Bà Bầu Có Nên Ăn Mít Không? Ăn Như Thế Nào Mới Đúng Cách?

22 thg 11 2019 00:15

Trong suốt thời kỳ mang thai, phụ nữ cần phải thận trọng đối với bất kỳ loại thực phẩm nào và quả mít cũng không phải là ngoại lệ. Vậy, bà bầu có nên ăn mít không? Trái ngược với suy nghĩ thông thường của nhiều người, bà bầu ăn mít không những không gây nóng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe mẹ bầu, đồng thời góp phần hỗ trợ quá trình phát triển nhanh chóng của thai nhi. Tuy nhiên, ăn mít thế nào mới đúng cách? Cùng tìm hiểu về loại trái cây tốt cho bà bầu này nhé

Bà bầu ăn mít có tốt không?

 Quả mít có một “ngoại hình” sần sùi, không hề bắt mắt, nhưng theo các chuyên gia thì giá trị dinh dưỡng mà quả mít mang lại cho con người vô cùng to lớn, nhất là đối với các mẹ bầu.

 Đây cũng là một trong số ít những “siêu trái cây” cực kỳ tốt cho bà bầu vì có một hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm có cả vitamin B6, niacin, riboflavin cũng như axít folic. Chưa dừng lại ở đó, bà bầu ăn mít còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe mẹ và bé. Đừng bỏ qua, các mẹ nhé!

Mít là một trong số ít những “siêu trái cây” cực kỳ tốt

 Mít chỉ ảnh hưởng tiêu cực đối với những thai phụ thuộc nhóm đối tượng bị tiểu đường, hay bị dị ứng hoặc bị rối loạn máu. Ngược lại, các chị em khác không mắc bất kỳ bệnh nào nêu ở trên thì việc ăn mít với số lượng vừa phải cũng rất an toàn. Dưới đây là những tác dụng tích cực không ngờ mà quả mít mang lại:

  •  Bà bầu ăn mít tốt không: Mít giúp củng cố hệ miễn dịch: Chứa hàm lượng vitamin C vô cùng dồi dào, ăn mít sẽ góp phần tăng cường sự bảo vệ của “bức tường” miễn dịch, giúp cho cơ thể ngăn ngừa được sự tấn công của các loại virút, vi khuẩn có hại gây bệnh. Đồng thời, ăn mít cũng là một biện pháp “ngọt ngào” giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe thai kỳ, tránh được những căn bệnh thông thường.
  •  Mít tăng cường hoạt động tiêu hóa cho bà bầu: Hàm lượng chất xơ có nhiều trong mít có thể đáp ứng được tới 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể mẹ bầu, giúp ngăn ngừa chứng táo bón và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của cơ thể diễn ra được bình thường. Ngoài ra, loại chất xơ đặc biệt này cũng có tác dụng loại bỏ lớp màng nhầy bám ở ruột, ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày và nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.
  •  Ăn mít tốt cho những bà bầu cao huyết áp: Trung bình cứ 100gr mít sẽ cung cấp được khoảng 303 milligram kali, có tác dụng làm giảm tối đa mức huyết áp của cơ thể.

Vì vậy, nếu đang bị cao huyết áp hoặc có tiền sử cao huyết áp thì việc thường xuyên tiêu thụ mít sẽ là cách đơn giản giúp cho mẹ bầu duy trì được mức huyết áp trong tầm kiểm soát, ổn định và cân bằng. Ngoài ra, bà bầu ăn mít còn giúp ngăn ngừa được bệnh tim và hạn chế được nguy cơ bị đột quỵ.

  • Mít giúp bảo vệ mắt và da cho mẹ bầu: Với hàm lượng vitamin A vô cùng dồi dào, việc ăn mít không chỉ giúp ngăn ngừa cho mẹ bầu các bệnh về mắt mà còn có tác dụng hỗ trợ, kích thích quá trình phát triển của tim, phổi, thận, gan, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của em bé trong bụng mẹ.

Mít có nhiều lợi ích đối với mẹ bầu và thai nhi mà bạn không thể ngờ tới

  • Giảm nguy cơ bị rối loạn tuyến giáp: Sự gia tăng của hormone hCG trong thời gian mang thai sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hormone tuyến giáp có trong máu, làm tăng nguy cơ bị rối loạn của tuyến giáp. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, căn bệnh rối loạn tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả bạn và bé.

Do đó, theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thường xuyên ăn mít sẽ giúp mẹ bầu duy trì chức năng hoạt động bình thường của tuyến giáp, đồng thời giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở chị em phụ nữ.

  • Bà bầu ăn mít thường xuyên giúp xương chắc khỏe: Không chỉ giàu canxi, quả mít còn cung cấp cho cơ thể một lượng chất magie phong phú, giúp hỗ trợ cực hiệu quả cho việc hấp thụ canxi vào cơ thể mẹ bầu. Vì vậy, nếu chọ em muốn bổ sung canxi và ngăn ngừa căn bệnh loãng xương khi bắt đầu lớn tuổi, hãy chịu khó “măm măm” món mít nhiều hơn nữa nhé!
  • Ngăn ngừa được nguy cơ thiếu máu: Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, việc chị em thường xuyên ăn mít có thể giúp ngăn ngừa được căn bệnh bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Bởi mít cũng là một trong những loại trái cây cung cấp chất sắt dồi dào. Tuy nhiên, so với lượng sắt lấy từ động vật, sắt từ thực vật ít hơn và khó hấp thu hơn nhiều.

Mít chín còn giúp điều tiết hormone và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

  • Mít giúp kiểm soát và điều tiết hormone trong thai kỳ: Có thể mẹ bầu sẽ ngạc nhiên, mít có tác dụng giúp cơ thể kiểm soát điều tiết hormone tốt hơn trong thai kỳ. 

Nhờ các chất dinh dưỡng trong mít, bà bầu có thể hạn chế đến mức thấp nhất mức độ căng thẳng, stress trong thời gian mang thai và giai đoạn cho con bú. Hơn nữa, ăn mít hàng ngày cũng góp phần tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ các mẹ bầu khỏi những căn bệnh thông thường.

Bà bầu có nên ăn mít không? Ăn như thế nào mới đúng cách?

 Bà bầu ăn mít có tốt không?

+ Từ trước tới nay, có nhiều bà bầu luôn sợ ăn mít, ăn xoài, ăn nhãn,... khi mang thai vì lo sợ bị nóng, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên, theo ý kiến nhận định của các bác sĩ, điều này là hoàn toàn không có căn cứ.

+ Hầu hết các loại trái cây được mẹ bầu “gắn mác” là gây nóng trong người đều là những loại quả có hàm lượng đường cao. Vì thế, sẽ có thể gây cảm giác nóng sau khi ăn, nhất là đối với những mẹ bầu đang bị thừa cân béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

+ Mặc dù vậy, những loại quả nhiệt đới này vẫn chứa một hàm lượng chất xơ, vitamin và cực kỳ nhiều loại khoáng chất có lợi. Cho nên, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu, chị em vẫn có thể ăn một lượng trái cây vừa phải. Khoảng từ 80 – 100gr mỗi ngày là vừa đủ để mẹ bầu tận dụng những lợi ích mà trái cây mang lại nhưng không hề gây hại cho cơ thể.

 Tác dụng phụ mà những mẹ bầu có thể gặp phả khi ăn mít: Mít thường không gây bào mòn hoặc hoặc làm nhiễm khuẩn cho đường tiêu hóa nên việc ăn mít thường xuyên trong thai kỳ không dẫn đến quá nhiều tác dụng phụ tiêu cực như chị em chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mít thì mẹ bầu cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

+ Gây rối loạn tiêu hóa, đau hoặc khó chịu ở vùng bụng do hàm lượng chất xơ trong mít khá nhiều. Nếu mít là món khoái khẩu hàng ngày và các mẹ không bị dị ứng gì đối với loại trái cây này thì mẹ bầu cũng cần phải tiêu thụ với một số lượng vừa phải. Vì việc ăn quá nhiều mít còn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho dạ dày cũng như khiến bạn bị tiêu chảy, bởi hàm lượng chất xơ trong quả mít rất cao.

+ Mít làm thay đổi tỷ lệ glucose trong cơ thể những người bị mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy, nếu bạn đang bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc phải bệnh này thì tốt nhất không nên ăn mít khi đang mang thai.

+ Nếu bà bầu đang bị thừa cân hoặc béo phì thì tốt nhất cũng không nên ăn mít trong giai đoạn mang thai.

+ Những bà bầu đã từng bị dị ứng với mít hoặc có nguy cơ bị rối loạn đông máu cũng không nên ăn mít bởi vì có thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, mẹ bầu cần chú ý loại bỏ hết phần mủ của mít trước khi dùng nhé.

Mách mẹ bầu cách chọn mít ngon 

 Nếu mẹ bầu muốn mua mít thật tươi ngon, hãy chọn những quả mít có màu xanh và cứng, gai to đều, phần vỏ còn nguyên vẹn. Nếu bạn muốn mua loại chín để ăn ngay thì hãy chú ý chọn những quả tươi, có màu vàng và nặng cùng với gai đều, có mùi thơm. Tránh mua những quả mít quá nhẹ và trên vỏ có vết lõm, hư hỏng, có nhiều vết đốm, có mùi lạ. 

 Mẹ cũng lưu ý chọn mua những quả mít có nguồn gốc từ những người bán uy tín, an toàn, đề phòng trường hợp gặp phải trái cây còn dư lượng thuốc trừ sâu quá lớn hoặc thuốc bảo vệ thực vật nếu vô tình ăn vào sẽ vô cùng nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên mua mít từ những người quen hoặc bạn bè để phòng tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

 Bà bầu ăn mít non được không? Các món ăn làm từ mít từ lâu đã được nhiều chị em biết đến và ưa chuộng. Mít non đem luộc kỹ, thái mỏng, xé nhỏ rồi xào thịt bò hoặc làm gỏi sẽ kích thích mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh việc ăn mít chín một cách trực tiếp phổ biến như hiện nay, mẹ bầu còn có thể thưởng thức loại trái cây hấp dẫn này bằng cách cắt nhỏ ra để trộn cùng sữa chua, sữa đặc, bột yến mạch, làm sinh tố hoặc chè, kem. 

Ngoài ra, mít chín đem sấy khô cũng là một món ăn vặt cực kỳ bổ dưỡng cho mẹ bầu. Hoặc các mẹ bầu có thể tham khảo những cách để chế biến mít xanh thành những món ăn ngon như gỏi, nộm, xào, nấu canh,... để cho đỡ nhàm chán.

Mít chín đem sấy khô cũng là một món ăn vặt cực kỳ bổ dưỡng cho mẹ bầu

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bà bầu có được ăn mít không? Quả mít nói riêng cũng như bất kỳ trái cây hay thực phẩm nào nói chung cũng đều cần được sử dụng với một hàm lượng vừa phải. Đặc biệt đối với mẹ bầu, việc chú ý những điều vừa kể trên để có thể ăn mít thật hợp lý sẽ giúp mẹ và thai nhi có được một sức khỏe thai kỳ thật tốt.

Xem thêm:

Bà Bầu Ăn Ổi Có Tốt Không? Và Những Điều Phải Lưu Ý

Bà Bầu Ăn Na Có Tốt Không? Ăn Na Như Thế Nào Đúng Cách?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp