Nước ối đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bình thường, toàn diện của bào thai. Chính vì vậy, việc duy trì chỉ số nước ối (AFI) ở mức ổn định sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ thuận lợi và thoải mái. Vậy, mẹ bầu có biết: chỉ số nước ối bình thường là bao nhiêu?
Nội dung
Tầm quan trọng của nước ối đối với thai nhi
- Nước ối là gì? Nước ối bắt đầu xuất hiện vào khoảng ngày thứ 12 ngay sau khi thụ thai. Đây chính là môi trường dưỡng chất quan trọng ở thể lỏng, chứa trong buồng ối của mẹ bầu. Lúc này, nước ối sẽ được hình thành do sự thẩm thấu huyết thanh của mẹ qua màng ối hoặc thẩm thấu qua huyết thanh của con qua da thai nhi.
- Khi thai nhi được khoảng 10 – 12 tuần tuổi, nước ối sẽ được hình thành từ nước tiểu tiết ra từ thận và dịch tiết ra từ phổi của thai nhi.
- Đến tuần thai thứ 16, bé đã bắt đầu nuốt nước ối rồi lại thải ra lại bụng mẹ bằng nước tiểu tạo nên chu trình tuần hoàn của nước ối, làm cho chỉ số nước ối tăng lên do lượng nước ối luôn được tái tạo.
- Từ tuần thứ 20 trở đi, nước ối có nguồn gốc từ khí – phế – quản, bắt nguồn từ huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua lớp niêm mạc hô hấp của bé.
- Nước ối đóng vai trò như một tấm màng bao bọc lấy thai nhi, giúp bảo vệ bé tránh khỏi sự xâm nhập, gây hại của các loại vi khuẩn từ bên ngoài. Đồng thời, nước ối còn có chức năng tái tạo năng lượng, vừa giúp cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, vừa giúp thai nhi tránh được sự chèn ép quá mức do sự co cơ tử cung.
Từ đó, bảo vệ thai nhi tránh khỏi những va chạm, sang chấn từ bên ngoài. Nước ối còn giúp duy trì nhiệt độ ổn định của thai nhi ở trong tử cung, cho phép bé yêu tự do di chuyển trong túi nước ối. Nhờ vậy, xương và cơ của bé sẽ phát triển, cứng cáp hơn.
- Đặc biệt, trong túi nước ối còn có chứa các tế bào của thai nhi. Dựa vào yếu tố này, các bác sĩ có thể tiến hành chọc nước ối để chẩn đoán được hệ thống gen của thai hoặc xác định được nguy cơ mắc một số bệnh ngay từ khi thai nhi còn ở trong bụng mẹ.
- Lượng nước ối của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau và tăng, giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai. Khi thai nhi được khoảng 37 tuần tuổi, chỉ số nước ối sẽ đạt cao nhất, tức là xấp xỉ 1000ml. Không ít trường hợp nước ối của mẹ quá ít hoặc quá nhiều, gây ra tình trạng thiếu ối và đa ối. Cả hai trạng thái này đều tiềm ẩn những nguy hiểm đối với thai kỳ.
Chỉ số nước ối theo tuần thai - AFI là gì?
- Chỉ số nước ối là thông số cho biết về lượng nước ối có trong bụng mẹ bầu theo từng thời điểm phát triển của thai nhi. Chỉ số nước ối được ký hiệu là AFI. Khi mẹ bầu đi thăm khám, dựa vào chỉ số này, các bác sĩ sẽ cho mẹ biết được mình có bị thiếu hay đa ối không.
- Thông thường, chỉ số nước ối theo tuần thai như sau:
- Ở thai nhi 20 tuần tuổi, lượng nước ối có khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào giai đoạn 25 - 26 tuần.
- Chỉ số nước ối tuần 32 vào khoảng 800ml,
- Chỉ số nước ối tuần 34 có thể bằng hoặc cao hơn một chút so với tuần 32.
- Chỉ số nước ối tuần 35, 36 khoảng 1000ml.
- Chỉ số nước ối tuần 38 giảm xuống còn khoảng 600ml
- Chỉ số nước ối tuần 40 là thấp nhất, vào khoảng 540ml. Đây là thời điểm mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh nở. Do đó, bác sĩ cần nắm rõ chỉ số nước ối của mẹ bầu để theo dõi cụ thể tình hình sức khỏe của thai nhi.
Để đo chỉ số AFI, các bác sĩ sẽ thực hiện theo thủ thuật sau: Lấy rốn làm mốc, chia bụng ra làm 4 phần với 2 đường dọc - ngang. Ở mỗi phần, lựa chọn ra túi ối sâu nhất để tiến hành đo chiều dài. Cộng 4 chiều dài này lại thì sẽ ra chỉ số nước ối (AFI).
Chỉ số nước ối là thông số cho biết về lượng nước ối có trong bụng mẹ
Chỉ số nước ối theo tuổi thai báo hiệu điều gì?
Theo bảng chỉ số nước ối (AFI) theo tuần bên dưới đây, mẹ bầu sẽ biết được với tuần thai hiện tại mình đang mang lượng nước ối như vậy có an toàn hay không.
Mức độ | AFI (cm) | Lưu ý |
Bình thường | 6 – 18 cm | Mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm với chỉ số này. |
12 – 25 cm | Tình trạng dư ối nhưng vẫn ở trong hạn mức an toàn, do đó mẹ bầu không cần phải lo lắng quá. | |
|
> 25 cm | Mẹ bầu sẽ phải đối diện với rất nhiều biến chứng thai kỳ như: nhau bong non, vỡ ối sớm, sinh non, băng huyết sau sinh. |
<= 5 cm | Thường đi kèm với những nguy cơ cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi như: Tăng tỷ lệ suy thai, tỷ lệ sinh mổ và dị tật thai nhi. | |
Vô ối | < 3 cm | Có thể dẫn đến vô ối khiến thai nhi chết lưu hoặc sinh non. |
- - Rỉ ối là tình trạng nước ối bị xuất ra ngoài âm đạo với số lượng rất ít nên nhiều mẹ bầu khó phát hiện mà còn tưởng là bị són tiểu. Trên thực tế thì rỉ ối và són tiểu cũng khá dễ để phân biệt. Vì nếu nước ối sẽ không có màu sắc gì (màu trắng trong) là hiện tượng rỉ ối thông thường, còn nếu bị són tiểu thì nước rỉ ra có màu vàng nhạt tới vàng đậm.
- - Nếu chưa xác định được mình có bị rỉ ối hay không bằng cách quan sát màu sắc, mẹ bầu nên mua giấy quỳ tím về thử. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh đen thì không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là nước ối bị rỉ ra.
- - Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nước ối bị rỉ ra lại có màu sắc khác. Lúc này, mẹ bầu không những bị rỉ ối mà còn có nguy cơ mắc phải thêm một số biến chứng thai kỳ. Khi đó, mẹ bầu cần quan sát cẩn thận, nếu có gì bất thường cần phải báo ngay với bác sĩ khám sản khoa của mình để kịp thời xử lý.
Cần phân biệt rỉ ối với tình trạng són tiểu
Chỉ số nước ối bao nhiêu thì phải mổ?
- - Lượng nước ối của mẹ bầu nhiều hay ít là do các yếu tố đóng vai trò sản sinh và tiêu thụ nước ối quyết định. Khi một tác nhân nào đó tác động đến các yếu tố này làm giảm sự sản sinh ra nước ối hoặc tăng các yếu tố tiêu thụ nước ối thì sẽ khiến mẹ bầu bị ít nước ối hay còn gọi là thiếu ối.
- - Thông thường, ở tuần thai thứ 38, thai nhi hầu như đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng cho cuộc sống độc lập bên ngoài bụng mẹ. Trong thời gian này, nếu mẹ bầu có lượng nước ối ít hoặc nhiều hơn bình thường thì vẫn có thể sinh nở bình thường.
- - Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nào bị ít nước ối trầm trọng, nước ối quá cạn thì sẽ không thể sinh thường được. Bởi khi chuyển dạ, nếu nước ối cạn quá nhanh, thai nhi dễ bị ngạt khi tử cung bị co bóp mạnh, siết chặt vào thai. Do đó, có thể xảy ra tình trạng suy thai và tử vong. Vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Như vậy, mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh mổ nếu thể tích nước ối đạt dưới 200ml tức là chỉ số nước ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm khi thai nhi từ 37 tuần trở lên.
- Trên thực tế, hiện tượng vỡ ối có thể xảy ra bất cứ khi nào, ở bất cứ nơi đâu nên khi thời điểm sinh con sắp tới gần thì các mẹ nên cần cẩn thận hơn. Nếu vỡ ối ở tuần thứ 32 – 34 thì trung bình 4 ngày sau, mẹ bầu sẽ chuyển dạ và 93% trường hợp sẽ sinh trong vòng 1 tuần.
Những trường hợp nào mẹ bầu cần lưu ý?
- - Nếu nước ối chuyển sang màu đỏ nâu, đây là dấu hiệu nguy hiểm, cho thấy thai nhi có thể đã bị chết lưu trong bụng mẹ.
- - Nước ối chuyển sang màu xanh đục kèm theo mùi hôi, đây là triệu chứng của căn bệnh nhiễm trùng ối. Lúc này, mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời, thai nhi sẽ bị nhiễm khuẩn.
- - Nước ối chuyển sang màu vàng sẫm, tức là mẹ bầu đang bị suy thai cấp và mãn tính. Biến chứng này cũng cần được điều trị sớm để ngăn ngừa tình trạng suy thai cấp tính trong chuyển dạ.
- - Nước ối chuyển màu xanh rêu là chứng tỏ mẹ bầu đã từng bị suy thai. Trường hợp này sẽ được bác sĩ theo dõi sát sao vì hiện tượng này có khả năng tái phát rất cao.
- - Nước ối chuyển sang màu vàng xanh: Đây là một dấu hiệu cho thấy thai nhi bị chậm phát triển hoặc mẹ bầu đang bị tán huyết khi mang thai.
- - Nước ối chuyển sang màu hồng hoặc nâu: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc chuyển dạ sinh nở. Mẹ nên nhanh chóng tới bệnh viện để đón con yêu vì túi ối có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào.
- - Tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng khi nước ối đục và cách các khắc phục xử lý
Làm gì để duy trì chỉ số nước ối ổn định trong suốt 40 tuần thai?
- Lượng nước ối của mẹ bầu trong mỗi giai đoạn là khác nhau. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần duy trì một lượng nước ối ổn định và vừa đủ, cho dù là đang ở trong giai đoạn nào của thai kỳ để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Lượng nước ối chuẩn vừa đủ và ổn định là vào khoảng 500 - 1000ml (tùy từng giai đoạn của thai kỳ) để giúp cho các hoạt động sống của thai nhi diễn ra được bình thường.
- Để duy trì lượng nước ối này trong suốt thai kỳ, sao cho không quá dư và cũng không quá thiếu, mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý khi mang thai. Bên cạnh đó, cần uống đủ nước, khám thai đều đặn theo lịch hẹn để nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi. Đồng thời, thăm khám còn giúp bác sĩ kịp thời phát hiện được những bất thường về nước ối của mẹ bầu để kịp thời điều trị.
Mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý khi mang thai
Kết luận
Để bé có thể phát triển và chào đời khỏe mạnh, mẹ bầu nên duy trì một chỉ số nước ối ổn định và bình thường. Do đó, mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để cung cấp cho thai nhi đầy đủ những nhu cầu về dinh dưỡng thông qua nước ối.
Xem thêm:
Vỡ Ối Sớm Có Nguy Hiểm Không? Dấu Hiệu Vỡ Ối Sớm Mẹ Cần Lưu Ý
Nguồn tham khảo
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/chi-so-nuoc-oi-afi-la-gi-va-co-y-nghia-nhu-the-nao/
- https://eva.vn/ba-bau/nhung-bi-mat-me-chua-biet-ve-tui-oi-ngoi-nha-cua-con-suot-9-thang-10-ngay-c85a327002.html
- https://www.news-medical.net/health/What-is-Amniotic-Fluid.aspx