Hiện Tượng Rỉ Ối Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh Mẹ Phải Biết

29 thg 11 2019 15:14

Hiện tượng rỉ ối là dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn sắp sinh, khi đó mẹ bầu đã bước qua tuần thai thứ 38. Nếu bị rò rỉ nước ối sớm hơn thời điểm này, rất có thể mẹ bầu sẽ bị sinh non và gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé. Vậy, làm thế nào để phòng tránh tình trạng này? Câu trả lời sẽ được “bật mí” ngay sau đây!

Hiện tượng rò rỉ ối là như thế nào?

 Hiện tượng rỉ ối được là tình trạng nước ối xuất ra từ âm đạo với số lượng rất ít, đôi khi khiến cho nhiều mẹ có thể nhầm lẫn với chứng són tiểu. Vỡ ối và rỉ ối là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau (vỡ ối là nước ối tràn ra ồ ạt còn rỉ ối là rỉ ra rất ít, chỉ vài giọt). Hiểu đúng và đầy đủ về hiện tượng này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết chính xác hơn về các dấu hiệu chuyển dạ, sắp sinh.

 Rỉ ối non là hiện tượng túi ối bị rỉ nước ra trước khi thai nhi được 37 tuần tuổi. Đây là hiện tượng các màng ối bị rách trước khi mẹ bầu chuyển dạ, lúc này thai nhi chưa đủ 37 tuần. Rỉ ối tuần 37 có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn trong buồng tử cung, thậm chí là làm cho thai nhi bị chết lưu.

Rỉ ối ở những tuần cuối của thai kỳ rất dễ gây sinh non

 Với bà mẹ có một thai kỳ bình thường, trước khi chuyển dạ, dưới áp lực co bóp mạnh mẽ của tử cung, màng ối sẽ tạo một túi ối có tác dụng nong cổ tử cung để giúp cho đầu thai nhi quay xuống dưới. Khi đầu thai nhi đã quay xuống thấp, màng ối sẽ vỡ ra một cách tự nhiên hoặc là bác sĩ can thiệp bằng cách bấm ối, sau đó tiến hành đỡ em bé.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng rỉ nước ối trong thai kỳ

 Vào những tháng cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi chỉ số nước ối của mẹ bầu để dự đoán thời gian sinh hoặc có thể chỉ định sinh mổ. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng rỉ ối tuần 38 của thai kỳ:

  •  Chất lỏng chảy ra chậm.
  •  Quan sát và ngửi mùi ở quần chíp hoặc băng vệ sinh, nếu là nước không màu, không có mùi thì tức là mẹ bầu đã bị rỉ ối.
  •  Thử bằng giấy quỳ tím, nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh đen thì đó chính là nước ối.

Nguyên nhân gây rỉ ối 3 tháng đầu là gì?

 Màng ối có tác dụng che chở cho thai nhi, không cho vi khuẩn gây hại từ bên ngoài tấn công vào bên trong tử cung. Nếu thai phụ mắc phải tình trạng viêm nhiễm ở trước hoặc trong suốt thời kỳ mang thai sẽ khiến cho màng bọc túi ối ngày càng mỏng đi, dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị rò rỉ nước ối. 

 Tình trạng rỉ ối thường xảy ra ở những thai phụ có ngôi thai hay cấu trúc khung chậu bất thường, mang đa thai, đa ối.

Rỉ ối là hiện tượng thường gặp ở những phụ nữ có ngôi thai bất thường

 Từ tuần thứ 36 của thai kỳ trở đi, lượng nước ối trong bụng mẹ sẽ giảm dần, tạo điều kiện cho em bé chào đời. Đồng thời, khi thai nhi lớn lên cũng sẽ chèn ép bàng quang, từ đó dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị són tiểu. Do đó, mẹ bầu hay có sự nhầm lẫn giữa nước ối rỉ ra và nước tiểu.

 Việc khám phụ khoa thường xuyên trong quá trình mang thai là điều rất quan trọng nhưng thường ít được mẹ bầu chú ý đến. Do đó, khi mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

 Khi hiện tượng rỉ ối bắt đầu xuất hiện sẽ làm cho lượng nước ối trong bụng mẹ bị cạn. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu kéo dài sẽ gây ra những dị tật bẩm sinh, thai bị ngạt hoặc suy thai. Trong một số trường hợp mẹ bầu rỉ ối kết hợp với những cơn co tử cung dẫn tới tình trạng sinh non hay sảy thai.

 Với mẹ bầu, rỉ ối làm cho vùng kín của mẹ trở nên ẩm ướt, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ và xâm nhập vào sâu bên trong, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm.

 Rỉ ối tuần 37 hoặc hiện tượng rỉ ối kéo dài trong suốt 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ làm lượng nước ối cần thiết bị giảm xuống, khiến cho thai nhi chậm phát triển. Đồng thời, người mẹ cũng khó sinh hơn do dây rốn bị ép chặt và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lấy oxy của thai nhi, từ đó làm tăng nguy cơ mẹ phải sinh mổ.

Phân biệt rò rỉ nước ối và tiết dịch nhầy

 Khi nước ối trong bụng mẹ bị rò rỉ, chất lỏng thường có màu trắng hoặc trong suốt, đôi khi có dính chút lầy nhầy hay lần một chút máu. Và đặc biệt, nước ối không có mùi như mùi khai đặc trưng thường thấy của nước tiểu.

 Khi nghi ngờ mẹ bầu bị rỉ ối, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, nếu thấy khối lượng nước ối giảm đi cũng là một căn cứ để chẩn đoán.

 Trong suốt quá trình mang thai, do có sự thay đổi hormone nên cơ thể người mẹ sẽ tiết ra nhiều chất dịch âm đạo hơn bình thường nên nhiều mẹ bầu thường lầm tưởng đó là nước ối rỉ ra. 

 Càng gần ngày dự sinh, dịch âm đạo sẽ càng tiết ra nhiều do cổ tử cung dần mở rộng ra làm cho nút nhầy ở cổ tử cung bị bật ra. Dịch này thường có màu trắng, xanh hoặc vàng, nhầy như nước mũi đặc của người bị cảm, đôi khi còn lẫn chút máu.

 Một dấu hiệu chính xác nhất để nhận biết hiện tượng rỉ ối là người mẹ hãy đi tiểu cho bàng quang mình thật rỗng. Rồi sau đó dùng băng vệ sinh đặt lên đáy quần lót và theo dõi lượng chất lỏng rỉ ra ở đó sau 1 tiếng. Nếu thấy có chất lỏng có màu vàng rỉ ra là nước tiểu, còn nếu không có màu, không mùi thì là nước ối.

Hiện tượng rỉ ối có chữa được không?

 Khi trả kết quả trong khi khám thai định kỳ, bác sĩ luôn báo cho mẹ biết lượng nước ối hiện tại là bao nhiêu. Vì thời điểm mẹ bầu thực hiện siêu âm trước khi sinh, bác sĩ sẽ đo được lượng nước ối trong túi ối hiện tại là bao nhiêu. 

 Siêu âm sẽ không giúp phát hiện việc rỉ ối trong thai kỳ mà chính mẹ bầu mới là người nhận biết được sớm nhất. Nếu mẹ bầu không để ý khiến cho nước ối bị rò rỉ ra ngoài quá nhiều sẽ khiến mẹ bị thiếu ối.

 Rỉ ối tuần 39 của thai kỳ là dấu hiệu của việc chuyển dạ sắp sinh. Và như đã nói ở trên, nếu rỉ ối xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sinh non và gặp phải nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác. Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp giục sinh cần thiết để kích thích cho việc “vượt cạn” diễn ra nhanh chóng hơn.

 Nhiều chị em có thể sẽ băn khoăn rỉ ối bao lâu thì sinh? Chắn hẳn nhiều người sẽ không còn quá lạ lẫm với hình ảnh một bà bầu chuyển dạ và sinh ngay sau khi vỡ ối. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi vỡ ối, mẹ bầu có thể sẽ phải chờ từ 12  24 giờ mới xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Đây mới chính là “báo động đỏ” cho mẹ bầu.

Rỉ ối tuần 39 kèm chuyển dạ mới là dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh

Điều trị hiện tượng rỉ ối có khỏi được không?

 Mẹ bầu nên tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt nếu gặp phải những hiện tượng sau đây: Sốt, có cơn đau ở tử cung, cân nặng ngày càng giảm đi, tim đập nhanh bất thường, dịch tiết ra từ âm đạo có mùi hôi, có màu nâu hay màu xanh lá.

 Kế hoạch điều trị của bác sĩ đối với hiện tượng rỉ nước ối sẽ tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa của mẹ bầu cũng như tuổi của thai. Tuy nhiên, trong thời gian này mẹ bầu nên tăng cường nghỉ ngơi và tránh quan hệ tình dục. 

 Nếu tình trạng rỉ nước ối ở bà bầu xảy ra trước hoặc trong tuần 34, các bác sĩ sẽ dùng thuốc corticosteroid để kích thích cho phổi thai nhi tăng tốc độ trưởng thành và tiến hành cho sinh sớm. Ngoài ra, các bước điều trị kế tiếp có thể là:

  •  Kê đơn thuốc kháng sinh để giúp mẹ bầu ngăn ngừa nhiễm trùng.
  •  Dùng thuốc để ngăn ngừa tình trạng chuyển dạ, sinh non.
  •  Chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành mổ bắt con, nếu cần thiết.

 Tình trạng rò rỉ nước ối trong thai kỳ vốn không phải là một trong những dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 2 và đi cùng với các triệu chứng khác như đau quặn bụng, xuất huyết âm đạo,... thì đây có thể là dấu hiệu nhận biết của sảy thai. Khi đó, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra thay vì lo lắng, hoang mang.

Một số lưu ý phòng tránh rò rỉ nước ối ở mẹ bầu

 Nếu mẹ bầu chắc chắn rằng mình đang bị rò rỉ nước ối, đừng nên sử dụng băng vệ sinh, tuyệt đối không được ngâm mình trong bồn tắm hoặc quan hệ tình dục trong thời điểm này.

 Nếu mẹ bầu chưa đủ 37 tuần thai, hãy đến bệnh viện ngay để các bác sĩ kiểm tra, đồng thời giúp can thiệp nhằm giữ thai. Nếu bạn đã mang thai từ 37 tuần trở đi thì tốt nhất hãy chuẩn bị tất cả dụng cụ cần thiết cho cuộc vượt cạn vì rất có thể những cơn co bóp chuyển dạ sẽ sớm xuất hiện trong vòng 24h tới.

 Bất cứ khi nào phát hiện quần lót của mình ẩm ướt, mẹ bầu cần nhanh chóng xác định được đó là rỉ nước ối hay là són tiểu để kịp thời đến ngay bệnh viện gần nhất.

Mẹ bầu bị rỉ ối không nên ngâm mình trong bồn tắm nhé

Kết luận

Theo các bác sĩ chuyên khoa, rỉ ối là một hiện tượng thường gặp, phổ biến ở các bà mẹ sắp sinh. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, các chị em cần chú ý theo dõi và báo cho bác sĩ bất kỳ hiện tượng bất thường nào của cơ thể mình để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc nhé.

Xem thêm:

Cách Làm Tăng Nước Ối Cho Bà Bầu Hiệu Quả Nhất

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents