Chị em phụ nữ chắc hẳn đã từng được nghe quan niệm bà bầu ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp con thông minh, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, trong thực tế bà bầu có nhất thiết phải ăn trứng ngỗng hay không thì không, ngoài nó ra thì bà bầu nên ăn gì
Nội dung
Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì đối với thai nhi?
Với các thành phần dưỡng chất vô cùng dồi dào như protein, lipid, vitamin A, vitamin nhóm B, C cùng với nhiều khoáng chất khác, trứng ngỗng từ lâu đã được liệt vào danh sách “siêu thực phẩm” có lợi ích tuyệt vời dành cho sức khỏe. Đây cũng là một trong những loại thực phẩm vô cùng quen thuộc, được dùng thường xuyên trong các bữa ăn của gia đình người Việt.
Việc ăn trứng ngỗng thường xuyên sẽ giúp bổ sung năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe cũng như mọi hoạt động của cơ thể. Nó giúp chăm sóc cơ thể con người khỏe mạnh hơn. Đồng thời, ngăn ngừa được một số bệnh tật cũng như tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
Việc ăn trứng ngỗng thường xuyên sẽ giúp bổ sung năng lượng
Theo quan niệm của nhiều người, trứng ngỗng có rất nhiều chất dinh dưỡng nên cực kỳ tốt cho phụ nữ đang mang thai. Bà bầu nếu biết ăn trứng ngỗng đúng cách sẽ giúp thai nhi phát triển nhanh, tăng cường phát triển trí não, giúp cho con sinh ra được thông minh hơn.
Tuy nhiên, thành phần trong quả trứng ngỗng cũng không vượt trội hay đặc biệt hơn nhiều so với trứng vịt, trứng cút hay trứng gà. Do đó, mẹ bầu cũng không cần quá tập trung tìm kiếm để ăn bằng được 1 vài quả trứng ngỗng đâu nhé.
Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?
Theo kinh nghiệm của dân gian, nếu muốn con thông minh, khỏe mạnh, mẹ bầu nên ăn thật nhiều trứng ngỗng. Liệu bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt ko và có thực sự giúp cho bé yêu thông minh hơn hay không, hãy cùng tìm hiểu thành phần của loại thực phẩm “thần kỳ” này nhé.
Xét theo thành phần dinh dưỡng chủ yếu, trứng ngỗng có nhiều protein hơn cả trứng gà, chiếm khoảng 13,5%. Tuy nhiên, nếu tính đến toàn bộ những chất dinh dưỡng khác thì trứng ngỗng lại “thua thiệt” về mọi mặt so với trứng gà, đặc biệt là hàm lượng vitamin A giúp sáng mắt.
Cụ thể, hàm lượng vitamin A có trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa khi đem so với trứng gà. Thậm chí, trong trứng ngỗng lại còn có hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà đây lại là những chất không có lợi mà còn gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu.
Nếu chỉ xét riêng về thành phần dinh dưỡng thì trên thực tế, trứng ngỗng cũng không tốt như nhiều mẹ bầu vẫn nghĩ. Thậm chí, khi đem so với trứng gà và trứng vịt thì trứng ngỗng còn ít chất dinh dưỡng và có mùi vị “khó ăn” hơn rất nhiều.
Bà bầu ăn nhiều trứng ngỗng chưa hẳn đã là một lựa chọn tối ưu
Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu hay công trình khoa học nào chứng minh được lợi ích “kỳ diệu” của trứng ngỗng đối với sự phát triển của trí thông minh cho bé yêu cả.
Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu mẹ muốn bé thông minh, bên cạnh việc ăn trứng ngỗng cũng như các loại trứng khác, thai phụ nên tăng cường bổ sung vào bữa ăn hằng ngày các thực phẩm giàu cholin, DHA, axit folic, axit béo,… cho thai nhi phát triển đồng đều.
Thay vì xem quả trứng ngỗng như một loại “thần dược” giúp cho bé thông minh, mẹ chỉ nên coi đó như là một trong những nguồn bổ sung protein trong thai kỳ. Do đó, thay vì ăn trứng ngỗng thì bà bầu ăn trứng gà luộc vẫn được chuyên gia khuyến khích nhiều hơn.
Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng tối đa 2 lần/ tuần mà thôi, vì trứng ngỗng cũng có hàm lượng cholesterol khá cao, hơn nữa trứng ngỗng còn có giá thành khá đắt đỏ, khó tìm và cũng khó tiêu hơn.
Vì thành phần dinh dưỡng khá bình thường, không có gì nổi bật của trứng ngỗng nên mẹ bầu cũng không cần phải cố gắng ăn trứng ngỗng cho bằng được theo các quan niệm dân gian. Với trứng ngỗng, khi dùng để ăn mẹ bầu cũng nên chế biến đa dạng như luộc, chiên, hấp,... nhưng phải chín hoàn toàn nhé.
Mẹ bầu ăn trứng ngỗng với hàm lượng vừa phải để tránh khó tiêu
Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?
Trứng ngỗng là một loại thực phẩm lành tính. Do đó, bà bầu có thể ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ mà không cần phải băn khoăn về việc bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào thì tốt cho bé nhé.
Cách chế biến món trứng ngỗng luộc cho bà bầu: Trong suốt thai kỳ của mình, mẹ bầu nên “ăn chín, uống sôi”. Do đó, nếu mẹ có sở thích ăn trứng còn lòng đào thì không nên nhé.
Vì những vi khuẩn chưa được tiêu diệt hẳn có thể “hồi sinh” và xâm nhập trở lại vào cơ thể, gây nguy hại cho mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng thế nào cho đúng cũng quan trọng không kém việc mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng trong thai kỳ hay không.
Cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu như sau: Rửa sạch trứng ngỗng trước khi luộc để loại bỏ những vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài. Nhẹ nhàng cho trứng ngỗng vào trong nồi. Đổ nước lạnh vào nồi theo trình tự từ trên đỉnh quả trứng đổ xuống. Bắc nồi lên bếp và tiến hành đun sôi.
Khi nước sôi, mẹ hãy cho thêm xíu muối (để giúp trứng dễ bóc vỏ khi chín và còn giúp sát khuẩn trứng), hạ nhiệt và đậy kín vung. Luộc trứng ngỗng trong khoảng 13 phút là được.
Lưu ý: Nhiều bà bầu có thói quen là sau khi trứng chín đem ngâm nước lã để cho dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, với cách làm này lại thiếu vệ sinh bởi vì trong nước lã có chứa nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập vào bên trong quả trứng thông qua lớp vỏ trứng. Vì vậy, mẹ bầu nhớ là chỉ nên dùng nước sôi để nguội để ngâm trứng đã luộc chín thay vì ngâm nước lã nhé.
Trứng ngỗng có công dụng và thành phần tương tự như các loại trứng khác
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu nào cảm thấy đã “ngán đến tận cổ” món trứng ngỗng luộc thì hãy “biến tấu” một chút với các món trứng ngỗng trộn salad, trứng ngỗng chiên lá lốt, chiên lá hẹ, lá mơ, ngải cứu hay trứng ngỗng chiên nấm đùi gà với cách làm giống như trứng gà.
Bà bầu ăn gì trong thai kỳ cho con thông minh?
Muốn tăng cường sức khỏe và trí thông minh cho bé, ngay từ khi mới mang thai, mẹ bầu nên chú ý bổ sung các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết đối với thai nhi. Trước và trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên chú ý bổ sung hàm lượng axit folic đầy đủ cho cơ thể để giúp hạn chế được tới 90% nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn xây dựng nền tảng cho sự phát triển của con yêu, các mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein, kali, canxi và sắt. Những thực phẩm mà các mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ như: rau củ quả, các loại đậu, các loại hạt như ngũ cốc, trái cây có nhiều múi, cá hồi, trứng gà, thịt bò,…
Một nghiên cứu mới nhất từ Đại học Harvard đã đo được mức độ thông minh của trẻ ở trong độ tuổi 6 tháng. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận nếu như mẹ bầu ăn nhiều cá trong thai kỳ, đặc biệt là trong 2 quý đầu tiên. Đặc biệt, cá sẽ giúp cho em bé phát triển về nhận thức một cách vượt trội.
Cá là món ăn ngon và đặc biệt an toàn cho mẹ trong thời kỳ mang thai, lại được cho là thực phẩm giúp kích thích sự phát triển trí não của bé. Nhưng không phải loại cá nào cũng tốt đâu nhé. Có một số loại cá mà bà bầu không nên ăn chẳng hạn như cá ngừ, cá kiếm,… vì chúng có thể chứa thủy ngân nhiều hơn mức bình thường. Mẹ bầu nên ăn cá nước ngọt và các loại hải sản an toàn, bổ dưỡng như: tôm (không ăn đầu tôm), cá hồi, các loại cá da trơn,…
Chuyên gia dinh dưỡng Elizabeth Somer đã cho rằng trái cây và các loại rau quả có chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ cho các mô não của thai nhi không bị trục trặc hoặc bị phá hủy. Do đó, các mẹ bầu nên ăn nhiều rau quả trái cây trong các bữa ăn, đặc biệt là trong bữa ăn sáng và bữa tối. Tốt nhất là mẹ bầu nên chọn các loại rau quả giàu chất chống oxy hóa như các loại rau có màu xanh đậm, cà chua, cà rốt, việt quất, đu đủ,...
Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyên rằng, bà bầu nên tăng cường hàm lượng sắt gấp 2 lần trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do chất sắt giúp tăng cường chức năng của yếu tố hemoglobin (huyết sắc tố) có nhiều trong hồng cầu. Nó giúp cung cấp oxy cho thai nhi một cách đầy đủ nhất.
Trứng ngỗng chỉ là một trong những thực phẩm bổ sung cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thêm các loại axit béo vì đây là giai đoạn mà thai nhi đang bắt đầu phát triển trí não. Việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm nhiều omega 3, ARA, DHA, canxi, vitamin A, C, D,…
Mẹ bầu cũng nên ưu tiên các loại chất béo thực vật thay vì các chất béo có nguồn gốc từ động vật. Cá hồi cũng là một trong những thực phẩm cực kỳ giàu axit béo có ích cho sự phát triển não bộ của bé, do đó, mẹ không thể bỏ qua.
Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển não một cách mạnh mẽ nhất. Cho nên, mẹ bầu hãy ăn nhiều thực phẩm giàu axit béo tự nhiên như dầu oliu và các loại hạt.
Kết luận
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm được về bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì. Bên cạnh đó, chúng ta nên bổ sung đầy đủ cho cơ thể các nhóm chất dinh dưỡng đã kể trên. Chúc các mẹ bầu sẽ sớm chọn được thực đơn tốt nhất cho mình và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học cho sự phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí não của thai nhi.
Xem thêm:
“Điểm Danh” Các Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu
Nguồn tham khảo:
- https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/co-nen-an-trung-ngong-khi-mang-thai
- https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/ba-bau-an-trung-ngong-luc-nao
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/heavy-eating-during-pregnancy-makes-the-baby-smart/