Trẻ 1 Tuổi Biếng Ăn, Mẹ Phải Làm Sao?

28 thg 2 2020 16:53

Trẻ 1 tuổi đã có thể ăn được cháo, cơm nát, các thực phẩm nấu mềm cắt nhỏ,… Lúc này, bé đang bước vào giai đoạn phát triển nên được cung cấp một lượng dinh dưỡng cao và đa dạng hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên, nếu trẻ 1 tuổi biếng ăn thì phải làm sao? Mời các mẹ cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Các dấu hiệu nhận biết trẻ 1 tuổi biếng ăn

Trẻ 1 tuổi biếng ăn là khi trẻ ăn ít hơn 60% nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng này kéo dài từ 1 tháng trở lên. Khi trẻ 1 tuổi có các dấu hiệu dưới đây, các bậc cha mẹ cần nghĩ ngay đến việc con bị biếng ăn:

  •  Trẻ kén ăn, ăn rất ít và chỉ ăn một số món nhất định, cá biệt có một số bé chỉ ăn từ 1  2 thìa thức ăn/ bữa, khiến cho cha mẹ không biết phải xử trí ra sao. Có trường hợp trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa, lâu ngày khiến trẻ bị thiếu chất, chậm tăng cân.
  •  Trẻ không chịu ăn thử những món ăn mới lạ.
  •  Mỗi bữa ăn của trẻ thường kéo dài khoảng trên 30 phút, lượng thức ăn mà trẻ dung nạp vào cơ thể mỗi bữa ít hơn so với các trẻ khác trong cùng độ tuổi.
  •  Khi ăn, trẻ hay quấy khóc, không chịu nuốt mà chỉ ngậm hoặc phun thức ăn,…

Trẻ biếng ăn hay quấy khóc, không chịu nuốt mà còn phun ra

Vậy, trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao? Để cải thiện được những biểu hiện này, trước tiên cha mẹ cần hiểu rõ xem nguyên nhân nào khiến cho trẻ biếng ăn, từ đó sẽ có những biện pháp, cách thức phù hợp đối với từng trẻ.

Nguyên nhân vì sao trẻ 1 tuổi biếng ăn?

 Thực đơn quá nhàm chán khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn: Không chỉ trẻ nhỏ mà thậm chí cả người lớn cũng có cảm giác chán nản, không hứng thú khi phải “ăn đi ăn lại” một món. Mới chỉ 1 tuổi, trẻ chưa biết cách diễn đạt cho mẹ hiểu bằng lời nói, nhưng thường biểu hiện thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với đồ ăn. Khi đó, mẹ hãy hiểu rằng trẻ cần có món ăn mới để giúp thay đổi khẩu vị cho con đỡ chán.

 Bé đang mọc răng sữa: Dưới 1 tuổi là giai đoạn trẻ đang bắt đầu mọc răng. Khi những chiếc răng sữa đầu tiên chuẩn bị nhú lên sẽ thường khiến trẻ bị sốt, đau nhức, trẻ cảm thấy khó chịu, cực kỳ khó khăn trong việc nhai  nuốt thức ăn. Do đó, hiện tượng trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn cũng là điều dễ hiểu, mẹ nhé.

Ngoài ra, trẻ gặp phải những tổn thương khác trong vùng khoang miệng chẳng hạn như các vết loét ở nướu, nhiệt miệng,... cũng sẽ khiến cho trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú và biếng ăn. Mẹ hãy thường xuyên giúp bé vệ sinh vùng miệng và nướu hàng ngày để bé nhanh khỏi nhé.

 Thay đổi chế độ ăn quá đột ngột: Điều này khiến bé chưa kịp làm quen với chế độ dinh dưỡng mới nên không chịu ăn. Thông thường, trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng, chuyển qua ăn cháo khi được 8 tháng và khi tròn 1 tuổi có thể bắt đầu ăn cơm nát . Do đó, giai đoạn chuyển đổi chế độ dinh dưỡng như trên sẽ khiến cho bé 1 tuổi biếng ăn.

Hiện tượng trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn cũng là điều dễ hiểu

 Trẻ đang bị ốm: Nếu trẻ đột nhiên chán ăn, bỏ bú, thường xuyên quấy khóc, cáu kỉnh, vẻ mặt tỏ ra khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu báo cho mẹ biết trẻ đang bị ốm, phổ biến nhất là các bệnh về đường hô hấp như sốt cao, sổ mũi, cảm cúm, viêm họng, ho,…, bệnh về rối loạn tiêu hóa như: táo bón,tiêu chảy,... Mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ 1 tuổi biếng ăn, theo dõi tình hình sức khỏe của bé trong những ngày này thật chặt chẽ để có thể phát hiện bệnh sớm. Từ đó, tìm ra biện pháp điều trị bệnh dứt điểm cho trẻ.

 Bé mải chơi biếng ăn: Các bé 1 tuổi đã bắt đầu tập đi và khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. Do đó, việc trẻ mải chơi đến nỗi quên cả ăn uống là một điều hết sức bình thường. Khi đó, mẹ đừng vội lo lắng hay cấm đoán, ngăn cản việc chơi của con. Thay vào đó, mẹ hãy thử chuẩn bị cho bé yêu những món ăn lạ mắt với nhiều hình thù ngộ nghĩnh. Như vậy sẽ vừa giúp trẻ hứng thú hơn với việc ăn, từ đó sẽ ăn ngon miệng hơn.

 Không khí bữa ăn quá căng thẳng: Việc phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau trong bữa ăn cũng dễ khiến bé chán ăn, sợ hãi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, bố mẹ cần đảm bảo giờ ăn vui vẻ, thoải mái cho bé, tuyệt đối không gây gổ, cãi vã, căng thẳng trước mặt bé. 

 Do trẻ ăn quá nhiều ở bữa phụ: Vì muốn con yêu nhanh chóng tăng cân, nhiều mẹ đã “nhồi nhét” cho bé ăn thêm rất nhiều thức ăn trong bữa phụ như sữa chua, váng sữa, bánh, kẹo,… Thói quen “ăn bất cứ cái gì” của mẹ sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng ăn uống của trẻ. 

Ăn vặt nhiều sẽ làm cho trẻ bị “no ngang”, không còn hứng thú với đồ ăn nữa khi đến bữa chính. Do đó các bậc cha mẹ nhớ đừng ép con ăn quá nhiều mà hãy cho trẻ ăn uống đủ chất theo nhu cầu. Các bữa phụ phải cách xa bữa chính khoảng 1,5  2 tiếng để đảm bảo bé hấp thu được các chất dinh dưỡng.

Cách trị biếng ăn ở trẻ 1 tuổi

 Khi bé được 1 tuổi chính là lúc bé chính thức chấm dứt giai đoạn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Thay thế vào đó, các loại thực phẩm như cá, thịt, rau củ quả, tôm, cua,… mới chính là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với bé.

 Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trọng lượng của bé 1 tuổi có được chủ yếu là nhờ khối lượng xương và cơ, hầu như không có hoặc có rất ít mỡ thừa. Do đó, khi bé được 1 tuổi, cha mẹ cần chú ý xây dựng thực đơn một cách khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. 

Cha mẹ hãy tăng cường bổ sung hàm lượng canxi, chất đạm, chất xơ, chất béo,... vào thực đơn của bé hàng ngày. Mỗi ngày mẹ cần bổ sung được lượng dinh dưỡng cho trẻ gồm các món như sau:

 Chất bột với 3 bữa chính/ ngày (có thể ăn cháo, cơm, mì hoặc súp): Mỗi bữa nên cho trẻ ăn một lượng tương ứng với khoảng từ 100 – 150gr gạo.

 Chất béo (có trong dầu gấc, dầu vừng, dầu oliu…): Cho trẻ ăn một lượng vừa phải, khoảng từ 30 – 140gr là đủ.

 Chất đạm (có trong thịt, cua, trứng, cá, tôm,…): một lượng tương ứng với khoảng 100 – 120gr thức ăn.

Cần chú ý xây dựng thực đơn khoa học, đủ chất dinh dưỡng cho bé

 Rau xanh, hoa quả chín theo mùa: nên cho trẻ ăn với một lượng tương ứng với khoảng chừng 50 – 100gr.

 Lượng sữa cho trẻ biếng ăn dưới 1 tuổi cần khoảng 600 – 800ml sữa/ ngày (có thể dùng sữa mẹ, sữa tươi, sữa công thức, sữa chua hoặc phô mai).

 Mẹ lưu ý trong thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn cần có đủ hàm lượng chất béo, vì nếu bị thiếu hụt chất béo có thể khiến cho cơ thể trẻ khó hấp thu được các vitamin A, D, E, K,... vì đây là những vitamin chỉ tan trong dầu. 

 Mẹ có thể bổ sung thêm cốm hoặc siro cho trẻ biếng ăn dưới 1 tuổi mỗi ngày để giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon và tiêu hóa tốt hơn. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược tự nhiên và các thành phần axit amin, vitamin với khoáng chất trong sản phẩm sẽ giúp trẻ bồi bổ cơ thể, có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ giúp cơ thể phát triển toàn diện.

Một số lưu ý cho mẹ khi xây dựng thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn

 Mẹ đang băn khoăn không biết bé 1 tuổi biếng ăn phải làm sao? Nên thường xuyên thay đổi thực đơn, đa dạng thực phẩm để vừa kích thích vị giác cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, lại vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.

 Không nấu một món cháo để cho trẻ ăn trong cả ngày: Rất nhiều mẹ bỉm sữa do quá bận rộn nên không có nhiều thời gian để nấu riêng từng bữa ăn cho trẻ. Khi đó, các mẹ thường chọn giải pháp nấu 1 nồi cháo rồi chia ra thành nhiều bữa. 

Tuy nhiên cách làm có vẻ ít tốn thời gian này lại vô tình khiến trẻ không thể hấp thu được tất cả những dưỡng chất vốn có trong cháo, thậm chí còn khiến trẻ bị chán ăn, lâu dần sẽ hình thành nên chứng biếng ăn. Do đó, mẹ chỉ nên nấu 1 món cháo trắng để trẻ ăn đủ trong ngày. Đến bữa ăn thì mẹ hãy sơ chế thực phẩm rồi thêm vào cháo cho con.

 Mẹ nên gia hạn thời gian ăn cho trẻ: Chẳng hạn nếu quá 30 phút mà trẻ chưa ăn hết khẩu phần thì mẹ nên dứt khoát cất đi. Tuyệt đối không quát mắng, dọa nạt hoặc “nhồi nhét” thức ăn bằng mọi giá vì sẽ khiến trẻ sợ hãi, lâu dần càng trở nên biếng ăn hơn.

Nên thường xuyên thay đổi thực đơn, đa dạng thực phẩm cho trẻ

 Thực phẩm dùng để nấu cháo cho trẻ cần phải tươi ngon, là thực phẩm sạch và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mẹ lưu ý không dùng thịt, rau củ quả,… đã nấu sẵn bỏ tủ lạnh để nấu cháo cho trẻ ăn nhé.

 Nên cho bé cưng tập ăn uống theo nhu cầu, tăng dần hàm lượng thức ăn lên theo độ tuổi, nhu cầu và giai đoạn phát triển của bé. Nếu bé ăn cháo quá ít thì mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ với vài món ăn nhẹ hoặc cho trẻ uống thêm sữa. Cố gắng chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì ép bé ăn hết bát cháo ngay 1 lần ăn, gây tâm lý sợ hãi bữa ăn cho trẻ.

Kết luận

Hy vọng với thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn ở trên, các mẹ đã tự tin hơn khi lên thực đơn cũng như tìm kiếm được cho mình một giải pháp để giúp trẻ hết biếng ăn, ăn ngon, ngủ ngon và tăng cân khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị biếng ăn thường xuyên kéo dài thì mẹ nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ, từ đó có phương pháp xử lý phù hợp, kịp thời.

Xem thêm:

Trẻ 2 Tuổi Biếng Ăn, Cha Mẹ Phải Làm Sao?

Nguồn tham khảo:

  • https://baodinhduong.com/cachtribiengotre1tuoi/
  • https://forikid.vn/bebiengan/tre1tuoibiengan.html
  • https://familydoctor.org/whenyourtoddlerdoesntwanttoeat/

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp