những quả cà chua, mẹ bầu giảm bớt được căng thẳng trong công việc và cuộc sống, và đặc biệt là ngăn chặn quá trình lão hóa diễn ra.
- Ăn ớt chuông: trong ớt chuông cũng chứa thành phần vitamin C tốt cho cơ thể. Nhưng điều đặc biệt là lượng vitamin C của ớt nhiều hơn cam gấp 3 lần. Điều này cho thấy mẹ vừa có thể bổ sung thêm vitamin C vừa tránh được tình trạng thiếu máu nhờ khả năng hấp thụ sắt của ớt.
- Ăn bí xanh: những chị em phụ nữ mà đang mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ thường dễ bị phù chân, giảm khả năng tuần hoàn máu nên các bác sĩ thường khuyên mẹ ăn bí xanh nấu với thịt nạc hay cá chép để hạn chế tình trạng này diễn ra.
- Ăn bí đỏ: bí đỏ rất bổ dưỡng đối với cơ thể chúng ta. Dù là thân, lá, hoa hay quả, tất cả đều sẽ giúp cho tế bào thần kinh thai nhi phát triển, tế bào não được tăng cường hoạt tính. Bên cạnh đó, các chứng bệnh như cao huyết áp, phù chân, chảy máu sau sinh được giảm thiểu đáng kể, máu đông tốt hơn, thể lực được phục hồi và tăng cảm giác thèm ăn cho mẹ.
- Ăn khoai lang: trong khoai lang có rất nhiều dưỡng chất beta-carotene có khả năng chuyển thành vitamin A khi vào trong cơ thể. Nhờ đó mà các tế bào và mô tăng trưởng tốt hơn giúp thai nhi khỏe mạnh. Hơn nữa, chất xơ trong khoai lang sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn. So với vitamin từ động vật, vitamin A từ thực vật không hề gây hại dù bạn có lỡ ăn quá nhiều chăng nữa.
- Ăn củ sen: với những ai mà bị vấn đề với hệ tiêu hóa, ngủ không ngon, máu lưu thông kém và huyết áp không ổn định thì đều có thể cải thiện được nhờ ăn củ sen. Bởi trong củ sen có chứa các thành phần như vitamin, chất xơ, khoáng chất và ít calorie.
Củ sen giúp mẹ bầu được an thần, lưu thông máu tốt và ổn định huyết áp
- Ăn cà rốt: vitamin A, K, C, B6, beta-carotene, falcarinol poly-axetylen… bên trong cà rốt có tác dụng tăng cường thị lực, khả năng miễn dịch và làm cho da dẻ của mẹ khỏe mạnh hơn.
- Ăn đậu xanh: xương của bạn sẽ chắc khỏe hơn nhờ lượng protein và vitamin K có trong đậu xanh. Thêm nữa, mẹ cũng sẽ bớt mệt mỏi vì ốm nghén và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, còn có một số loại đậu khác cũng rất bổ dưỡng cho cơ thể mẹ bầu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, đậu phộng…
Bà bầu nên tránh ăn những loại quả gì?
Tương tự như rau, cũng có một số loại hoa quả mà phụ nữ mang thai không thể ăn bởi các thành phần rất bổ dưỡng thường ngày có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Chẳng hạn như:
- Ăn đu đủ xanh sẽ phá hủy các tế bào của phôi thai và làm cho tử cung co bóp quá sớm, thai nhi bị đẩy ra ngoài dẫn tới hiện tượng sảy thai vì đu đủ xanh có chứa papain, prostaglandin và oxytocin.
- Còn nếu ăn đào, mẹ sẽ bị xuất huyết và ngứa rát cổ họng do tính nóng của đào.
- Với quả dứa, chất bromelain có thể khiến cho tử cung mềm đi, co bóp nhiều, làm cho tình trạng sảy thai dễ xảy ra, nhất là trong thời gian đầu mang thai. Đến khi qua 3 tháng đầu, mẹ có thể ăn dứa nhưng chỉ được ở một lượng phù hợp.
- Tuy món nhãn có vị ngon ngọt nhưng lại là loại quả có tính nóng. Điều này có thể khiến mẹ bị táo bón trầm trọng. Đặc biệt là nếu ăn quá nhiều nhãn, nhiệt độ cơ thể của mẹ có thể tăng lên, bị động thai, xuất huyết, đau tức vùng bụng dưới, thai khí bị tổn thương và dễ bị sảy thai.
Tính nóng của nhãn có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm tới tính mạng của mẹ bầu và thai nhi
- Cũng như vậy, táo mèo cũng có thể khiến cho bà bầu bị sảy thai và sinh non do táo mèo có thể kích thích sự co bóp của tử cung.
Những loại quả có lợi dành cho mẹ bầu
Mặc dù có không ít những loại quả có hại khi phụ nữ có thai nhưng không vì vậy mà mẹ không thể ăn trái cây. Vì bên cạnh những quả ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ thì cũng có những quả rất tốt cho mẹ bầu như đu đủ chín, chuối chín, cam, quýt, kiwi, lựu, bơ, nho, cherry, ổi, mơ, táo, xoài, lê, dâu tây, dưa hấu, việt quất, chanh tươi, hồng xiêm, mãng cầu ta.
Các loại trái cây tốt này không chỉ tăng thêm lượng vitamin trong cơ thể mẹ mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất khác giúp ổn định sự phát triển thai nhi và tăng cường sức khỏe cho mẹ.
Xem thêm:
Bà Bầu Ăn Dứa Có Nên Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?
Kết luận
Với những thông tin bà bầu kiêng ăn rau gì trên đây, mẹ sẽ có thể nắm rõ được những loại rau mình nên tránh, những món rau mình có thể ăn trong từng bữa ăn hằng ngày. Khi đó, sức khỏe của cả hai mẹ con sẽ được bảo vệ tốt hơn, tránh các nguy cơ bệnh tật qua đường ăn uống một cách hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo
- https://eva.vn/ba-bau/nhung-loai-rau-ba-bau-khong-nen-an-de-tranh-say-thai-sinh-non-c85a324002.html
- https://hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-bau/nhung-loai-rau-tot-cho-ba-bau/
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/322757.php
Các bài viết cùng chủ đề bà bầu nên ăn gì:
- Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Phát Triển Tốt Về Thể Chất và Trí Thông Minh?
- Bà Bầu Không Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Mẹ Bầu Cần Tránh Khi Mang Thai
- 3 Tháng Đầu Ăn Gì Tốt Cho Bà Bầu? Nên Ăn Rau, Quả, Thực Phẩm Gì Tốt?
- Mới Mang Thai Những Tuần Đầu Nên Ăn Gì & Kiêng Gì Để Tốt Cho Sự Phát Triển Của Thai Nhi
- Làm thế nào để thai nhi tăng cân nhanh? Thực đơn cho mẹ bầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh
- Bà bầu kiêng ăn rau gì, nên ăn những loại trái cây nào 3 tháng đầu và cuối mang thai