Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ 15 Tháng Biếng Ăn? Gợi Ý Thực Đơn Cho Trẻ Hết Biếng Ăn

10 thg 3 2020 12:57

Việc chăm sóc trẻ biếng ăn là điều khiến cho nhiều bậc cha mẹ luôn phải đau đầu. Khi bé yêu lười ăn, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn của trẻ để tìm ra giải pháp phù hợp. Đồng thời, một số món ăn dưới đây cũng góp phần hỗ trợ cha mẹ trong “cuộc chiến” chống biếng ăn cho con. Cùng tham khảo nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn, chậm tăng cân là gì?

Biếng ăn ở trẻ em là một rối loạn về ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ, đây là một tình trạng cực kỳ phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 1 - 6 tuổi. Trẻ 15 tháng biếng ăn tức là không chịu ăn hoặc ăn rất ít, ăn không đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần. Trẻ được xem là biếng ăn khi có các biểu hiện sau:

Trẻ ăn không đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết được coi là biếng ăn

 Trẻ 8 tháng biếng ăn, khóc hoặc tìm cách quấy rối, phá phách khi bạn dọn thức ăn ra.

 Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn hoặc không ăn được tất cả các loại thức ăn.

 Trẻ 1 tuổi biếng ăn thường ngậm thức ăn trong miệng rất lâu, không chịu nhai hay nuốt.

 Ăn ít hơn so với bình thường khiến trẻ biếng ăn chậm lớn.

 Thời gian của mỗi bữa ăn của trẻ thường kéo dài trên 30 phút.

Nguyên nhân nào khiến trẻ 15 tháng biếng ăn?

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân thường là:

 Do thói quen xấu của trẻ mà cha mẹ vô tình tạo ra như: thời gian bữa ăn kéo dài, để trẻ ngậm thức ăn quá lâu hoặc nuốt luôn mà không nhai. Khi trẻ 2 tuổi biếng ăn, trẻ chỉ muốn ăn thức ăn ở dạng lỏng, sợ nuốt và không chịu ăn các loại thức ăn thô, cần phải nhai như: cơm, thịt, cá, rau củ quả,…

 Cho trẻ ăn không đúng bữa: Đôi khi bố mẹ hay cho trẻ ăn không đúng bữa, giờ giấc lộn xộn hoặc ăn khi trẻ còn no, gây ra tình trạng trẻ 7 tháng biếng ăn. Cảm giác no hay đói thật sự chỉ có ở trẻ khi bạn để cho trẻ ăn bất cứ lúc nào chúng muốn. 

Cần cho trẻ ăn đúng bữa để giúp trẻ không bị biếng ăn

 Trẻ bị mất tập trung khi ăn: Nhiều bố mẹ thường bật tivi hoặc cho con chơi đồ chơi khi ăn. Thậm chí, có mẹ còn bế con đi rong khắp xóm để dụ con ăn. Lâu dần, việc này có thể gây ra mất tập trung và biếng ăn ở trẻ.

 Trẻ không ăn các món mà mình không thích: Việc cha mẹ để cho trẻ ăn đồ ăn chúng yêu thích lâu dần, có thể dẫn đến thiếu chất. Ngược lại, nếu trẻ ăn mãi 1 món cũng sẽ nhàm chán và không còn hứng thú khi ăn nữa.

 Trẻ biếng ăn do tâm lý: Đôi khi cha mẹ vì nóng vội nên hay quát mắng, dọa dẫm để ép trẻ ăn. Điều này có thể khiến trẻ càng sợ hãi, sinh ra biếng ăn hơn. 

 Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng do vấn đề sức khỏe: 

  •  Trẻ mọc răng bị biếng ăn vì nướu sưng đau khiến cho việc nhai thức ăn của trẻ gặp nhiều khó khăn.
  •  Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón. Trẻ bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn. 
  •  Trẻ có thể bị viêm nhiễm như viêm tai, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi,… dẫn đến biếng ăn.

 Trẻ 3 tuổi biếng ăn do yếu tố tâm lý: Việc cha mẹ cho trẻ ăn 1 mình khiến trẻ buồn, nảy sinh tâm lý chán ăn. Mặt khác, khi trẻ vấn đề về tinh thần, căng thẳng cũng có thể gây ra chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Điều này có thể khiến trẻ bỏ qua những món ăn tốt cho sức khỏe.

 Yếu tố sinh học và di truyền khiến trẻ 10 tháng biếng ăn: Nếu trong những gia đình có người đã có tiền sử mắc phải các bệnh mạn tính như: viêm khớp, viêm đường hô hấp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan,… thì trẻ sẽ có nguy cơ biếng ăn cao hơn những trẻ khác.

Bé biếng ăn quá phải làm sao?

 Bạn cần ước tính lượng calo cần thiết mà trẻ cần trong một ngày để biết được bé ăn bao nhiêu là đủ, tránh ép trẻ ăn uống vượt quá nhu cầu. Mỗi bé cần một lượng calo, chế độ ăn khác nhau, tùy thuộc vào: độ tuổi, giới tính, sở thích và tình trạng sức khỏe của trẻ.

 Đừng ép trẻ ăn bằng các biện pháp như: đe dọa, quát mắng, trừng phạt, thậm chí là đánh đập, vì như vậy sẽ khiến cho tình trạng biếng ăn của bé ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Nếu cha mẹ muốn tập cho bé ăn 1 món ăn mới, hãy cho trẻ ăn từng ít một vào lúc trẻ đang đói để đạt hiệu quả cao nhất.

 Tạo thực đơn đa dạng với các thức ăn được trình bày ngộ nghĩnh, đẹp mắt. Hãy để con tự lựa chọn món ăn mà con thích ăn, khuyến khích con nên ăn tất cả các món ăn có mặt ở trên bàn, dù chỉ là ăn mỗi thứ một ít.

Nên tạo thực đơn đa dạng với các thức ăn được trình bày đẹp mắt

 Luôn cho trẻ ăn đúng vào một giờ nhất định và cho trẻ ăn cùng với cả gia đình (nếu có thể): Đặt ra quy tắc cho con là không được tự tiện ăn uống bất cứ thứ gì khi chưa đến giờ ăn nhẹ và bữa ăn chính. 

Trước khi bắt đầu mỗi bữa ăn khoảng 10–15 phút, cha mẹ hãy thông báo cho bé biết là đã sắp đến giờ ăn. Việc cả gia đình cùng ngồi quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa nói chuyện một cách vui vẻ sẽ giúp bé có cảm giác ăn ngon miệng hơn.

 Khi trẻ biếng ăn nên làm gì? Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của con thành những bữa nhỏ và cho bé ăn từng chút một, lượng tăng dần vào những khoảng thời gian ăn nhất định. 

 Cho trẻ ăn nhẹ bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe: Bạn có thể cho trẻ ăn thêm những thức ăn nhẹ trong các bữa phụ như: trái cây, sữa chua, bánh ít ngọt,… Tuy nhiên, cần tránh cho trẻ ăn gần với bữa chính. Có thể cho trẻ uống các loại sữa cho trẻ biếng ăn dưới 1 tuổi để kích thích trẻ ăn ngon hơn.

 Không cho trẻ uống quá nhiều nước trước và trong khi ăn, kể cả khi những thức uống đó là sữa, nước lọc hay nước trái cây, vì sẽ khiến cho trẻ có cảm giác no và không còn hứng thú để ăn. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế cho con uống sữa vào giữa đêm khuya vì sẽ gây ảnh hưởng tới bữa ăn sáng của ngày hôm sau.

 Khuyến khích trẻ cùng mẹ vào bếp để chuẩn bị thức ăn: Trẻ con rất thích chọn lựa mình sẽ ăn gì. Sau khi bé chọn xong, bạn hãy khuyến khích bé phụ bạn nhặt rau, trộn thức ăn, rửa rau, dọn chén đũa cho cả nhà. Những điều này khiến trẻ thích thú và muốn ăn những món mình đã phụ nấu.

 Đảm bảo thức ăn phải có đầy đủ dưỡng chất: Một trong những điều cha mẹ cần phải đảm bảo là thức ăn mà con bạn ăn phải đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, bố mẹ cần biết được trẻ biếng ăn nên uống gì. Các vitamin cùng với khoáng chất bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể kích thích sự thèm ăn, ăn ngon của trẻ. Mẹ có thể sử dụng siro cho trẻ biếng ăn dưới 1 tuổi có chứa kẽm, lysine, vitamin,... sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Cần đảm bảo thức ăn của con phải có đầy đủ dưỡng chất

 Cho trẻ vận động đầy đủ: Bạn nên khuyến khích cho con yêu vận động, vui chơi hàng ngày. Nếu có thể, hãy dành thời gian để chơi cùng con. Bạn có thể cùng con đi dạo bộ, nhảy dây, chơi đuổi bắt, trốn tìm, đá banh,... Việc vận động hàng ngày khiến các trẻ biếng ăn lâu ngày có thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn nên bé sẽ có cảm giác nhanh đói, ăn uống ngon hơn.

 Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tạo không gian và tăng sự tập trung để kích thích sự thèm ăn của trẻ 15 tháng biếng ăn: Không cho bé xem điện thoại, chơi đồ chơi, đọc sách/ truyện tranh, xem tivi hay dùng các thiết bị công nghệ khác trong khi ăn, kể cả quảng cáo cho trẻ biếng ăn cũng không nên xem. 

Gợi ý thực đơn cho trẻ 15 tháng biếng ăn giúp tăng cân nhanh

Cháo gà nấm rơm  Món ăn cho trẻ biếng ăn

 Nguyên liệu cần có: Gạo trắng 20gr (2 muỗng canh đầy) + Thịt gà nạc 30gr (2 muỗng canh) + Nấm rơm 30gr (4 – 5 cây) + Dầu ăn cho bé 10gr (2 muỗng cafe) + Nước 250ml (1 chén đầy) + Một chút xíu mước mắm/ muối iốt.

Món cháo gà nấm rơm cho bé vừa dễ làm vừa thơm ngon bổ dưỡng

 Cách nấu như sau:

  •  Gạo lựa sạch, vo sơ rồi đem ngâm trong 30 phút, giã dập để nấu sẽ nhanh nhừ hơn, nấu trong 20 phút – 30 phút cùng với 1 bát nước đầy.
  •  Thịt gà nạc - nấm rơm đem bằm nhuyễn hòa với vài muỗng nước cho tan và chế vào nồi cháo đã chín, sau đó đun cho sôi lại trong vài phút.
  •  Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn trộn đều, chú ý nêm hơi nhạt một chút.
  •  Có thể cho thêm một chút hành ngò băm nhuyễn lên trên nếu như bé thích.

Trẻ 15 tháng biếng ăn nên bổ sung gì? Cháo lươn nấu khoai môn và cà rốt

 Nguyên liệu cần chuẩn bị: 15gr gạo tẻ + 50gr khoai môn + 40gr lươn + 40gr cà rốt + gia vị 10gr dầu + một chút xíu muối iốt/ nước mắm.

 Cách nấu như sau: 

  •  Nấu gạo trắng với khoai môn trong vòng 45 phút. Lươn đem rửa sạch, loại bỏ gân đỏ của lươn, hấp chín và tán nhỏ. Cà rốt đem xắt hạt lựu.
  •  Cho hỗn hợp cháo - khoai môn vào nồi, cho thêm vào ½ chén nước. 
  •  Cho cà rốt vào và đậy nắp trong vòng 5 phút. Sau đó cho lươn đã chín vào nồi. Nêm từ 2  3 giọt nước mắm rồi để từ 2  3 phút cho nguội, cho thêm 10gr dầu ăn trẻ em vào rồi khuấy đều.

Cháo lươn cũng là một món ăn vô cùng hấp dẫn cho bé hết biếng ăn

Kết luận

Nếu trẻ 15 tháng biếng ăn, mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên bé hơn nữa, giải thích và động viên bé ăn uống một cách khoa học, hợp lý. Đồng thời, mẹ nên thay đổi thực đơn cho bé hàng ngày một cách đa dạng, đầy đủ chất để bé có hứng thú với các loại thực phẩm hơn. Có thể cho trẻ uống bổ sung các loại siro, cốm ăn ngon, vitamin,... để trẻ ăn ngon miệng hơn.

Xem thêm:

Trẻ 1 Tuổi Biếng Ăn Nên Xử Lý Sao

Nguồn tham khảo:

  • https://www.vinmec.com/en/tintuc/thongtinsuckhoe/menenlamgikhitrebieng/
  • https://nutifood.com.vn/suydinhduong/baivietchitiet/thucdonchotrebiengan.html
  • https://www.verywellmind.com/restoringnutritionalhealthinanorexianervosarecovery4115081

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp