Đau lưng có phải là dấu hiệu mang thai hay không?

27 thg 10 2019 23:32

Tuy vào thời điểm đầu thai kỳ, kích thước của em bé còn quá nhỏ để bạn biết được mình có thai hay không nhưng cơ thể vẫn có những thay đổi nhất định giúp bạn nhận ra điều này. Liệu đau lưng có phải là dấu hiệu mang thai hay không? 

1. Đau mỏi lưng có phải là dấu hiệu mang thai không?

Đau lưng là một trong những biểu hiện cho thấy có khả năng bạn đã có thai nhưng để khẳng định được chắc chắn vấn đề này, bạn phải xem xét đến những dấu hiệu có thai khác. Nếu bạn vừa bị đau lưng vừa có những dấu hiệu sau đây thì có thể kết luận bạn đã mang thai.

Đau lưng là một trong những dấu hiệu cho bạn biết bạn đã có thai

  • Kinh nguyệt bị chậm

Một trong những dấu hiệu xuất hiện cùng với tình trạng đau lưng khi mới thụ thai chính là sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu đã qua một hay hai tuần mà bạn vẫn chưa có kinh thì có thể nghĩ đến vấn đề này. 

Mặc dù việc có thai không phải là lý do duy nhất khiến bạn bị chậm mà còn có thể là do căng thẳng, mệt mỏi, nội tiết tố thay đổi, bị quá sức khi tăng giảm cân hoặc cho con bú. Tuy vậy, bạn không nên chủ quan.

  • Dịch tiết ở âm đạo không được bình thường

Tiết khí hư là điều hết sức bình thường ở nữ giới. Tuy nhiên, với mẹ bầu thì tình trạng dịch tiết âm đạo sẽ có sự đổi khác. Dịch tiết ra sẽ có màu vàng nhạt dạng dịch nhầy hay trong một số trường hợp sẽ có màu trắng dạng loãng và lượng khí hư tiết ra cũng nhiều hơn bình thường. 

Việc dịch nhầy ra nhiều là bởi lượng hormone cũng như lượng máu trong cơ thể tăng lên và chuyển đi với số lượng lớn đến âm đạo nhằm mục đích bảo vệ cổ tử cung khỏi vi khuẩn gây bệnh, giúp thành âm đạo mềm hơn. 

Nhưng nếu khí hư có mùi, gây ra tình trạng ngứa ngáy hay có màu vàng lục, dạng đặc hơn thì có khả năng bạn đã bị nhiễm khuẩn và cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị. 

  • Có ít máu ở âm đạo

Khác với kinh nguyệt là dấu hiệu rụng trứng đau lưng với số lượng nhiều, máu báo thai này thường ra với số lượng rất ít đến nỗi bạn gần như không cảm giác được gì để phòng bị trước. Hơn nữa, thời điểm máu báo thai xuất hiện cũng rất đột ngột và thường ngắt quãng. Và lý do gây ra tình trạng này chính là việc làm tổ của trứng tại nội mạc tử cung.

  • Thân nhiệt tăng

Vào thời điểm trứng rụng, nhiệt độ cơ thể cũng sẽ tăng và bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng điều này vào lúc sáng sớm. Hiện tượng này thường không kéo dài và sẽ nhanh chóng biến mất sau 1 đến 2 ngày khi mà trứng đã rụng xong. Nhưng trong trường hợp mang thai, tình trạng thân nhiệt tăng sẽ kéo dài hơn và thường là khoảng 2 tuần. Lúc này bạn có thể nghĩ đến trường hợp có thai. 

  • Đầu có cảm giác đau và tiểu tiện nhiều hơn

Không chỉ có đau lưng mà đầu của bạn cũng sẽ bị đau khi có thai do nội tiết tố với lượng máu thay đổi. Ngoài ra, bạn còn thường xuyên có cảm giác buồn tiểu vì bàng quang đã phải chịu sức ép từ tử cung. Thậm chí, có một số bà bầu khác thậm chí còn bị thêm một vấn đề chính là chuột rút. 

  • Có cảm giác chóng mặt

Song song với chứng đau đầu nhẹ, phụ nữ có thai còn có cảm giác chóng mặt do huyết áp bị giảm và các mạch máu thì giãn ra. Tuy nhiên, khi bạn vừa bị chóng mặt vừa bị chảy máu tại âm đạo, đau bụng dữ dội thì nên đi khám ngay vì khả năng cao bạn đã bị mang thai ngoài tử cung.

Đi kèm với đau lưng là tình trạng chóng mặt của phụ nữ có thai

  • Có cảm giác buồn nôn

Thi thoảng, bạn còn bị cảm giác buồn nôn này làm phiền, nhất là vào lúc sáng sớm khi bạn chưa ăn uống gì. Thông thường, chứng buồn nôn này thường xảy ra khi bạn đã có thai được 2 đến 8 tuần.

  • Bị ợ chua

Khi có thai, hormone thay đổi không chỉ khiến các cơ, dây chằng giãn ra mà còn tác động lên phần dạ dày và thực quản của bạn. Điều này làm cho việc kiểm soát lượng axit gặp trục trặc và gây nên tình trạng trào ngược, ợ chua và bị nóng rát tại vùng ngực, thượng vị. 

  • Cảm xúc thất thường

Không chỉ tác động lên cơ quan nội tạng mà hormone còn làm ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua thai kỳ với rất nhiều cảm xúc hỗn loạn, đan xen như buồn, vui, tủi thân, dễ khóc, dễ cảm động… một cách thất thường, khó kiểm soát.

  • Ngực bị đau tức

Ngực phụ nữ có thai thường dễ bị đau tức, đôi khi còn có cảm giác ngứa hay kim châm. Và lý do gây nên hiện tượng này cũng đến từ sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến lượng máu truyền đến ngực tăng lên. 

2. Đau lưng khi mới mang thai tuần đầu là do đâu?

Mặc dù khoảng thời gian đầu thai kỳ, cơ thể bạn chưa quá nặng nhọc do kích thước thai nhi còn rất nhỏ nhưng triệu chứng đau lưng vẫn sẽ xảy ra. Và có khá nhiều nguồn cơn khiến bạn gặp vấn đề này. Đó chính là:

  • Bạn đã bị bệnh về xương như loãng xương, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, rối loạn chức năng cổ tử cung… 
  • Hormone được sản sinh ra nhiều hơn gây giãn dây chằng ở xương chậu, các khớp cũng lỏng lẻo hơn.
  • Càng về sau thai nhi càng lớn và kéo theo sự thay đổi trọng lực lên cơ thể.
  • Có những tư thế ngồi, nằm, đứng, đi sai cách.
  • Tăng cân quá nhiều.
  • Hay có cảm giác stress, lo lắng, bất an.

3. Làm gì để giảm đau lưng khi mang thai tháng đầu?

Có khá nhiều cách để giảm thiểu chứng đau lưng do mang thai của bạn thay vì phải chịu đựng chúng. Không chỉ thế, cách thực hiện cũng không quá phức tạp, bạn có thể chườm nóng bằng khăn mềm đã thấm nước ấm, tiến hành massage vùng lưng, tập các động tác thể dục, điều chỉnh tư thế và ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, đảm bảo dinh dưỡng. 

Chườm nóng có thể giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng đau lưng

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử áp dụng một số phương pháp dân gian như rang lá ngải cứu với muối hạt rồi chườm lên chỗ bị đau, dùng rượu gừng để xoa bóp lưng hay rang lá ớt với rượu trắng rồi chườm lên những vị trí bị đau trên lưng. 

Kết luận

Với các thông tin trong bài viết này, bạn đã biết đau lưng có phải dấu hiệu mang thai hay không cũng như nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng này. Khi đó, bạn có thể thoải mái hơn trong các tháng thai kỳ và chờ đợi đến ngày vượt cạn. 

Nguồn tham khảo

 

 

 

Bài Viết Liên Quan Đau Lưng Khi Mang Thai :

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents