Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sắp Sinh Con Rạ, Mẹ Đã Biết Chưa?

06 thg 12 2019 11:34

Trong dân gian, từ xưa người ta gọi đứa con mang bầu lần đầu tiên là con so. Theo đó, từ em bé thứ hai trở đi sẽ gọi đó là con rạ. Việc đã từng trải qua 1 lần sinh nở sẽ giúp các mẹ ít nhiều có được kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho ngày lâm bồn. Tuy nhiên, các dấu hiệu sắp sinh con rạ sẽ ít được cảm nhận rõ ràng hơn so với con so. Chính vì vậy, các chị em chớ chủ quan nhé.

Sinh con rạ thường sinh vào tuần thứ mấy?

 Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu, thời gian của một thai kỳ khỏe mạnh, bình thường sẽ kéo dài khoảng từ 38 – 40 tuần. Tuy nhiên, có những mẹ bầu sinh con sớm hơn hoặc muộn hơn từ 1  2 tuần, thậm chí không có dấu hiệu sắp sinh con rạ cũng là chuyện bình thường. Bởi lẽ, cơ chế chuyển dạ sinh con ở mỗi người phụ nữ là không giống nhau.

 Đối với việc mẹ sinh đầu tiên hay con thứ 2, 3 cũng không có một thời điểm cụ thể. Bởi lẽ, vấn đề này còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: cân nặng thai nhi, người mẹ có vấn đề về sức khỏe hay không, các dấu hiệu chuyển dạ đến sớm hay muộn,... thì sẽ chuyển dạ sinh con ra ở những thời điểm khác nhau.

Mẹ mang bầu con rạ sẽ sinh vào khoảng tuần 40 của thai kỳ

 Bác sĩ sẽ có phương pháp để tính toán ngày dự sinh cho mẹ bầu, tuy nhiên điều này chỉ mang tính chất tham khảo để giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn. Và nếu mẹ có sinh con trước hay sau ngày dự sinh một vài ngày thì cũng không có vấn đề gì cả, miễn là thai nhi vẫn được khỏe mạnh và mẹ không xảy ra bất kỳ biến chứng nào là được.

Dưới đây là những dấu hiệu sắp sinh con rạ mà các mẹ bầu thường gặp nhất:

Những dấu hiệu sắp sinh con rạ chuẩn nhất cho mẹ bầu

Bụng bầu đang tụt xuống thấp là sắp sinh

 Trong tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm nhận được rằng chiếc bụng bầu của mình dường như đang tụt xuống thấp. Điều này cho thấy, thai nhi trong bụng mẹ đang bắt đầu quá tình dịch chuyển về phía khung xương chậu, chuẩn bị “đòi ra” ngoài rồi. 

 Đầu của bé yêu cũng quay về phía thấp nhất của tử cung người mẹ, và đây chính là tư thế để mẹ sinh nở thuận lợi nhất. Với các mẹ sinh con lần 2 trở đi thì xương chậu đã phần nào đã có sự giãn nở nên cũng khó nhìn thấy bụng bầu tụt xuống như sinh lần đầu. 

 Lúc này, các chị em có thể đặt bàn tay của mình lên ngực. Nếu mẹ cảm thấy giữa ngực và bụng không còn chạm sát vào nhau nữa thì có nghĩa thai nhi đã di chuyển xuống bụng dưới. Mẹ bầu có thể theo dõi thêm một số dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con rạ khác để chờ ngày lâm bồn của mình không còn xa nữa.

Dấu hiệu sinh con rạ: Đau vùng dưới lưng

 Nhiều chị em sắp sinh con rạ đều chia sẻ trải nghiệm khi gần đến ngày dự sinh, phần lưng dưới sẽ bị đau nhức rất dữ dội. Nguyên nhân là vì em bé đang tụt xuống thấp, trọng lượng của thai nhi tạo áp lực lên vùng lưng. 

Gần đến ngày sinh nở, các mẹ bầu sẽ có cảm giác bị đau lưng dữ dội

 Lúc này, các dây chằng ở vùng xương chậu bị kéo giãn ra nên mẹ bầu sẽ càng cảm thấy khó chịu hơn. Nhiều mẹ còn cảm thấy mệt mỏi vì những cơn đau âm ỉ luôn “quấy rầy” và chỉ muốn ngủ ngay một giấc mà thôi.

Vì vậy, nếu mẹ bầu đang có cảm giác đau lưng liên hồi từng cơn thì có nghĩa là mẹ đang sắp được gặp con yêu rồi nhé. Chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” ngay thôi!

Vỡ ối là dấu hiệu chuẩn bị sinh con rạ mẹ cần chú ý

 Khi nước ối đã bắt đầu chảy ra một cách ồ ạt tương tự như một trái bóng nước bị vỡ thì mẹ bầu cần nhập viện nhanh chóng để làm thủ tục sinh con càng sớm càng tốt. 

 Với các mẹ bầu chuẩn bị sinh con rạ thì khoảng 7  10 giờ sau khi vỡ ối, mẹ sẽ sinh con. Không nên chần chừ khi bắt gặp các dấu hiệu vỡ ối như trên vì có thể thai nhi sẽ bị cạn ối, gây thiếu oxy, ngạt khí dẫn tới nguy hiểm cho bé nhé.

Tiêu chảy  triệu chứng sắp sinh con rạ không phải ai cũng có

 Hiện tượng tiêu chảy khi đang sắp đến ngày sinh con rạ có nguyên nhân không hẳn là do mẹ bầu ăn uống các chất lạ, kém vệ sinh. Khi em bé đã sắp chào đời, các hormone đã tác động mạnh mẽ lên ruột của mẹ khiến cho ruột được thả lỏng hơn trước, khiến cho mẹ bầu bị đau bụng và đi ngoài. 

 Chị em thường bị đi đại tiện phân lỏng và đi như vậy nhiều lần trong ngày. Có nhiều ý kiến còn cho rằng, việc đi ngoài như vậy sẽ giúp mẹ bầu đào thải các chất cặn bã tồn đọng ở trong bụng mẹ để cho em bé có thể chào đời một cách sạch sẽ.

Tiêu chảy vào những ngày cuối của thai kỳ là dấu hiệu sắp sinh con rạ

Dấu hiệu sắp sinh con rạ: Ra “máu cá”

 Đây là cách gọi của dân gian khi mẹ bầu đến ngày “lâm bồn” mà bị ra máu âm đạo. Gần đến ngày sinh, các chị em có thể thấy dịch âm đạo tiết ra ngày càng nhiều, đặc và màu đậm hơn bình thường. 

 Khi “nút nhầy” ở cổ tử cung bị bong ra, các chị em sẽ thấy xuất hiện một chút máu ở đáy quần lót. Màu máu thường là màu hồng nhạt, hoặc nâu nhạt, có thể hơi nhớt nhớt nên người ta còn gọi là máu báo, “huyết cá” hay “máu cá”.

Mẹ bầu con rạ sắp sinh thường bị đau co thắt cổ tử cung

 Khác với những cơn đau bụng do gò tử cung hay còn gọi là “cơn đau chuyển dạ giả” của mẹ bầu thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng cuối thì đến gần ngày sinh nở, mẹ bầu sẽ thực sự trải nghiệm những cơn đau chuyển dạ thật. 

 Lúc này, cổ tử cung của mẹ bầu đang trở nên mỏng dần và bắt đầu giãn ra. Chị em có thể thấy bụng mình cứng hơn bình thường, cơn đau co thắt diễn ra ngày càng mạnh mẽ, liên tục và kéo dài. 

 Với các mẹ bầu sinh con rạ thì cơn đau chuyển dạ này sẽ không làm cho các chị em bỡ ngỡ như lần đầu tiên sinh con. Thay vì hốt hoảng, lo lắng, cuống quýt vì không biết làm gì thì chị em nên bình tĩnh để cần sắp xếp mọi thứ, chuẩn bị nhập viện đi sinh.

Sinh con rạ có đau không? Bao lâu thì bé ra đời?

 Có không ít mẹ bầu trải qua cảm giác sinh nở lần đầu đầy biến động và nguy hiểm nên khi muốn có thêm một em bé nhưng lại e ngại việc chịu đau. Nhưng mẹ không cần lo lắng quá như vậy. 

Bởi có nhiều ý kiến cho rằng, sau khi đã sinh con lần đầu, mẹ bầu đã có kinh nghiệm và vùng hông lúc này cũng đã nở nang hơn nên quá trình chuyển dạ để chuẩn bị sinh con cũng sẽ không còn đau đớn như trước nữa. Qua mỗi cuộc chuyển dạ sinh nở, các mẹ bầu sẽ rút ra cho mình được những kinh nghiệm chuẩn bị “vượt cạn” sao cho chu đáo nhất. 

 Thực chất thì mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá về việc con rạ có đau không và khi nào thì bé được sinh ra. Con sinh ra nhanh hay chậm đối với mẹ thực tế không quan trọng bằng việc con yêu được khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng, cứng cáp và mẹ được an toàn.

 Tuy vậy thì vẫn có tới hơn 8/10 người mẹ cho rằng sinh con lần thứ 2 thì lúc nào cũng dễ dàng, nhanh chóng và đỡ đau hơn. Trung bình, thời gian mẹ bầu sinh con lần đầu thường kéo dài tới 12 tiếng và đến lần sinh con thứ 2 thì nhiều mẹ sinh con chỉ sinh trong khoảng 8 tiếng mà thôi.

Sinh con rạ có đau không là thắc mắc của không ít chị em

 Nguyên nhân chủ yếu là do cấu trúc cơ thể của mẹ lúc này đã giãn nở và dẻo dai hơn rất nhiều. Đồng thời, mẹ cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc rặn đẻ và cách hít thở khi sinh chứ không còn vụng về, lóng ngóng như trước nữa. 

 Do đó, mẹ bầu sẽ rặn đẻ một cách thuần thục hơn mà không cần có sự chỉ đạo của bác sĩ sản khoa nhiều như trước nữa. Thế nhưng, thực ra thì những điều này vẫn là do các mẹ “truyền miệng” lại với nhau chứ chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh.

 Sinh con là một quá trình diễn ra tự nhiên và dù là mẹ sinh con đến bao nhiêu lần đi chăng nữa thì những cơn đau đẻ cũng vẫn sẽ xuất hiện, dù là ít hay nhiều. Bởi lẽ, dân gian đã có câu: “Đau đẻ, ngứa ghẻ, hờn ghen”, tức là đau đẻ đứng hàng đầu trong các nỗi khó chịu của người phụ nữ.

 Tương tự như vậy, việc con rạ sinh có nhanh không và có đau hay không còn phụ thuộc hoàn toàn vào cảm nhận và cơ địa, tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu. Cơn đau đẻ hoặc cơn gò tử cung của mẹ bầu sẽ kéo dài từ 8 – 16 tiếng và mức độ đau đớn diễn ra sẽ là như nhau.

 Thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng việc đau đẻ chuẩn bị sinh nở tương tự như mẹ bị gãy 36 chiếc xương sườn cùng một lúc. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa đã nhận định rằng: Lần sinh con thứ 2 trở đi sẽ tương đối dễ dàng hơn đối với các mẹ bầu đã có kinh nghiệm. Vì thế, thực tế có đau hay không thì mẹ bầu cũng hãy cố gắng “nhẫn nhịn” để chào đón niềm vui được làm mẹ quan trọng hơn tất cả những nỗi đau, mẹ nhé!

Kết luận

Trên đây là những dấu hiệu sắp sinh con rạ thường gặp nhất ở phần đông các thai phụ sinh con lần 2 trở lên. Tuy nhiên, mỗi em bé lại có những cách thức “báo hiệu” cho mẹ biết về việc mình sắp ra đời theo một cách khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sinh nở được an toàn, trong tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần thường xuyên đi khám thai để được các bác sĩ theo dõi sức khỏe, phòng ngừa được rủi ro nhé.

Xem thêm:

Các Dấu Hiệu Sắp Sinh Trước 2 Ngày Mẹ Bầu Cần “Nằm Lòng”

Những Dấu Hiệu Sắp Sinh Trước 2 Tuần Mẹ Bầu Không Nên “Lơ Là”

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp