Những Dấu Hiệu Sắp Sinh Trước 2 Tuần Mẹ Bầu Không Nên “Lơ Là”

06 thg 12 2019 11:27

Khoảng 2 tuần trước ngày sinh, các mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu thay đổi rõ rệt, kịp thời để nhận biết được “ngày trọng đại” sắp đến. Những dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần dưới đây sẽ giúp mẹ chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng tâm lý hơn cho ngày sinh. Đừng lơ là, chủ quan trước các dấu hiệu này, mẹ nhé!

Dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần: Cơn đau chuyển dạ giả

 Trước khi sinh khoảng 2 tuần mẹ sẽ có những dấu hiệu báo sắp sinh khá dễ nhận thấy. Các cơn đau, gò bụng chuyển dạ giả rất giống với các cơn đau khi chuyển dạ thật. Đây cũng chính là dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần khiến cho không ít mẹ mang thai lần đầu bị nhầm lẫn.

Các cơn đau, gò bụng chuyển dạ giả bắt đầu từ 2 tuần trước khi sinh

 Các cơn đau thường xuất hiện vào tuần thứ 30  32 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu sắp sinh đáng tin cậy vì mẹ sẽ thường gặp các cơn chuyển dạ giả này nhiều hơn nữa vào trong khoảng thời gian này đấy.

 Lưu ý cho mẹ bầu là có khả năng mẹ đang phải đối mặt với cơn chuyển dạ thật mà không biết. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết giúp bạn phân biệt đâu là cơn gò giả, đâu là cơn gò thật:

  •  Cơn co thắt, gò bụng thật sẽ mạnh, đau tức và khó chịu hơn.
  •  Các cơn co thắt thật sẽ không giảm hay biến mất khi mẹ bầu thay đổi tư thế.
  •  Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển lên tới phần bụng dưới, thậm chí còn chuyển đến 2 chân.
  •  Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt của mẹ bầu ngày càng liên tục, đau đớn hơn và xảy ra đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng từ 57 phút.

Sắp sinh trước 2 tuần có thể thay đổi số lần thai máy

Số lần thai máy từ tuần thai 36 trở đi sẽ thay đổi khi tử cung của mẹ đã trở nên chật chội hơn so với kích thước của bé đang tăng dần và khiến cho bé khó chuyển động hơn. Dấu hiệu thai máy của thai nhi trong thời gian này rất thất thường, có khi rất yên lặng nhưng có khi bé yêu lại chuyển động rất mạnh mẽ đấy mẹ nhé.

Mẹ bầu cảm thấy các khớp đang được giãn ra

Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn ra hơn. Đừng hốt hoảng nếu như mẹ bầu nhận thấy các khớp xương của mình được nới lỏng ra nhé! Đó chỉ là một trong những phản ứng tự nhiên nhằm giúp cho khung xương chậu của mẹ mở rộng hơn, sẵn sàng cho bé yêu chào đời bất cứ khi nào.

Dấu hiệu sắp sinh con so trước 2 tuần: Mẹ bầu thấy đau phía sau lưng

 Khi sắp sinh, mẹ bầu sẽ cảm thấy mình bị chuột rút nhiều hơn, đau hai bên háng và phần sau lưng nhiều hơn, đặc biệt đối với những mẹ lần đầu sinh con. Lúc này, các cơ khớp xương ở vùng khung chậu và tử cung của mẹ bầu bị kéo căng ra để chuẩn bị cho em bé ra đời.

 Thai nhi cũng hạ thấp xuống để chuẩn bị ra ngoài sẽ khiến cho mẹ khó chịu phía lưng do các dây chằng và cơ ở khu vực này đột nhiên bị kéo căng ra. Do đó, nếu mẹ bị đau phía sau lưng ngày càng tăng lên thì đây chính là dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần mà mẹ có thể nhận diện.

 Lúc này mẹ bầu có thể tiến hành chườm lưng bằng nước nóng hay nhờ người thân xoa bóp lưng một cách nhẹ nhàng để dễ chịu và ngủ ngon hơn. Lưu ý là mẹ không massage quá mạnh hay đấm lưng đâu nhé. Và mẹ cũng nên tránh tuyệt đối việc dùng các loại thuốc để giảm đau lúc này.

Đau phía sau lưng là một trong các dấu hiệu sắp sinh

Cảm thấy uể oải, mệt mỏi và chỉ muốn nằm nghỉ

 Ở giai đoạn này, một số mẹ bầu sẽ có cảm giác mệt mỏi, uể oải như trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bụng bầu ngày càng to, cồng kềnh và gây áp lực lên thận sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy khó có thể ngon giấc được vào ban đêm trong suốt những tuần cuối cùng của thai kỳ. 

 Vì vậy, bất cứ khi nào mẹ bầu cảm thấy buồn ngủ thì tốt nhất nên tranh thủ chợp mắt để nghỉ ngơi ngay khi có thể nhé!

 Có khi mẹ bầu cảm thấy không thể nhấc mình lên nổi nhưng đôi khi mẹ lại thấy mình tràn đầy năng lượng, khỏe khoắn, bắt đầu đi lại và dọn dẹp, sắp xếp lại mọi thứ trong nhà, giống như thể đang chuẩn bị “lót ổ” đón bé chào đời. Điều này là rất tốt, miễn là mẹ bầu cần chú ý đừng làm quá sức nhé.

Mẹ bầu đi tiểu rắt và đi tiêu thường xuyên

Lực ép từ trọng lượng của thai nhi lên bàng quang tăng lên nhanh chóng sẽ khiến mẹ bầu muốn đi tiểu nhiều hơn trong thời gian trước đó nhiều lần. Đồng thời, ở một vài mẹ bầu có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài và có các cơn co cơ nhẹ ở phần bụng.

Trước 2 tuần sinh, bụng bầu hạ thấp xuống

Đây là dấu hiệu sắp sinh con so trước 2 tuần rõ nhất mà mẹ bầu có thể nhận thấy, lúc này giống như phần bụng của mẹ đang tụt xuống vậy. Bé yêu trong thời gian này sẽ nằm thấp sâu và sát ở vùng xương chậu nhé.

Phần bụng của mẹ đang tụt xuống là dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần

Bỗng dưng ngừng tăng cân hoặc giảm cân đột ngột

Một số mẹ bỗng dưng không tăng cân mà còn bị sút từ 1  2kg trong khoảng thời gian chuẩn bị sinh. Điều này được lý giải là cách để cơ thể thích nghi với quá trình sinh nở. Nước ối rút bớt đi khiến cơ thể có xu hướng trở nên nhẹ gọn và trở nên linh hoạt hơn. Tuy vậy, dấu hiệu này không phải là phổ biến mà chỉ xảy ra ở một số mẹ bầu mà thôi.

Dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần: Thay đổi khẩu vị, cảm giác thèm ăn

Cảm giác thèm ăn không còn nữa hoặc giảm đi là điều hầu hết các mẹ bầu hết sức quan tâm khi sắp đến ngày sinh. Tuy vậy, cũng không có gì phải lo lắng đâu, mẹ nhé. Lúc này mẹ bầu chỉ cần chọn những món ăn khiến mình cảm thấy ngon miệng và đảm bảo đủ dinh dưỡng nhất cho cơ thể để chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho kỳ sinh nở.

Mẹ bầu sắp sinh sẽ cảm thấy dễ thở hơn

Khi thai nhi đã di chuyển xuống phía dưới của xương chậu càng nhiều thì sức ép của trọng lượng thai nhi lên cơ hoành và dạ dày giảm đi nhiều. Cho nên, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn và chứng ợ nóng cũng “bỗng dưng biến mất”. Vì vậy nên khi cảm thấy dễ thở hơn, không còn áp lực ở tim và phổi cũng là một dấu hiệu cho biết là mẹ bầu chuẩn bị sinh rồi đấy.

Mẹ cần chú ý khi thấy dễ thở hơn cũng là lúc sắp sinh rồi, mẹ nhé

Dịch nhầy âm đạo thay đổi là một trong những dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần

  •  Thông thường, vào thời gian 1  2 tuần trước khi sinh, mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và dịch tiết có thể đặc hơn một chút. Thời điểm này, các “nút nhầy” có tác dụng bịt kín cổ tử cung của người mẹ để ngăn ngừa viêm nhiễm, có thể sẽ bị bong ra bên trong tử cung. 
  •  Tuy nhiên, các “nút nhầy” này chỉ có thể bị bung ra trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay thậm chí vài giờ. Và nó là một miếng lớn hoặc từng miếng nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt hoặc nâu, trong như lòng trắng trứng.
  •  Cũng có vài trường hợp “nút nhầy” bị bong ra sẽ lẫn cả một chút máu. Dấu hiệu này còn được gọi là “máu báo” và nó cũng là một tín hiệu tốt, cho thấy cuộc vượt cạn đang sắp bắt đầu. Nhưng nếu như những cơn co thắt chưa xuất hiện hay tử cung mẹ chưa mở được từ 3  4cm thì buộc phải chờ thêm một vài ngày nữa mới có thể gặp được con yêu rồi.

Dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần: Khi nào thì nên vào bệnh viện?

 Đến giai đoạn cuối của thời kỳ sinh nở, bác sỹ sản khoa sẽ cho mẹ bầu một số chỉ thị rõ ràng, thông báo cho mẹ biết rõ khi nào thì cần vào viện để chờ sinh. Chỉ thị này cũng căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, ví dụ nếu mẹ có nguy cơ gặp nguy hiểm hoặc các biến chứng thai kỳ không? Đây có phải là mang thai lần đầu tiên không? Thời gian mẹ bầu vào viện gần đây nhất là vào khi nào?

 Nếu tình trạng mang thai của mẹ bầu không quá phức tạp, bác sĩ sẽ cho biết mẹ chờ đến khi tử cung co bóp từ 1 tới 5 phút/ lần mới cần thiết phải đến viện chờ sinh. Trên nguyên tắc, nếu mẹ bầu có nguy cơ cao, bác sĩ khuyên mẹ trước khi sinh nên vào viện sớm để phòng ngừa các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

 Nếu triệu chứng trước khi sinh của mẹ bầu không rõ ràng, nhưng mẹ đã cảm thấy giống như mình có thể sắp sinh rồi, khi đó tốt nhất mẹ nên đi bệnh viện. Tuy nhiên, trong trường hợp thai nhi bình thường, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên ở nhà quan sát thêm và tĩnh dưỡng.

 Rất nhiều mẹ bầu khi chưa đến ngày sinh nở lại quá lo lắng, vội vàng trong tâm trạng chờ sinh nở từng ngày. Thậm chí, đến ngày dự sinh đã “ăn không ngon ngủ không yên”, thấp thỏm lo âu.

Các mẹ nên nhớ rằng thời kỳ chờ sinh có một phạm vi hoạt động tất yếu, mẹ có thể sinh trước 10 ngày hoặc sau 10 ngày cũng đều là một hiện tượng bình thường. Tục ngữ có câu: “Dưa chín mới rời cuống” cho nên các bà bầu không cần lo lắng thái quá. Bởi vì chính những lo âu, căng thẳng sẽ khiến mẹ khó sinh hơn.

Kết luận

Dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần ở trên thường không rõ nét, có khi bà bầu phải để ý thật kỹ mới chắc chắn được. Tuy nhiên, lúc bà bầu đang sắp chuyển dạ thường có tâm lý rất căng thẳng hồi hộp, cần có sự động viên kịp thời của người thân, đặc biệt là của người chồng, nên các ông bố hãy chú ý nhé! 

Xem thêm:

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Sắp Sinh Trước 1 Tuần Cho Mẹ Sinh Lần Đầu

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sắp Sinh Con Rạ, Mẹ Đã Biết Chưa?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp