Sự Thật: Bà Bầu Ăn Lựu Có “Nặn” Được Má Lúm Không?

22 thg 11 2019 00:45

Bà bầu ăn lựu là một lựa chọn dinh dưỡng rất cực kỳ tốt cho mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt, ăn lựu khi mang thai còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa rạn da. Chắc hẳn không ít mẹ bầu đã được “rỉ tai” rằng ăn lựu sẽ đẻ con có má lúm đồng tiền, thực hư thế nào? Và còn rất nhiều lợi ích khác của việc ăn lựu, cùng khám phá loại trái cây tốt nhất cho bà bầu này ngay nhé!

Bà bầu ăn lựu có tốt không?

Lựu là một trong những loại quả rất giàu chất chống ôxy hóa, là lựa chọn hoàn hảo để giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng rạn da cho vòng bụng đang không ngừng tăng lên. Nếu bạn đang băn khoăn bà bầu ăn lựu có tốt không, câu trả lời sẽ có ở ngay dưới đây.

 Xuất xứ của quả lựu vốn ở các nước Trung Đông, thời gian tốt nhất để mua và ăn lựu là vào khoảng tháng tư đến tháng tám trong năm. Lựu chứa một số hợp chất phytochemical, từ lâu đã được khẳng định là cực kỳ tốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu. 

 Chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn bà bầu có được ăn lựu ko? Có thể thấy rằng nguy cơ tiền sản giật do huyết áp tăng cao vào thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ sẽ được hạn chế một cách tối đa khi bà bầu ăn lựu, bởi vì loại trái cây nhiệt đới này còn giúp mẹ bầu cân bằng huyết áp.

Ăn lựu thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu cân bằng huyết áp

 Lựu là nguồn cung cấp dồi dào của vitamin C, chính vì vậy, lựu đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bầu. Khi thai nhi đang ngày càng lớn lên trong bụng mẹ, cơ thể mẹ sẽ dồn hết sự quan tâm, tập trung nhiều vào quá trình hình thành này và sẽ xao lãng đi những nhiệm vụ khác. Lúc này, vitamin C sẽ cực kỳ cần thiết để cải thiện được “bức tường” của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus.

 Rất nhiều nghiên cứu khoa học từ lâu đã chứng minh rằng chị em ăn lựu khi mang thai còn có tác dụng tích cực đối với hệ xương của cả bà bầu lẫn thai nhi.

 Lựu có chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn hẳn so với quả việt quất, trà xanh, vì vậy cũng rất hữu ích cho vẻ bề ngoài, điển hình là giúp cho làn da sáng mịn. Rất nhiều sản phẩm làm đẹp da được chiết xuất từ nước ép lựu, các loại tinh chất chiết xuất này sẽ thấm sâu vào da, từ đó giúp chống khô da, nổi mụn và thúc đẩy việc tái tạo các tế bào da tươi trẻ, khỏe mạnh.

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn lựu?

 Cung cấp một nguồn năng lượng vô cùng dồi dào: Nếu mẹ đang mang thai trong giai đoạn 3 tháng giữa cũng như 3 tháng cuối, mẹ bầu nên cung cấp từ 2000 – 2200 calo. Bạn có thể uống 1 ly lớn nước ép lựu cho cả ngày để giúp giữ ẩm cho cơ thể. Nước ép lựu sẽ cung cấp nhiều calo và bổ sung một cách đa dạng nguồn năng lượng, vitamin từ các loại trái cây và rau củ khác để cho cơ thể không bị thiếu hụt năng lượng.

Lựu cung cấp cho mẹ bầu một nguồn năng lượng vô cùng dồi dào

 Chống lại, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh: Một cốc nước ép lựu/ ngày có thể mang đến cho mẹ bầu tới 60mg folate. Trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần tối thiểu là 400mg  600mg folate/ ngày. Có đủ lượng folate cần thiết cho thời kỳ này sẽ giúp bé an toàn, phòng ngừa được các dị tật bẩm sinh khác nhau, đặc biệt trong đó có dị tật ống thần kinh.

 Tăng cường hệ miễn dịch: Giống như quả ổi, các trái cây họ cam, lựu cũng là một trong những nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin C dồi dào, tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. 

Khi thai nhi đang ngày một lớn lên trong bụng mẹ, cơ thể bạn sẽ dồn hết sự quan tâm, tập trung vào quá trình hình thành này và sao lãng những nhiệm vụ khác. Khi đó, vitamin C đóng vai trò quan trọng để cải thiện bức tường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.

 Lựu giúp ngăn chặn hiện tượng “chuột rút” cho mẹ bầu: Chỉ cần khoảng 237ml nước ép lựu/ ngày sẽ cung cấp cho mẹ bầu 538mg kali, đây là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. 

Bạn cần 4700 miligram kali trong suốt thai kỳ để ngăn chặn triệt để hiện tượng chuột rút ở chân và giảm ngay các cơn đau bụng khi có thai. Kali còn giúp tăng cường các hoạt động ở cơ bắp cũng như dây thần kinh.

Lựu giúp ngăn chặn hiện tượng “chuột rút” cho mẹ bầu

 Phòng ngừa thiếu máu, giảm nguy cơ sinh non: Bà bầu có nên ăn lựu không? Theo các bác sĩ, lựu là một loại quả cực kỳ tốt cho chị em phụ nữ mang thai. Không những cung cấp đủ sắt cho cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh khác do thiếu sắt. 

Nếu mẹ bầu bị thiếu sắt thì sẽ phải đối diện với nguy cơ sinh non và bé được sinh ra cũng sẽ bị thiếu cân. Hãy cố gắng duy trì lượng sắt ổn định để có được cơ thể khỏe mạnh. 

Bác sĩ có thể sẽ cung cấp cho bạn một vài loại thuốc nhằm bổ sung sắt, nhưng cách tuyệt vời và an toàn nhất đó là ăn lựu mỗi ngày. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần ăn nhiều loại trái cây khác để tạo ra một nguồn cung cấp sắt phong phú, đa dạng cho cơ thể.

 Lựu còn cung cấp cho mẹ bầu một lượng chất chống oxy hóa dồi dào: Nước ép lựu rất giàu chất chống oxy hóa, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bạn. Chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm được nguy cơ chấn thương cho nhau thai và giảm những tổn thương não cho thai nhi. Một nhóm các chất chống oxy hóa (còn được gọi là polyphenol) có trong lựu sẽ giúp làm giảm tổn thương ở não do thiếu oxy trong quá trình mẹ hoạt động.

Bà bầu ăn lựu có “nặn” được má lúm không?

 Khi bắt đầu có thai, điều này đồng nghĩa với việc cuộc sống của bạn đang dần thay đổi, thậm chí là chuyển sang một bước ngoặt lớn. Trong đó, dinh dưỡng cho mẹ bầu được xem là cực kỳ quan trọng và cần sự lưu tâm đặc biệt trong suốt thai kỳ. Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là điều kiện cần và đủ để giúp mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể được phát triển toàn diện hơn. 

 Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì quả lựu, đặc biệt là nước ép từ quả lựu rất tốt cho sức khỏe của bà bầu cũng như sự phát triển trí não của thai nhi. Do đó, giúp đứa trẻ sinh ra giảm tối đa nguy cơ bị tổn thương ở não, bởi trong lựu chứa hàm lượng cao chất polyphenol có khả năng chống lão hóa hiệu quả cho da và bảo vệ hệ thần kinh, giảm nguy cơ bị tổn thương ở não cũng như các bệnh lý về tim mạch,… Trong nước ép quả lựu chứa nhiều thành phần của niaxin, vitamin C, Natri, vitamin B2, sinh tố B, canxi và photpho,... rất cần thiết cho sự phát triển đều đặn của thai nhi.

 Người Ai Cập cổ đại từ xa xưa đã sử dụng quả lựu trong đám cưới như một biểu tượng thay cho lời chúc khả năng sinh sản tốt, “con đàn cháu đống”. Chắc hẳn, có không ít mẹ bầu đã từng được khuyên rằng ăn lựu sẽ “nặn” được cho con má lúm đồng tiền. 

Má lúm đồng tiền có liên quan đến việc mẹ bầu ăn lựu không? 

Một thành viên có nickname Phuongthu của diễn đàn Yeutretho.com chia sẻ “Khi mang thai tháng thứ 3, tình cờ một hôm ngồi trò chuyện với cô bạn học cũ, bạn đã khuyên em hãy chăm chỉ ăn quả lựu. Nghe bạn nói xong em dù không tin lắm nhưng vì thích ăn lựu, mang bầu đúng vào mùa lựu chín nữa nên hầu như ngày nào em cũng ăn hai quả”. 

Và thành viên này tuy không tin lắm nhưng vẫn làm theo và nhận được cái kết vô cùng bất ngờ: “Em cũng tham khảo thêm thì được biết trong quả lựu có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho bà bầu như chất xơ, sắt, niacin, axit folic, vitamin, khoáng chất và đặc biệt giúp cải thiện lưu lượng máu đến thai nhi. Thế mà thật bất ngờ, lần đầu tiên nhìn con em đã bị ấn tượng ngay bởi hai chiếc má lúm đồng tiền xoáy sâu rất yêu. Ai gặp cũng bảo là con gái chứ không phải con trai. Càng lớn, hai má lúm càng rõ nhìn cực duyên luôn các mẹ ạ”. Chia sẻ này đã nhận được hàng trăm lời bình luận tỏ ra đồng tình.

 Trên thực tế, chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học cụ thể nào khẳng định tính xác thực của kinh nghiệm mang tính “truyền miệng” dân gian này. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng lựu là loại trái cây chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin mà bạn không nên bỏ qua trong suốt thai kỳ.

Hướng dẫn bà bầu ăn lựu đúng cách

 Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không? Tốt nhất là nên cắt trái lựu ra làm đôi, tách hạt ra khỏi vỏ, dùng một cái muỗng lớn để ép hạt lựu ra nước. Phần nước ép lựu này mẹ bầu có thể dùng để ăn kèm sữa chua, hoặc uống kèm với các loại sinh tố khác.

 Rắc hạt lựu lên trên salad để làm cho món khai vị hoặc món tráng miệng của bạn tăng thêm dưỡng chất.

 Ngoài ra, nước ép lựu còn được sử dụng để trộn chung với các loại nước sốt khác để nướng thịt cũng rất thơm ngon.

 Lưu ý thêm: Khi mang thai, mẹ bầu muốn ăn lựu thì cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của lựu nói riêng và loại trái cây mà mình cần mua. Vì hiện nay trên thị trường không chỉ riêng lựu mà hầu hết các loại hoa quả chứa hàm lượng chất bảo quản thực phẩm vô cùng cao. Các chất bảo quản này không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai.

Kết luận

Như vậy chúng ta đã cùng nhau giải đáp được sự thật về bà bầu ăn lưu có tốt không? Tuy nhiên, còn câu chuyện về thực hư mẹ bầu ăn lựu khi mang thai sẽ sinh con ra có má lúm đồng tiền đẹp đẽ thì chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh, bởi đó vẫn là quan niệm của dân gian. Và cho đến nay, các bác sĩ trên toàn thế giới vẫn xem đây là một loại quả bổ dưỡng trong thai kỳ.

Xem thêm:

Bà Bầu Ăn Na Có Tốt Không? Ăn Na Như Thế Nào Đúng Cách?

Bà Bầu Ăn Nhãn Có Tốt Không? Và Sự Thật

Nguồn tham khảo

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp