Đa Ối Có Nguy Hiểm Không? Đa Ối Ở Tuần 37, 38,.. Và Cách Chữa Trị

07 thg 9 2019 21:04

Đa ối là gì, có nguy hiểm không. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đa ối? Mẹ bầu cần phải làm gì để khắc phục hiện tượng này. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt hoang mang trong quá trình mang thai đầy vất vả.

Hiện tượng đa ối khi mang thai là gì?

Đối với thai nhi, nước ối rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây hại cũng như những chấn thương có thể xảy đến từ trong bụng mẹ mà nước ối còn đóng vai trò là một môi trường sống bao quanh thai nhi, lấy các dưỡng chất từ cơ thể đi nuôi dưỡng thai nhi.

đa ối là gì

Đa ối là tình trạng nước ối bị tích trữ quá nhiều trong tử cung

Bên cạnh đó, nhờ có nước ối mà nhiệt độ cơ thể của bé luôn được ổn định, không bị quá lạnh hay quá nóng và hỗ trợ phát triển phổi. Lượng nước ối này thường chỉ xuất hiện khi có sự có mặt của thai nhi và được tạo ra gần như là nhờ hoạt động nuốt nước ối và thải ra qua hệ bài tiết của thai nhi.

Để biết được bản thân có bị đa ối hay không, mẹ bầu thường được các bác sĩ tiến hành siêu âm và thu kết quả ước lượng thể tích nước ối bằng cách gián tiếp. 

Cũng giống với dư ối, tình trạng đa ối là sự tích tụ quá nhiều lượng nước ối trong tử cung. Thông thường, nước ối chỉ có lượng khá nhỏ vào thời gian đầu và tăng dần lên theo từng tuần.

Đến tuần thứ 37, mực nước ối có khoảng 1 lít. Nhưng khi bước sang tuần thứ 40 thì nước ối bắt đầu giảm xuống còn khoảng 0,5 lít. Nếu mẹ bầu có nhiều hơn lượng nước ối trung bình, tăng gấp đôi hoặc gấp 3 lần, vượt quá 25cm thì có nghĩa là mẹ đang gặp phải hiện tượng đa ối. 

Đa ối thường xảy ra vào thời điểm nào của thai kỳ?

Nước ối vốn được thai nhi tạo ra từ hoạt động nuốt nước ối và thải ra ngoài qua cơ quan thận. Hoạt động này xảy ra theo một chu trình khép kín và liên tục. Đầu tiên, chất lỏng sẽ vào cơ thể của bé qua đường tiêu hóa sau đó lại được thận đưa ra ngoài rồi tiếp đó bé lại nuốt nước ối và rồi lại thải ra ngoài. Quá trình này cứ diễn ra như thế không ngừng nghỉ trong suốt quá trình bé ở trong bụng mẹ.

Nhờ cách làm này mà lượng nước ối luôn được cân bằng, ổn định, không bị tăng lên hay bị giảm quá nhiều. Nếu hoạt động duy trì lượng nước ối tốt như vậy thì tình trạng đa ối có thể xảy ra lúc nào? Thật ra nếu không có gì bất thường thì chu trình này vẫn sẽ diễn ra bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Nhưng khi có sự xáo trộn xảy ra vì một nguyên do nào đó thì toàn bộ quá trình nuốt và thải nước ối có thể sẽ bị ngưng lại hoặc hoạt động kém đi khiến lượng nước ối không ngừng tăng lên. Hiện tượng này có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai, có thể là đầu, giữa hay cuối thai kỳ (lúc này sẽ nguy hiểm hơn nếu kết hợp với tình trạng nước ối đục do phân su của thai nhi có thể sẽ làm biến đổi nước ối). 

đa ối khi mang thai

Đa ối có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ

Đặc biệt, nếu bản thân người mẹ bị đái tháo đường, loạn tăng trương lực cơ, mẹ có song thai hay đa thai thì hiện tượng đa ối này cũng có thể xảy ra. Không chỉ có tác động từ phía người mẹ mà đôi khi nguyên nhân gây ra đa ối cũng có thể xuất phát từ chính thai nhi như bào thai có dấu hiệu bất thường, bị thiếu máu, bị nhiễm trùng, máu của mẹ và bé không tương đồng…

Đa ối có nguy hiểm không?

Giống như nhiều vấn đề nước ối khác, ngoài tình trạng nước ối bình thường thì các hiện tượng đa ối, dư ối, thiếu nước ối hay cạn ối đều có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Cho nên, đa ối cần phải được phát hiện từ sớm thì mới có thể kịp thời chữa trị. Để nhận biết được bản thân bị đa ối, mẹ phải thường xuyên đi khám định kỳ và dựa vào một số biểu hiện thường gặp mà có nguy cơ cao là đa ối.

Với những phụ nữ mang thai quá bận rộn, không quan tâm chăm sóc bản thân, không đi khám thai thường xuyên hay không tìm hiểu từ trước các vấn đề thường gặp trong thai kỳ thì khó có thể phát hiện được. Lúc đó, mẹ sẽ bị một trong những rủi ro sau:

  • Màng ối của mẹ có khả năng bị vỡ sớm
  • Mẹ bầu có thể bị sinh ngôi mông hay gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm khác, có thể khiến mẹ khó sinh
  • Nhau thai bị bong
  • Bị sa dây rốn

đa ối có nguy hiểm không

Đa ối có thể khiến mẹ đối mặt với tình trạng sa dây rốn

  • Đa số trường hợp bà bầu bị đa ối thường phải sinh mổ chứ không thể sinh thường. Và khi sinh mổ thì rủi ro cũng như nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn so với sinh thường
  • Vì phải sinh mổ nên khả năng cao bé sẽ bị sinh non trong khi các bộ phận trong cơ thể vẫn chưa hoàn thiện tốt các chức năng
  • Không chỉ phải chịu nhiều đau đớn khi sinh mà khi mẹ bầu còn phải đối mặt với tình trạng chảy máu nhiều, băng huyết sau khi sinh con xong. Và nguyên nhân khiến hiện tượng này xảy ra là bởi lượng nước ối dư thừa trong cơ thể đã chèn ép lên tử cung khiến nó không thể co giãn như bình thường
  • Trong tình huống nặng nhất chính là mẹ không thể giữ được em bé, thai bị chết lưu từ trong bụng mẹ

Tuy rằng nói hiện tượng đa ối rất nguy hiểm nhưng không phải tất cả các mẹ bầu đều bị như vậy. Có một số trường hợp, mẹ bị đa ối nhưng không gặp vấn đề gì và vẫn mang thai, sinh nở bình thường.

Vào lúc lâm bồn, lượng nước ối cũng sẽ theo đó mà ra ngoài, người mẹ sẽ không còn cảm giác nặng nề, khó chịu nữa Nhưng để đảm bảo thì mẹ vẫn nên đi khám bác sĩ thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị từ sớm.

Nước ối nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đa ối nghiêm trọng xảy ra không những khiến cho mẹ rơi vào nhiều tình huống nguy hiểm mà bản thân em bé cũng có thể sẽ chịu nhiều tác động xấu. Chẳng hạn:

  • Thai nhi bị chậm tăng trưởng và khả năng phát triển bị ngăn cản
  • Các khung xương trong cơ thể bé không thể phát triển tốt, thay vào đó là bị nhiều vấn đề nghiêm trọng khác
  • Thai bị chết lưu 

Do đó, để các trường hợp này không xảy ra, các mẹ bầu phải luôn là người chăm sóc bản thân thật chu đáo, đặc biệt là không nên tránh các kỳ khám thai để có thể theo dõi sát sao mọi hoạt động và phát triển của trẻ một cách tốt nhất. Khi đó, mẹ và bé sẽ an toàn cho tới ngày vượt cạn.

Cách khắc phục hiện tượng đa ối

Với các bệnh lý thông thường có thể sẽ có cách điều trị cụ thể nhưng với tình trạng đa ối thì không như vậy. Để xử lý được lượng nước ối thừa, các bác sĩ thường sẽ dựa vào tình hình đa ối hiện tại để kết luận và tiến hành chữa trị. Những bà bầu nào mà có quá nhiều nước ối trong tử cung và có tỷ lệ phải sinh non cao thì sẽ được tiến hành rút ối. 

Quá trình lấy bớt nước ối này để có thể diễn ra thuận lợi thì người thực hiện phải là người có trình độ chuyên môn cao, tay nghề tốt và được giám sát kỹ càng trong từng thao tác. Và kết hợp với rút ối, các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm. Mục đích là để bé không gặp phải nguy hiểm nào cũng như sự an toàn cho dây rốn và nhau thai. 

đa ối và cách chữa trị

Khám thai thường xuyên sẽ giúp mẹ phát hiện sớm chứng đa ối

Còn một cách làm khác cũng giúp mẹ giảm bớt lượng nước ối chính là dùng đến thuốc hạn chế sự hình thành nước ối. Nhưng phương pháp này không thường được sử dụng, nhất là khi mẹ đang mang thai ở tuần thứ 32.

Vì nếu cố gắng dùng, mẹ và bé có thể sẽ phải chịu nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Cách tốt nhất là mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, không làm việc quá sức và chăm chỉ đi khám thai để nhanh chóng biết được các dấu hiệu bất thường từ sớm nếu chẳng may xảy ra.

Kết luận

Qua thông tin trên đây, các mẹ đã hiểu hơn đa ối là gì. Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của nước ối mà vấn đề đa ối có thể gây nguy hiểm hoặc không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nhưng những vấn đề bất thường luôn là điều mà mẹ bầu nên cẩn trọng và phải luôn chú ý. Như vậy thì sức khỏe và tính mạng của cả hai mẹ con sẽ được bảo toàn tốt hơn.

Xem thêm:

Hiện Tượng Rỉ Ối Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh Mẹ Phải Biết

Nguồn tham khảo

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents