Bà Bầu Ăn Sầu Riêng Được Không? Cần Lưu Ý Những Gì?

21 thg 11 2019 20:58

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Loại quả này vô cùng phổ biến vào mùa hè với mùi vị rất đặc trưng, khó lẫn vào đâu được. Nếu bà bầu ăn sầu riêng đúng cách sẽ giúp bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết, cực kỳ tốt cho thai. Tuy nhiên, ăn sầu riêng sao mới đúng? Cùng tham khảo ngay bài viết về loại trái cây tốt cho bà bầu này dưới đây nhé!

Bà bầu ăn sầu riêng có tốt không?

Sầu riêng không phải là một loại quả yêu thích của tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu đã “ghiền”, bạn sẽ khó lòng cưỡng lại được hương vị béo ngậy và mùi thơm hấp dẫn của những múi sầu riêng vàng ruộm. Đặc biệt, bà bầu ăn sầu riêng còn nhận được nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể:

Bà bầu ăn sầu riêng sẽ nhận được nhiều lợi ích đối với sức khỏe

  •  Thịt sầu riêng mềm, rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, năng lượng của mỗi múi sầu riêng cung cấp cho cơ thể cũng khá cao.
  •  Giàu các chất chống oxy hóa: Ngoài chất xơ và hàm lượng vitamin B cao, sầu riêng còn có chứa chất kẽm, tryptophan và organosulfur giúp mẹ bầu chống oxy hóa cực tốt. Các chất này giúp bảo vệ cả mẹ và thai nhi, tránh khỏi sự tấn công của các chất gây ô nhiễm cũng như các gốc tự do có hại.
  •  Bà bầu ăn sầu riêng đc ko? Câu trả lời là được, bởi sầu riêng không chứa cholesterol và cũng không có các loại chất béo gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, sầu riêng còn giúp mẹ bầu điều hòa huyết áp trong suốt thai kỳ.
  •  Chất xơ trong sầu riêng sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ được lớp màng nhầy của hệ tiêu hóa, đồng thời loại bỏ được những độc tố góp phần gây bệnh ung thư. Hàm lượng chất xơ này còn đặc biệt hữu ích cho quá trình tiêu hóa.
  •  Bà bầu ăn sầu riêng có tốt không: Trong sầu riêng chứa nhiều vitamin nhóm B bao gồm có: niacin, thiamin và riboflavin. Thiamin giúp cho bà bầu ăn ngon miệng hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình hoạt động cho hệ tiêu hóa, còn riboflavin giúp ngăn ngừa triệu chứng đau nửa đầu trong thai kỳ làm ảnh hưởng, gây khó chịu cho rất nhiều mẹ bầu.
  •  Giàu axit folic: Sầu riêng còn rất giàu axit folic có khả năng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Ăn 100gr sầu riêng là mẹ đã có thể đáp ứng được khoảng 9% nhu cầu axit folic cho cơ thể mỗi ngày.
  •  Sầu riêng giàu vitamin C: Vitamin C không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng mà nó còn giúp ích rất lớn cho việc hấp thu canxi và sắt cho cả mẹ và con.
  •  Trong sầu riêng còn có hàm lượng canxi và nhiều loại khoáng chất khác như: kali, phốt pho,… cũng đặc biệt tốt đối với quá trình phát triển của hệ xương và răng cho thai nhi. Đồng và sắt sẽ giúp tạo ra các tế bào hồng cầu trong cơ thể mẹ bầu, kích thích sự tăng trưởng và phát triển phù hợp cho thai nhi.
  •  Cải thiện tâm trạng: Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định việc ăn sầu riêng có thể giúp cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu, giảm căng thẳng, stress, trầm cảm, đẩy lùi cảm giác lo âu hay chán nản.

Ăn sầu riêng có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng cho mẹ bầu

Bà bầu ăn sầu riêng có hại gì không?

  •  Ở một số vùng miền, người ta vẫn cho rằng nếu bà bầu ăn sầu riêng sẽ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp làn da của trẻ sau khi sinh. Em bé khi sinh ra sẽ có làn da xù xì, xấu xí, hơn nữa trên người còn có mùi khó chịu. 
  •  Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào kiểm chứng được những quan niệm này. Nhưng ngược lại, cũng chưa có chuyên gia hay nhận định nào khẳng định chắc chắn những lợi ích của việc mẹ bầu ăn sầu riêng cả. 
  •  Vậy, bà bầu ăn sầu riêng được k? Tốt nhất, trước khi muốn ăn sầu riêng, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Tùy theo tình trạng sức khỏe, cơ địa hiện tại của bạn và sự phát triển của em bé trong bụng, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.

Trước khi muốn ăn sầu riêng, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ

  •  Hai múi sầu riêng bình thường đã có thể cung cấp khoảng 60 calories cho cơ thể. Hơn nữa, sầu riêng cũng là loại quả có lượng đường cao, có thể lượng đường trong máu tăng đột biến. Chính vì vậy, những mẹ bầu nào đang bị tiểu đường thai kỳ đều được khuyến cáo là không nên ăn sầu riêng. 
  •  Với những mẹ bầu đang bị tăng cân quá mức trong thai kỳ cũng nên dừng hẳn hoặc hạn chế ăn sầu riêng. Hơn nữa, việc ăn nhiều sầu riêng trong thai kỳ cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của những mẹ bầu đặc biệt nhạy cảm, dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. 
  • Thậm chí, nhiều mẹ bầu ăn sầu riêng quá nhiều còn gây chảy máu cam, nổi mụn,… Theo đó, lượng sầu riêng an toàn cho một mẹ bầu bình thường là khoảng 150gr mỗi ngày.
  •  Những mẹ bầu đang có vấn đề về thận cũng không nên ăn quá nhiều sầu riêng, bởi hàm lượng kali rất lớn có trong loại quả này. Với các bệnh nhân thận, hàm lượng kali trong máu tăng cao còn có thể làm rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, thậm chí còn có thể gây đột tử. Do đó, mẹ bầu chú ý nhé, tuyệt đối không ăn sầu riêng sau khi đã uống rượu bia. 
  • Sầu riêng không nên ăn kết hợp với một số các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi, gừng,… Vì bản chất của sầu riêng đã nóng, khi kết hợp cùng với những gia vị này khiến cho tính nóng của nó càng tăng lên và hương vị giảm đi đáng kể. Do đó, khi ăn sầu riêng, mẹ bầu nên chú ý kết hợp ăn cùng với các loại trái cây có tính mát như dưa bở, bơ, bưởi,… để điều hòa nhiệt độ cơ thể.
  • Khi chọn mua sầu riêng, các mẹ cũng nên chọn những quả trông còn tươi, mới rụng, còn nguyên cuống, gai nở tròn đều và không trầy, dập, không có dấu hiệu nứt hở. Khi lắc thử sẽ có cảm giác bên trong khá lỏng, gai cũng mềm không cứng và vỗ vào nghe âm trầm đục và có mùi thơm.

Bà bầu ăn sầu riêng có bị béo phì không?

 Mặc dù sầu riêng là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng đồng thời cũng chứa rất nhiều đường và cả carbohydrate. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sầu riêng có thể làm cho lượng glucose trong máu tăng đột biến, khiến cho cân nặng của bé tăng lên, gây khó khăn cho quá trình sinh nở.

 Nếu đang bị bác sĩ lưu ý, nhắc nhở về cân nặng vượt chuẩn của bé, mẹ cần cân nhắc thật kỹ khi ăn sầu riêng. Vì sao ư? Hãy nhìn vào lượng calo và chất béo có trong sầu riêng là biết ngay lý do:

  •  Mỗi cốc sầu riêng vừa sẽ cung cấp tới 357 calo. Lượng calo này cao hơn gấp nhiều lần so với lượng calo chứa trong một cốc sinh tố trái cây khác loại. Chẳng hạn như 1 ly táo thái nhỏ chỉ cung cấp cho bạn 57 calo. Nếu bạn ăn được một cốc táo cắt nhỏ/ ngày, bạn sẽ tiêu thụ ít đi khoảng 2.100 calo/ tuần, đủ để có thể giảm được 0,3 kg.
  •  Một ly sầu riêng còn chứa tới 13gr chất béo. Mặc dù một số chất béo có trong chế độ ăn hằng ngày là cần thiết cho sức khỏe, nhưng nếu hấp thụ quá nhiều chất béo (giàu calo) thì có thể gây ảnh hưởng đến vóc dáng, chế độ ăn kiêng, khiến cho bạn khó giảm cân.

Mẹ bầu ăn quá nhiều sầu riêng có thể làm tăng lượng glucose trong máu

Những ai không nên ăn sầu riêng?

 Theo các chuyên gia dinh dưỡng, xét về giá trị dinh dưỡng thì sầu riêng chẳng hề “kém cạnh” so với bất cứ loại trái cây nào đứng đầu danh sách. Bà bầu ăn sầu riêng đúng cách sẽ hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu ăn sai cách thì hậu quả cũng khôn lường.

 Bà bầu ăn sầu riêng có tốt k: Hàm lượng đường và carbohydrate cực kỳ cao trong sầu riêng có thể gây hại cho một số chị em phụ nữ mang thai. Bạn nên tránh ăn loại trái cây quá bổ dưỡng này nếu:

  •  Bạn đang bị tiểu đường thai kỳ
  •  Bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở trong lần mang thai trước.
  •  Có tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường.
  •  Bạn đang bị béo phì, thừa cân.
  •  Bạn đang mang thai 3 tháng cuối.

 Đến đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc của mình. Nhìn chung, quả sầu riêng khá an toàn đối với phụ nữ mang thai. Bạn có thể ăn sầu riêng bất cứ khi nào thèm, nhưng nhớ là chỉ nên ăn một lượng vừa đủ thôi nhé. Tốt nhất, trước khi ăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé nhé.

 Bên cạnh đó, theo các bác sĩ sản khoa, mẹ sau sinh đang cho con bú ăn sầu riêng cũng rất tốt vì loại quả này có khả năng làm tăng lượng sữa lên gấp 2 tới 3 lần. Hàng ngày, mẹ cho con bú có thể tiêu hao đến 500 calories việc ăn sầu riêng còn làm tăng lượng calories, giúp mẹ bầu bù đắp lại năng lượng đã mất đi, hồi phục được sức khỏe nhanh hơn. 

Mẹ bầu có thể ăn sầu riêng, nhưng nhớ là chỉ nên ăn một lượng vừa đủ

 Nếu mẹ bầu thèm ăn sầu riêng khi mang thai, bạn cũng có thể chế biến sầu riêng thành những món tráng miệng hấp dẫn hay một số loại đồ ăn nhẹ để thưởng thức. Một số món ngon với sầu riêng bạn có thể làm như: bánh crepe nhân sầu riêng, bánh lá dứa sầu riêng, bánh ngọt có nhân sầu riêng, kem sầu riêng, sinh tố sầu riêng,…

Kết luận

Tóm lại, bà bầu ăn sầu riêng có tốt không còn tùy vào lượng sầu riêng mà mẹ bầu “nạp” vào cơ thể cũng như cách thức ăn. Bà bầu cũng nên cẩn trọng khi ăn sầu riêng để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bản thân và bé yêu nhé. Hơn nữa, bà bầu cũng nên chú ý về nguồn gốc, xuất xứ của sầu riêng mà mình ăn để tránh gặp phải một số tác dụng phụ hay dị ứng không mong muốn.

Xem thêm:

Bà Bầu Ăn Dứa Có Nên Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

Bà Bầu Ăn Măng Cụt Được Không? Ăn Thế Nào Mới Đúng Cách?

Nguồn tham khảo: 

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp