Ăn uống là một trong những vấn đề mà mẹ bầu không thể bỏ qua khi muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh, không mắc bệnh tật. Tuy nhiên, với nguồn thực phẩm dồi dào, đa dạng, mẹ có thể sẽ khó biết được đâu là nhóm thực phẩm nên ăn và đâu là nhóm thực phẩm cần tránh.
Vì vậy mà bài viết mang thai 3 tháng đầu bà bầu nên ăn gì và không nên này sẽ giúp các mẹ có được nhận định chính xác và lên kế hoạch ăn uống cẩn thận, đầy đủ cho quá trình mang thai của bản thân.
Nội dung
- Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì
- Những món ăn dễ gây tình trạng co thắt tử cung
- Một số hải sản chứa nhiều thủy ngân
- Loại pho mát mềm, không hợp vệ sinh
- Các loại thức ăn đóng gói, chế biến sẵn từ trước
- Các loại thực phẩm chứa chất kích thích
- Thực phẩm chưa chín kỹ
- Món ăn từ gan động vật
- Sữa không hợp vệ sinh
- Các món nhiều dầu mỡ, chất béo, cay nóng
- Những món ăn mà mẹ bầu nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
- Tầm quan trọng của việc ăn uống đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu
- Kết luận
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì
Không chỉ phải chú trọng đến các loại thực phẩm tốt cho cơ thể mà mẹ cũng cần biết bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì. Vì có những loại thức ăn chứa nhiều chất gây hại cho cơ thể mẹ và dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Thêm vào đó, việc ăn uống bất cẩn, không chú ý, quan tâm kỹ có thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng và mẹ có thể bị thiếu chất, thai nhi bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, các bà bầu phải tránh những thực phẩm như:
Những món ăn dễ gây tình trạng co thắt tử cung
Với mẹ bầu, các loại thức ăn từ dứa, cam thảo, đu đủ xanh… có thể dẫn tới hiện tượng tử cung co thắt và gây ra tình trạng sảy thai. Cho nên, dù ăn nhiều hay ít thì tác hại mà nó gây ra là không hề nhỏ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì mẹ không nên ăn những món này.
Một số hải sản chứa nhiều thủy ngân
Cơ thể bà bầu mà chứa quá nhiều hàm lượng thủy ngân có thể khiến não bộ của bé bị ảnh hưởng và kém phát triển. Mà trong hải sản thì có một số loại chứa rất nhiều chất này nên khi chọn lựa hải sản để chế biến, mẹ và người thân cần biết loại nào ít, loại nào nhiều thủy ngân để hạn chế ăn. Thường thì, các món ăn từ tôm, cua, cá… sống trong nước ngọt sẽ tốt cho mẹ hơn và mẹ bầu có thể ăn chúng hằng ngày.
Mẹ có thể mang các món tôm, cua, cá vào trong thực đơn hằng ngày
Loại pho mát mềm, không hợp vệ sinh
Đôi khi, pho mát mềm sẽ được tạo ra từ những loại sữa không được tiệt trùng sạch sẽ nên nếu ăn vào có thể khiến người dùng bị ngộ độc hay chịu sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại (vi khuẩn E. coli). Cho nên, mẹ không nên ăn loại pho mát này cũng như sữa hoặc các sản phẩm được làm từ sữa không qua tiệt trùng khác. Nếu muốn dùng, mẹ phải chọn những loại đã được tiệt trùng sạch sẽ, hợp vệ sinh.
Các loại thức ăn đóng gói, chế biến sẵn từ trước
Đối với mẹ bầu, các món ăn tươi được chế biến và dùng ngay sẽ tốt hơn nhiều so với các loại đã qua chế biến một thời gian. Bởi việc để lâu có thể khiến chúng bị vi khuẩn xâm nhập và khi vào đến cơ thể người thì sẽ sinh ra những bệnh nghiêm trọng. Chính vì vậy, thay vì uống nước ép đóng hộp, sữa đặc có đường, các món ăn được chế biến sẵn… thì mẹ nên mua những thực phẩm tươi về nhà và tự chế biến thành các món ăn và đồ uống mà mình yêu thích.
Các loại thực phẩm chứa chất kích thích
Các chất kích thích cũng là một trong những tác nhân khiến cho sức khỏe của mẹ và khả năng phát triển của thai nhi chịu nhiều ảnh hưởng. Vì thế, khi đã mang thai thì mẹ bầu cần tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có caffein, nước ngọt có ga…
Thực phẩm chưa chín kỹ
Vi khuẩn listeria thường có trong các loại thực phẩm sống và chỉ chết khi được đun nấu kỹ. Nên việc không nấu chín kỹ và ăn khi thực phẩm này còn tái, chưa chín sẽ khiến cho mẹ nhiễm loại vi khuẩn gây hại này. Lúc này, không chỉ sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng mà quá trình phát triển của thai nhi cũng trở nên kém đi.
Món ăn từ gan động vật
Mặc dù gan có thể giúp mẹ bổ sung thêm chất sắt giúp tăng lượng máu cho cơ thể nhưng nó cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị sảy thai do chứa một loại thành phần là retinol. Cho nên, mẹ không nên ăn quá nhiều gan trong các bữa ăn hằng ngày của mình.
Bà bầu không nên ăn gan động vật vì retinol có trong gan có thể khiến mẹ bị sảy thai
Sữa không hợp vệ sinh
Không chỉ riêng sữa mà các sản phẩm được tạo ra từ sữa đều cần phải trải qua quá trình tiệt trùng. Mục đích là để vi khuẩn salmonella được tiêu diệt trong môi trường diệt khuẩn.
Vì thế, khi bạn sử dụng những sản phẩm sữa không được tiệt trùng, diệt khuẩn sạch sẽ, em bé trong bụng mẹ có thể sẽ bị chậm phát triển hoặc phát triển không bình thường, gây nên các dị tật, bệnh lý không mong muốn.
Các món nhiều dầu mỡ, chất béo, cay nóng
Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì là điều mà nhiều mẹ quan tâm, thắc mắc bởi có không ít thực phẩm khiến mẹ và bé rơi vào tình cảnh khó khăn, mắc các bệnh nghiêm trọng do không nắm rõ thành phần dinh dưỡng có trong chúng.
Vì thế, việc tìm hiểu trước các loại thực phẩm có lợi và có hại để rồi từ đó lập nên chế độ ăn uống lành mạnh là điều mà các mẹ và người thân cần phải quan tâm.
Khi đó, mẹ sẽ biết mình không nên ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay, mặn vì chúng có thể làm cho bộ máy hoạt động trong cơ thể bị rối loạn, hoạt động kém hay thậm chí gây ngộ độc. Từ đó, khả năng phát triển thai nhi cũng kém dần đi và làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, sảy thai.
Những món ăn mà mẹ bầu nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Dinh dưỡng bà bầu trong 3 tháng đầu thường được nhiều người chú trọng bởi đây là bước đầu tiên trong giai đoạn thai kỳ, giúp cho cơ thể mẹ hấp thu đầy đủ dưỡng chất để luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện thai nhi.
Vì vậy, một chế độ ăn uống phù hợp, đúng bữa, đủ chất, đủ no sẽ tạo điều kiện để cơ thể mẹ chuyển hóa các chất để nuôi dưỡng em bé trong tử cung. Bên cạnh đó, vì khi mang thai hầu hết các mẹ bầu sẽ gặp phải những mệt mỏi, khó chịu do các cơn ốm nghén gây ra. Nên sẽ thường cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, đau ngực, mệt mỏi…
Do đó, khi lựa chọn thực phẩm cho bà bầu, cần phải làm sao để mẹ không bị thiếu chất và cũng không bị ngán, sợ mùi đồ ăn. Các loại thực phẩm nấu cho mẹ phải đảm bảo cung cấp được:
Axit folic và folate
Đây là một trong những chất mà các chị em phụ nữ cần tới để giúp cho thai nhi hạn chế khả năng bị dị tật, nhất là bệnh nứt đốt sống cổ. Thông thường, khoảng thời gian để nạp axit folic và folate là từ trước khi bước vào giai đoạn mang thai cho đến khi đã mang thai trong 3 tháng đầu.
Và để cung cấp được đầy đủ cho cơ thể, mỗi ngày mẹ cần tới 400 cho đến 600mcg. Có như vậy, quá trình phát triển của thai nhi mới được đảm bảo và toàn diện nhất. Tuy nhiên, nhiều mẹ có thể chưa rõ được bầu 1 tháng đầu nên ăn gì thì mới đảm bảo được lượng axit bổ sung cho cơ thể được đầy đủ.
Câu trả lời chính là những món ăn từ cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, các loại rau có màu xanh thẫm…
Vitamin B6
Bên cạnh nguồn axit folic và folate hỗ trợ phát triển thai nhi thì vitamin B6 là một chất vô cùng cần thiết cho các mẹ. Bởi nhờ nó mà các cơn thai nghén, buồn nôn, ói mửa sẽ được ngăn chặn.
Chính vì vậy, mẹ có thể dùng đến những loại thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu như chuối, bơ đậu phộng, cá hồi, ngũ cốc, các loại hạt… để cho cơ thể có thêm nhiều vitamin B6 hơn nữa thay vì sử dụng các loại thuốc tây điều trị thai nghén thông thường, vừa không tốt cho sức khỏe của mẹ vừa có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Ăn nhiều trái cây
So với các thực phẩm giàu đạm, chất béo, đường thì các loại rau củ trái cây không hề gây hại nhiều cho cơ thể người mẹ dù mẹ có ăn thường xuyên. Lý do là vì những loại thức ăn này chứa nhiều vitamin, nước, các chất xơ, chất chống oxy hóa… giúp đường ruột của mẹ tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng nóng trong người cùng những căn bệnh lý khác. Thời điểm thích hợp nhất mà mẹ có thể dùng thêm trái cây chính là những bữa phụ trong ngày.
Trái cây sẽ giúp mẹ có thêm vitamin, chất xơ cùng các khoáng chất thiết yếu
Sử dụng các sản phẩm làm từ sữa
Điểm đặc biệt ở sữa cũng như những sản phẩm được tạo ra từ sữa là nó chứa nhiều chất quan trọng cần thiết cho cơ thể người mẹ. Khi uống sữa hằng ngày, cơ thể bạn sẽ có thêm được các nguồn protein, vitamin, canxi, nước, chất béo có lợi, axit folic, vitamin D. Cho nên, muốn bổ sung đủ những dưỡng chất này, mẹ nên uống đủ một lượng sữa nhất định trong ngày hoặc ăn sữa chua, pho mát, váng sữa…
Ăn thịt
Tuy rằng trong sữa cũng có protein nhưng bạn vẫn cần phải ăn thêm thịt. Vì protein có rất nhiều loại với các chức năng khác nhau nên với mỗi loại thực phẩm, lượng protein mà chúng có cũng sẽ có sự khác biệt.
Vì thế, bên cạnh việc uống thêm sữa hằng ngày, mẹ bầu vẫn cần những món ăn được chế biến từ các loại thịt. Không chỉ có thể nạp thêm các protein quan trọng mà mẹ cũng có thể hấp thu nhiều vitamin. Đặc biệt, để có được nguồn dưỡng chất dồi dào cho bản thân và thai nhi và tránh các bệnh nguy hiểm, mẹ phải luôn tuân thủ quy trình ăn chín, uống sôi.
Chất sắt
Sắt là một khoáng chất cần thiết giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể mẹ được ổn định. Không chỉ vậy, nhờ có chất sắt này mà thai nhi có thể có đủ lượng oxy cần thiết cho việc hô hấp cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi lớn cơ thể.
Hơn nữa, các chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… đều được giảm thiểu khi trong cơ thể mẹ có đủ sắt. Và để có được nguồn khoáng chất sắt dồi dào này, mẹ sẽ cần đến những loại thực phẩm: thịt cừu, thịt gà, trái cây sấy khô, cá ngừ được đóng hộp, cám, bột yến mạch, củ cải đường…
Chất đường
Nhiều người nghĩ rằng ăn quá nhiều thức ăn chứa đường có thể gây nên tình trạng béo phì, thừa cân cũng như những căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe khác nên thường hạn chế ăn chúng. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại.
Việc không ăn gì hay ăn quá ít các món chứa đường cũng sẽ làm cho sức khỏe của mẹ chịu không ít ảnh hưởng. Thêm nữa, trong thời gian đầu khi có thai, cơ thể mẹ không tăng cân nhanh mà rất dễ thiếu đường.
Do đó, các bác sĩ vẫn thường khuyên mẹ nên ăn nhiều trái cây tươi, ăn bánh tráng miệng ở các bữa phụ hay nước ép, sinh tố được chế biến từ các loại trái cây chứa nhiều đường… Làm như vậy thì mẹ sẽ nạp thêm được 200 đến 300 calo cho mỗi ngày.
Tinh bột
Mỗi ngày mẹ bầu đều sẽ cần được nạp thêm 300kcal tinh bột. Điều này có nghĩa mẹ phải ăn thêm nửa bát cơm hay ăn hủ tiếu, bún, phở… để cung cấp thêm nguồn tinh bột. Bên cạnh đó, bạn cần phải uống 2 ly sữa, ăn các loại bánh, trái cây, sữa chua… vào các bữa phụ hằng ngày.
Chất bột đường, chất đạm, chất béo
Ngoài tinh bột, cơ thể người mẹ cũng cần ăn những món chứa nhiều chất bột đường, chất đạm, chất béo để bản thân cũng như thai nhi có thêm nguồn năng lượng cùng các dưỡng chất để em bé có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn trí não.
Để cung cấp cho cơ thể chất đạm, mẹ cần ăn thịt cá, tôm, trứng, cua, các loại đậu, pho mát… Còn với chất béo, mẹ có thể chế biến thức ăn từ dầu, mỡ, bơ và dùng margarin, mè, đậu phộng, đậu nành… trong các bữa ăn. Việc này không chỉ giúp bổ sung chất béo mà còn hỗ trợ hấp thu các loại vitamin A, D, E, K.
Đậu nành và bơ giúp cung cấp chất béo và hỗ trợ hấp thu vitamin
Canxi, chất xơ
Thêm nữa, để có được cơ thể dẻo dai và xương chắc khỏe, mẹ sẽ cần đến canxi có trong sữa, tàu hũ, cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ, mè.
Khác với tháng thứ nhất, cơ thể mẹ cần cung cấp đầy đủ 1000 đến 1500 mg canxi một ngày (nghĩa là nhiều gấp 2 đến 3 lần). Không những thế, chất xơ cũng sẽ hỗ trợ cho các hoạt động trong cơ thể mẹ, nhất là hệ tiêu hóa.
Bởi khi mang thai mẹ bầu rất dễ bị táo bón nên nguồn chất xơ sẽ giúp đường ruột, dạ dày tiêu hóa và hấp thụ thức ăn hiệu quả. Và nguồn chất xơ này sẽ có nhiều trong rau củ, trái cây tươi.
Chất sắt
Một chất khác cũng không thể thiếu ở tháng mang thai thứ hai này chính là khoáng chất sắt có trong huyết, gan, trứng, thịt, cá… giúp cho mẹ và bào thai có thêm máu để nuôi dưỡng cơ thể.
Tuy nhiên, để hấp thu được hiệu quả chất sắt, mẹ bầu sẽ cần phải ăn chung với các loại rau và trái cây. Hoặc sử dụng thuốc cung cấp sắt được kê đơn bởi bác sĩ và dùng liên tục từ khi bắt đầu có thai cho đến khi em bé chào đời được 1 tháng.
Tầm quan trọng của việc ăn uống đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Mặt lợi
Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống con người giúp cơ thể phát triển đầy đủ và tràn đầy năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống thường ngày.
Vì thế, với các bà mẹ mang thai thì vấn đề này lại càng quan trọng. Dinh dưỡng của cơ thể mẹ chính là nền tảng để thai nhi có được dưỡng chất để sống và lớn lên. Cho nên, mọi hoạt động ăn uống của người mẹ đều có ảnh hưởng nhất định đến đứa bé trong bụng mẹ.
Một khi các mẹ bầu ăn uống đầy đủ chất, lành mạnh, hợp lý thì thai nhi sẽ theo đó mà hấp thu được đầy đủ các nguồn dưỡng chất cần thiết từ cơ thể mẹ. Dần dần thai nhi sẽ lớn lên trong khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi ra thế giới bên ngoài.
Mặt hại
Như đã nói ở trên, mọi chế độ ăn uống của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến con nên chỉ cần cơ thể mẹ đủ chất thì bé cũng sẽ đủ chất như vậy.
Cũng vì lý do này mà khi người mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng, bản thân mẹ bầu sẽ luôn tồn tại cảm giác mệt mỏi, cơ thể trở nên yếu ớt và thường xuyên mắc các căn bệnh nghiêm trọng. Từ đó, thai nhi sẽ rơi vào tình cảnh thiếu cân, chậm phát triển, mắc các dị tật, sinh thiếu tháng…
Kết luận
Tuy rằng, thể trạng mỗi mẹ bầu là khác nhau, khả năng hấp thụ dinh dưỡng không giống nhau nhưng xét về cơ chế chung thì đều có thể bị ảnh hưởng từ những thực phẩm không lành mạnh, chế độ ăn không hợp lý.
Cho nên, người mẹ phải là người nắm rõ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì và có thể ăn gì để bản thân có đủ chất để nuôi dưỡng em bé phát triển toàn diện.
Xem thêm:
Bà Bầu Ăn Gì Để Con Da Trắng Môi Đỏ, Đẹp Tựa Thiên Thần?
Bà Bầu Nên Ăn Gì Trong 3 Tháng Giữa Để Con Khỏe Mạnh?
Nguồn tham khảo
- https://eva.vn/ba-bau/mang-thai-thang-thu-1-nen-va-khong-nen-an-gi-c85a236782.html
- https://mom.vn/dinh-duong-khi-mang-thai-thang-thu-3-nen-va-khong-nen-gi/
- https://www.cuasotinhyeu.vn/kien-thuc/mang-thai/thai-ky/bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-hop-ly-123609.html
- https://www.babydestination.com/foods-avoid-first-3-months-pregnancy
Các bài viết cùng chủ đề bà bầu nên ăn gì:
- Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Phát Triển Tốt Về Thể Chất và Trí Thông Minh?
- Bà Bầu Không Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Mẹ Bầu Cần Tránh Khi Mang Thai
- 3 Tháng Đầu Ăn Gì Tốt Cho Bà Bầu? Nên Ăn Rau, Quả, Thực Phẩm Gì Tốt?
- Mới Mang Thai Những Tuần Đầu Nên Ăn Gì & Kiêng Gì Để Tốt Cho Sự Phát Triển Của Thai Nhi
- Làm thế nào để thai nhi tăng cân nhanh? Thực đơn cho mẹ bầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh
- Bà bầu kiêng ăn rau gì, nên ăn những loại trái cây nào 3 tháng đầu và cuối mang thai