Măng là 1 loại thực phẩm xuất hiện khá nhiều trong bữa ăn hàng ngày của các quốc gia châu Á, đặc biệt là tại Việt Nam. Măng được xếp vào danh mục của các loại rau củ bổ dưỡng vì chúng cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết và một lượng chất xơ vô cùng dồi dào cho cơ thể. Với người bình thường là vậy, còn trường hợp bà bầu có được ăn măng không, ngoài măng ra thì bà bầu nên ăn gì ? Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Nội dung
Giá trị dinh dưỡng và công dụng của măng
Tuy là món ăn có thể gây ngộ độc nhưng cũng không thể bỏ qua giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm hấp dẫn này. Theo nhiều nghiên cứu gần đây, trong măng có nhiều dưỡng chất như sau:
Chất xơ: So với các loại rau củ khác, hàm lượng chất xơ trong món măng khá cao, chiếm đến 2, 56%. Trong khi đó, so với hàm lượng chất xơ trong các loại rau mầm chỉ có 1,27%, trong dưa leo là 0,61% và bắp cải cũng chỉ là 1,58%.
Hàm lượng chất xơ cao nên măng có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là các bệnh về ung thư hệ tiêu hóa.
Bà bầu nếu muốn ăn măng cần phải chế biến thật kỹ để đảm bảo an toàn
Chất chống oxy hóa: Chất Phytosterol có trong măng hoạt động tương tự như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm sưng viêm và cải thiện hiệu quả sức khỏe của các tế bào bên trong cơ thể.
Ít chất béo và không có đường: Lượng chất béo và chất đường có trong cây măng hầu như rất ít hoặc không đáng kể. Do vậy, bạn sẽ không phải quá lo lắng về vấn đề ăn măng sẽ làm tăng cân hoặc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các loại chất dinh dưỡng đặc biệt khác: Ngoài thành phần 91% là nước, măng có chứa nhiều protein, các loại vitamin và đặc biệt là các khoáng chất khác như sắt, canxi, kali, phốt pho,... Đặc biệt, hàm lượng kali có trong măng tươi khá cao. Cứ 100gr măng tươi chứa khoảng 533 mg kali. Trong khi đó, theo các công trình nghiên cứu, những thực phẩm có chứa tối thiểu 400mg kali đã mang lại tác dụng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Tác hại của các loại măng đối với phụ nữ đang mang thai
Măng có nguy cơ gây ra tình trạng ngộ độc thai kỳ: Măng nếu không sơ chế kỹ sẽ có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là chất glucozit. Chất này khi đi vào trong dạ dày con người sẽ bị phân hủy dưới tác động của các loại men tiêu hóa, từ đó sinh ra acid xyandydric là chất dễ gây ngộ độc.
Nếu mẹ bầu có thắc mắc bà bầu ăn măng được ko thì đây chính là câu trả lời đầu tiên mà chị em cần lưu ý. Một số các triệu chứng ngộ độc khi ăn măng thường gặp đối với mẹ bầu có thể kể đến như: khó thở, đau đầu, chóng mặt, nôn ói, tụt huyết áp, nếu bị nặng thì còn có thể gây tử vong.
Gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi khi mang bầu: Trong măng tươi có đến 2.56 % thành phần là chất xơ, đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu thường xảy ra ở bà bầu. Đối với phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu, ăn măng có thể khiến cho tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt ở các mẹ bầu đang bị ốm nghén nặng.
Thai phụ ăn măng rất dễ bị đầy hơi, chướng bụng
Măng là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu ở bà bầu: Các mẹ bầu thường xuyên phải bổ sung sắt đầy đủ cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển bình thường của thai nhi.Tuy nhiên, khi ăn món măng, bà bầu sẽ có nguy cơ bị thiếu sắt. Bởi lẽ, trong măng có một chất hạn chế hình thành máu cho nên dễ gây thiếu máu ở bà bầu.
Hơn nữa, độc tố cyanide có nhiều trong măng tươi có ảnh hưởng xấu tới chuỗi hô hấp, từ đó làm vô hiệu hóa các enzym sắt. Nó làm cho người ăn bị thiếu oxy, từ đó gây ra thiếu máu.
Bà bầu có ăn măng được không?
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu chưa thể thích nghi được với thay đổi của cơ thể, thường xuyên bị hành hạ bởi chứng ốm nghén. Hầu hết các mẹ bầu thường được khuyến cáo là không nên ăn nhiều măng.
Măng chứa quá nhiều chất xơ, do đó có thể gây đầy hơi và tình trạng no lâu nên không phù hợp đối với chế độ dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thay vì ăn măng thì mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác để đảm bảo cơ thể được hấp thu đầy đủ tất cả những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi trong thời gian này.
Măng rất ngon và nhiều công dụng nhưng bà bầu không nên ăn
Ngoài ra, tuy được biết đến với giá trị dinh dưỡng khá cao, nhưng trong măng tươi cũng chứa một lượng lớn chất cyanide. Dưới tác dụng tiêu cực của các enzyms tiêu hóa trong dạ dày, cyanide sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN), đây là một chất có thể gây ngộ độc rất cao.
Các triệu chứng ngộ độc măng bà bầu thường thấy như đau đầu, chóng mặt, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp,… thậm chí nhiều trường hợp còn có thể gây tắc thở, tử vong. Chính vì vậy, nếu thắc mắc bà bầu ăn măng được không thì câu trả lời là thai phụ nên hạn chế ăn măng trong suốt thai kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Những lưu ý dành cho bà bầu ăn măng
Hàm lượng chất cyanide có trong món măng tươi khá cao. Do đó, trước khi ăn măng, mẹ bầu nên chú ý đến khâu chế biến để có thể loại bỏ bớt được lượng chất độc cực kỳ nguy hiểm này. Tốt nhất, mẹ nên ngâm và luộc thật kỹ măng dù là tươi hay khô trước khi ăn.
Trong quá trình thực hiện luộc măng, nên thường xuyên mở nắp nồi măng để độc tố bay đi hết. Đặc biệt, mẹ bầu không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc hại thường đọng lại ở trong nước.
Nói chung, để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của cả mẹ bầu lẫn thai nhi, mẹ bầu không nên ăn măng thường xuyên và mỗi lần thèm thì cũng chỉ nên ăn khoảng 200 – 300gr mà thôi. Bởi lẽ, thực tế đã xảy ra các trường hợp bà bầu bị ngộ độc do ăn món măng quá nhiều.
Không nên ăn măng thường xuyên với số lượng nhiều
Bà bầu nên tránh ăn những món gì trong thai kỳ?
Thịt nguội, các loại thịt xông khói: Đây là các loại thực phẩm rất dễ bị lây nhiễm chéo nguồn vi khuẩn từ các loại thực phẩm khác. Do đó, các loại thịt cần được chế biến thật cẩn thận nếu như mẹ bầu thực sự thích ăn. Đồng thời, cũng nên ăn rất ít, tốt nhất nên hạn chế tối đa.
Cá sống, gỏi cá: Các món ăn làm từ cá sống như sushi (có nguồn gốc từ Nhật Bản) có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ, gây nguy hiểm cho thai nhi. Bởi lẽ, trong các món cá sống có một lượng vi khuẩn khá lớn, gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi. Tương tự như thịt xông khói, các món cá xông khói cũng không hề đảm bảo an toàn cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên nấu chín cá hoặc chiên, kho kỹ rồi mới ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.
Nên nấu chín cá rồi mới ăn để đảm bảo an toàn nhé
Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao: Trong cá có chứa nhiều chất omega 3 được xem là rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé yêu. Đồng thời, mẹ bầu nên bổ sung 340gr cá/ tuần. Mặc dù vậy, mẹ cũng nên biết chọn lựa loại cá nào tốt cho sức khỏe. Chị em cần tránh các loại cá sống dưới tầng đáy biển sâu vì chúng có chứa nhiều chất thủy ngân cực kỳ độc hại như: cá thu vua, cá mũi kiếm, cá mập, cá ngừ, cá walleye. Đối với cá sốt cà đóng hộp thì mẹ vẫn có thể dùng được 340gr/ tuần.
Trứng sống: Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh ăn các món món salad Caesar vì có thể chúng được chế biến bằng món trứng sống. Trứng sống cực kỳ gây hại đối với sự phát triển bình thường của bào thai. Bởi chúng có chứa nhiều vi khuẩn có hại, gây nhiễm độc. Các loại sốt mayonnaise hay trứng lòng đào cũng nên được hạn chế tối đa để tránh ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của thai nhi.
Các loại pho mai mềm: Đây là một món ăn được chế biến từ các loại sữa không được diệt khuẩn, nên sẽ rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Các loại phomai mềm chẳng hạn như camembert, feta, brie, phô mai xanh, phô mai kiểu Mexico (gồm có blanco, fresco và decrema) cần tránh tuyệt đối không nên ăn trong thai kỳ.
Thịt chưa được nấu chín kỹ: Mẹ bầu nên tránh xa các loại thịt tái, thịt sống bóp nộm, thịt chưa được nấu chín kỹ, tái chanh hay thịt sống,... Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai nhi ở trong suốt thai kỳ, tốt nhất mẹ bầu hãy chế biến thịt chín thật kỹ.
Bà bầu không nên ăn các loại thịt chưa được nấu chín
Chất ngọt nhân tạo và đường hóa học: Các chất có khả năng làm ngọt như Cyclamate, Sucralose, Saccharin, Stevia, Aspartame,... đều được xem là không đảm bảo an toàn đối với chị em phụ nữ đang mang thai. Mẹ bầu nếu buộc phải sử dụng các chất này nên dùng với một lượng rất nhỏ thôi nhé.
Bia rượu, thuốc lá, nước uống có cồn, cà phê và các chất kích thích khác: Thay vì sử dụng các loại rượu, bia, rượu hỗn hợp thường xuyên trong bữa ăn, các mẹ bầu nên uống nước ép trái cây bổ dưỡng và mát lành như: nước táo ép, nước ép cà chua, rượu trái cây và nhiều loại thức uống không có cồn khác.
Kết luận
Mặc dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào khẳng định bà bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi bị nhiễm độc. Tuy nhiên nếu băn khoăn bà bầu có được ăn măng không thì câu trả lời chính xác của các chuyên gia chính là các chị em nên hạn chế việc ăn măng. Đặc biệt là không nên ăn măng tươi khi đang mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con nhé.
Xem thêm:
Bà Bầu Ăn Trứng Ngỗng Có Giúp Cho Con Thông Minh Hơn?
Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Tử Cung Mở Nhanh, Không Lo Bị Rạch?
Nguồn tham khảo:
- https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/ba-bau-co-nen-an-mang
- https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/ba-bau-co-an-mang-duoc-khong-a269457.html
- http://www.pregnantplate.com/food/vegetable/bamboo-shoots