Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Đau Mắt Đỏ, Mẹ Cần Làm Gì Để Giúp Bé Nhanh Khỏi?

02 thg 1 2020 16:17

Dấu hiệu thông thường và dễ nhận biết nhất khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ là mắt bé trở nên sưng tấy, đỏ, cộm rất khó chịu, mí mắt bé có ghèn như bị dính vào nhau. Tình trạng này thể hiện rõ nhất là vào buổi sáng khi bé mới ngủ dậy. Vậy, phải làm sao để bé sơ sinh mau chóng thoát khỏi tình trạng này? Đây cũng chính là vấn đề mà nhiều mẹ sau sinh quan tâm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ?

 Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp, bệnh này được hình thành do virus có tên là Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu hay phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp cả ở người lớn lẫn trẻ em, đặc biệt là các trẻ sơ sinh vì các bé thường có hệ miễn dịch chưa ổn định.

Đau mắt đỏ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc liên tục

 Vào thời điểm mùa hè đến cuối mùa thu, lúc đó thời tiết từ nắng nóng, dần chuyển sang mưa nhiều, độ ẩm trong không khí cao, những khi giao mùa,… là lúc mà các bệnh dịch dễ bùng phát nhất.

 Thời tiết thay đổi đột ngột cộng với cơ thể con người và đặc biệt là những người nhạy cảm với sự chuyển biến của thời tiết như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì rất dễ bị mệt mỏi. Hệ thống miễn dịch của trẻ rất yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Vì thế ở thời điểm này, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

 Ngoài ra, các bé sơ sinh dễ bị đau mắt đỏ nếu trong gia đình có người đang bị đau mắt mà lại không cẩn thận trong quá trình tiếp xúc với bé. Việc sắp xếp lẫn lộn đồ dùng của bé sơ sinh với đồ dùng của các thành viên khác, đặc biệt không rửa tay sạch sẽ khi tiến hành vệ sinh cho trẻ,... đều là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bệnh.

 Một nguyên nhân nữa khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị đau mắt đỏ đó là do dị ứng từ các yếu tố bên ngoài. Khi một cái gì đó kích thích lớp màng bao phủ xung quanh mắt (kết mạc), mắt của trẻ có thể trở nên ngứa, sưng tấy, đỏ và chảy nước mắt. Đây là một loại rối loạn có tên gọi là viêm kết mạc hoặc bệnh đau mắt đỏ. Về mặt y khoa, dị ứng mắt của trẻ cũng chỉ đơn giản là một hình thức của bệnh đau mắt đỏ mà thôi.

Làm sao để nhận biết trẻ sơ sinh bị mắt đỏ?

Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Khi trẻ đau mắt đỏ bé sẽ có nhiều biểu hiện mà mẹ có thể quan sát thấy ngay bằng mắt thường. Đó là những dấu hiệu như:

Mắt bé trở nên đỏ gay, khó chịu, mí mắt của bé có nhiều ghèn tiết ra như dính vào nhau, đặc biệt là vào buổi sáng, mỗi khi bé vừa thức giấc. Một số bé sơ sinh còn có triệu chứng phồng mí mắt hoặc trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng. Mí mắt, tròng mắt của bé bị đỏ, mắt có nhiều ghèn (gỉ) màu xanh hoặc màu vàng.

Mí mắt, tròng mắt của bé bị đỏ, mắt có nhiều ghèn (gỉ) chảy ra

 Mí mắt sưng, sụp xuống, chảy nước mắt, với các bé bị bệnh nặng thì sẽ có lớp màng trong mắt.

 Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ còn có thể kèm theo các triệu chứng trẻ sốt nhẹ, chảy nước mũi, mẹ sờ tay sẽ thấy có hạch ở góc hàm.

Khi bị đau mắt đỏ, thị lực của bé chưa bị suy giảm ngay, nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị sưng phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết ở dưới kết mạc,… thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Vậy, trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh tuy là lành tính nhưng không phải là không có biến chứng hay nguy hiểm gì. Một số biến chứng rất hiếm gặp của bệnh đau mắt đỏ là: viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm giác mạc sợi, viêm mủ túi lệ,… nguy hiểm hơn có thể gây ra sẹo giác mạc, thậm chí là suy giảm thị lực.

Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ phải làm sao?

Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị lây đau mắt đỏ, bố mẹ cần phải:

 Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho bé hàng ngày: Trong trường hợp bé bị đau mắt đỏ, nước muối sinh lý chính là lựa chọn an toàn nhất cho các bé. Mẹ nên nhỏ mắt cho bé bị đau mắt ít nhất 3 lần/ ngày vào các buổi sáng, trưa và tối để tránh gỉ mắt lên dày, cộm và gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé.

 Lau sạch gỉ ghèn ở mắt: Cho trẻ nằm nghiêng sang 1 bên, mẹ hãy lấy bông gòn hoặc giấy ẩm để thấm muối sinh lý hoặc nước sạch để tiến hành lau ghèn ở mắt cho bé. Mẹ nên lau mắt bé khi ghèn còn ướt, không để đến khi ghèn đã khô mới lau vì khi đó bé sẽ bị đau. Lau xong mẹ nhớ vứt bỏ bông gòn, tuyệt đối không sử dụng lại.

Mẹ hãy cố gắng lấy bông gòn lau sạch ghèn ở mắt cho bé 3 lần/ ngày

 Rửa tay thật sạch sẽ khi chăm sóc trẻ: Mỗi khi chăm sóc trẻ, bố mẹ cần phải rửa tay thật sạch sẽ. Đặc biệt là trước và sau khi vệ sinh mắt cho bé, nhỏ mắt, mẹ cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch nước sát khuẩn cho thật sạch.

 Không để trẻ dùng chung đồ dùng với các thành viên khác trong gia đình: Bố mẹ hãy cho con dùng riêng khăn mặt, gối, chậu rửa mặt. Chú ý giặt sạch khăn mặt của bé bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ở ngoài nắng mỗi ngày.

 Tránh đưa bé bị đau mắt đến nơi đông người: Khi trẻ sơ sinh đang bị đau mắt đỏ, nếu không có việc gì cần thiết, mẹ không nên tránh đưa bé đến những nơi có đông người.

 Không xông mắt cho bé bằng những nguyên liệu như lá trầu: Đôi mắt của trẻ sơ sinh vốn vô cùng nhạy cảm, hơi nóng từ lá trầu không sẽ có thể khiến cho tình trạng đau mắt của trẻ càng nặng hơn.

 Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì? Theo đông y, bệnh đau mắt đỏ là do can phong nhiệt, nên mẹ cho con bú cần tránh những đồ ăn cay như ớt, tỏi, tiêu, hành,... Những thực phẩm này sẽ kích ứng bé làm mắt nóng, gây khó chịu hơn cho bé. Những thực phẩm có mùi tanh như tôm cá,... sẽ tạo điều kiện cho virus đau mắt đỏ phát triển mạnh hơn, mẹ không nên ăn để tránh bệnh của bé nặng hơn.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ đi bác sĩ?

Đưa trẻ bị đau mắt đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:

  •  Mắt trẻ ngày càng trở nên đỏ và sưng;
  •  Gỉ mắt của bé có màu vàng đậm hoặc màu xanh;
  •  Bé quấy khóc liên tục, bỏ ăn và sốt cao, nhiệt độ tăng mặc dù đã dùng các biện pháp hạ sốt nhưng không hiệu quả;
  •  Thấy có gỉ mắt chảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt là xuất hiện lớp màng ở trong mắt bé;
  •  Sau 5 ngày, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp chữa trị nhưng tình trạng đau mắt đỏ của trẻ sơ sinh vẫn chưa có biểu hiệu thuyên giảm.

Mắt trẻ ngày càng trở nên đỏ và sưng thì bố mẹ cần đưa đến bác sĩ ngay

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ - Làm sao để phòng tránh?

Để phòng chống bệnh đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cần chú ý:

  •  Thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước cho thật sạch trước khi bế bé hoặc tiếp xúc với mắt bé.
  •  Cho con dùng riêng khăn mặt, gối, chậu rửa mặt và các đồ dùng khác.
  •  Nhỏ mắt cho bé sơ sinh hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối có nồng độ 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa và tối. Đặc biệt, không cho trẻ dùng chung 1 lọ thuốc nhỏ mắt với cha mẹ.
  •  Giặt sạch khăn mặt của trẻ bằng xà phòng và nước sạch, chú ý phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
  •  Hạn chế đưa trẻ sơ sinh đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh sinh sôi, chẳng hạn như bệnh viện.
  •  Mỗi ngày, khi đón con tại nhà trẻ, cha mẹ luôn để ý tình hình sức khoẻ của con yêu trong ngày, đặc biệt quan tâm các dấu hiệu dễ thấy như mắt có nhiều gỉ ghèn, tròng mắt sưng đỏ, thân nhiệt cao,…

Khi thấy trẻ chớm có dấu hiệu đau mắt đỏ, mẹ cần lưu ý gì?

  •  Giặt sạch, phơi nắng để sát khuẩn tất cả các loại khăn xô, gối, chăn, ga trải giường,... của bé.
  •  Chuẩn bị cho bé 3 loại khăn lau mắt, lau tay và khăn lau người để dùng riêng, chú ý không dùng lẫn lộn.
  •  Mua sẵn bông gòn và nước muối sinh lý để nhỏ mắt và lau mắt cho trẻ ngày 3 lần. Làm như vậy sẽ giúp cho trẻ bớt khó chịu và tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh hơn. 
  •  Tăng cường cho bé sơ sinh uống nước cam, ăn sữa chua để giúp bé tăng cường sức đề kháng. 
  •  Hạn chế không cho bé xem tivi, điện thoại, máy tính, sách truyện, cầm nắm các đồ chơi nhiều.
  •  Tuyệt đối không chữa mẹo cho bé đau mắt đỏ bằng lá trầu không, không dùng đũa cả hơ nóng áp vào mắt bé hay sử dụng các phương pháp xông hơi, đặc biệt là những phương pháp dân gian không có cơ sở khoa học rõ ràng.
  •  Thực hiện những phương pháp chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh như đã hướng dẫn ở trên mà sau từ 1  2 ngày nếu không khỏi, các bậc phụ huynh cần phải đưa bé đến ngay bệnh viện để khám. Lưu ý, khi đi các mẹ hãy nhớ đeo kính đen cho bé để phòng tránh lây bệnh ngay trong bệnh viện nhé.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho các mẹ mỗi khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, đặc biệt là trong mùa dịch đau mắt đỏ đang lan tràn như hiện nay. Đến hẹn lại lên, cứ khi thời tiết chuyển mùa mưa, dịch đau mắt đỏ lại bắt đầu hoành hành, vì vậy các mẹ hãy “bỏ túi” ngay những mẹo nhỏ trên đây để giúp phòng và điều trị đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà nhé!

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Đau Mắt Có Ghèn: Chữa Trị Thế Nào Cho Đúng?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents