Trẻ 10 Tháng Biếng Ăn Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Khắc Phục?

09 thg 3 2020 10:38

Giai đoạn 8 - 10 tháng, trẻ có nhiều sự thay đổi trong cơ thể và thường biếng ăn khiến cha mẹ phải tìm đủ mọi cách giúp trẻ ăn ngon trở lại. Vậy, trẻ 10 tháng biếng ăn nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào? Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn, con yêu trở lại hay ăn chóng lớn.

Nguyên nhân khiến trẻ 10 tháng biếng ăn

Khi gặp phải tình trạng trẻ biếng ăn, mẹ cần xem xét nguyên nhân chính xác để có biện pháp khắc phục cho đúng. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn. Có thể đưa về 2 nguyên nhân chủ yếu sau:

 Trẻ 10 tháng biếng ăn do sinh lý:

  • Do trẻ bị thiếu chất từ khi còn là bào thai: Trong khi mang thai, người mẹ bị thiếu các khoáng chất như: kẽm, canxi, sắt, các loại vitamin A, B, C,... sẽ khiến thai nhi bị thiếu chất dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn

  •  Do trẻ thay đổi sinh lý: Khi bước vào những giai đoạn 10 tháng, trẻ biết ngồi, biết bò, mọc răng, biết đi, học nói,... thì trẻ thường biếng ăn. Sau đó, qua giai đoạn này trẻ sẽ quay trở lại ăn uống như bình thường.
  •  Trẻ 10 tháng biếng ăn do bệnh lý:
  •  Trẻ gặp khó khăn trong việc nhai và nuốt: Nếu trẻ bị viêm amidan, nấm lưỡi, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt, mọc răng,... khiến trẻ rất ngại nhai, nuốt, tình trạng này lâu dần sẽ dẫn tới chán ăn.
  •  Trẻ biếng ăn do rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp như: đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ, táo bón,... đều khiến cho bé lười ăn, chậm lớn. 
  •  Trẻ biếng ăn do bị nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của trẻ 10 tháng còn rất non nớt nên rất dễ bị ho, sốt, cảm cúm, mệt mỏi,... do bị nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) hoặc hệ tiêu hóa (trào ngược dạ dày, viêm ruột,...). Khi đó, trẻ sẽ rất lười ăn hoặc không muốn ăn. 
  •  Nhiễm ký sinh trùng như: giun, sán cũng gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Chế độ ăn dặm cho bé 10 tháng gồm có những gì?

 Nguyên tắc mà mẹ cần đảm bảo trong thực đơn cho bé 10 tháng bị biếng ăn đó là phải đầy đủ 4 nhóm chất trong một bữa ăn, gồm có: chất bột đường (có trong bột), chất đạm (có trong thịt, cá, tôm, cua), chất béo (có trong dầu ăn, mỡ), vitamin và các chất khoáng (có trong rau, trái cây).

 Theo đó, thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cần có đầy đủ các bữa ăn như sau:

  •  3 bữa ăn chính: ăn bột hoặc ăn cơm nhão.
  •  2 bữa ăn phụ: ăn trái cây.
  •  Bú sữa: trẻ bú mẹ hoặc bú bình sẽ cần khoảng 500  600ml ngày.

Mẹ cần cho bé  ăn uống đa dạng để giúp bé không bị biếng ăn

 Nếu thiếu đi một trong số các thành phần nêu trên đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ví dụ nếu trẻ bị thiếu chất béo, trẻ sẽ khó hấp thu được các loại vitamin như A, D, E, K,... vì các vitamin này phần lớn đều được hòa tan trong dầu.

 Bên cạnh đó, mỗi ngày mẹ cũng nên cho bé bú khoảng 500  700ml sữa (có thể bú sữa mẹ, sữa công thức, chế phẩm từ sữa như yaourt, sữa chua, phô mai,…). Đặc biệt lưu ý, từ lúc 19h tối đến sáng hôm sau cần phải cho bé bú mẹ bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu hoặc có thể cho ăn thêm từ 1  2 cữ sữa.

Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng

Để cung cấp được đầy đủ các chất cần thiết cho chế độ dinh dưỡng giai đoạn bé sơ sinh từ 10  12 tháng tuổi, tránh tình trạng trẻ bị thiếu hụt hoặc dư thừa chất trên, các mẹ cần lưu ý những điểm đặc biệt sau khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng hàng ngày.

 Số lượng bữa ăn dặm chính của bé là từ: 3  4 bữa/ ngày. Thành phần của các món ăn luôn được đảm bảo có đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu là: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và các chất khoáng. Nếu thiếu đi một trong số các thành phần chủ yếu đó đều rất nguy hiểm, vì sẽ gây ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Ví dụ, nếu thiếu vitamin D thì trẻ sẽ rất khó hấp thu và tổng hợp canxi được trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu canxi, trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn. Hoặc nếu thiếu vitamin C thì trẻ khó có thể hấp thu được chất sắt vào cơ thể. Do đó, trẻ dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, điều này rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều căn bệnh khác.

 Mỗi bữa bột chính cho bé 10 tháng sẽ cần số lượng và thành phần cơ bản như sau: từ 20  30gr bột, 30  40gr chất đạm, 10  20gr rau xanh và 10gr dầu ăn. Đồng thời, cần cho bé ăn thêm từ 2 – 3 bữa phụ/ ngày. Bữa phụ cho bé có thể thay đổi bằng các thức ăn như: sữa, bún, phở, nui, mì, sữa chua, súp, bánh ngọt,… 

Trẻ ở giai đoạn này mặc dù đã được làm quen với việc ăn dặm, song nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho bé vẫn là từ sữa. Mỗi ngày, ngoài ăn dặm, mẹ nên cho bé bú thêm khoảng 600  800ml sữa (có thể bao gồm sữa mẹ, sữa pha theo công thức, chế phẩm từ sữa).

Trẻ 10 tháng tuổi cần được cung cấp đầy đủ chất thông qua ăn uống

 Xen kẽ giữa thực đơn chính và thực đơn phụ cho bé là từ 1  2 bữa hoa quả hoặc có thể cho bé uống 1  2 phần nước hoa quả/ ngày. Hoa quả tươi hoặc nước ép hoa quả chế biến sẵn, hoặc mẹ cũng có thể làm các món nước ép rau củ tươi để cho bé uống xen kẽ với các bữa ăn chính. 

Như vậy, vừa có tác dụng cung cấp một lượng nước cho bé, vừa bổ sung được nguồn vitamin đa dạng từ các loại rau củ quả này, giúp bé tăng cân một cách hiệu quả.

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng biếng ăn tăng cân nhanh

Một số món ăn giàu dinh dưỡng khiến cho thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cũng trở nên đa dạng. Mẹ có thể tham khảo gợi ý các món cháo thơm ngon cho bé 10 tháng tuổi như sau:

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi với cháo gà nấm rơm

 Nguyên liệu cần có để nấu món cháo gà nấm rơm:

  •  Gạo trắng 20gr (2 muỗng canh đầy);
  •  Thịt gà nạc 30gr (2 muỗng canh);
  •  Nấm rơm 30gr (4 – 5 cây);
  •  Dầu ăn cho bé 10gr (2 muỗng cà phê);
  •  Nước 250ml (1 chén đầy);
  •  Một chút xíu nước mắm iốt hoặc muối iốt.

Món cháo gà nấm rơm cho bé vừa dễ làm vừa thơm ngon bổ dưỡng

 Cách làm như sau:

  •  Gạo làm sạch, vo sơ rồi đem ngâm 30 phút, giã dập để nấu sẽ nhanh trong 20 phút – 30 phút cùng với 1 bát nước đầy.
  •  Gà nạc, nấm rơm đem bằm nhuyễn hòa với vài muỗng nước cho tan và chế vào nồi cháo đã chín, đun cho sôi lại trong vài phút.
  •  Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn, chú ý nêm hơi nhạt một chút.
  •  Có thể cho một chút hành ngò băm nhuyễn nếu như bé thích.

Bé 10 tháng biếng ăn? Hãy thử cháo lươn nấu khoai môn và cà rốt

 Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo lươn nấu khoai môn và cà rốt: 15gr gạo tẻ, 50gr khoai môn, 40gr lươn, 40gr cà rốt, gia vị: 10gr dầu, một chút xíu muối iốt hoặc nước mắm.

 Cách làm món cháo lươn: Nấu gạo trắng với khoai môn trong 45 phút. Lươn đem rửa sạch, loại bỏ gân đỏ của lươn, hấp chín và tán nhỏ. Cà rốt đem xắt hạt lựu.

Cho hỗn hợp gồm có cháo và khoai môn vào nồi, cho thêm vào ½ chén nước. Cho cà rốt vào và đậy nắp trong vòng 5 phút. Sau đó cho lươn đã chín vào nồi. Nêm từ 2  3 giọt nước mắm rồi để nguội từ 2  3 phút, cho thêm 10gr dầu ăn trẻ em vào khuấy đều.

Cháo lươn cũng là một món ăn vô cùng hấp dẫn cho bé 10 tháng tuổi

Bột thịt nấu rau dền cho bé 10 tháng biếng ăn

 Nguyên liệu chủ yếu cho món bột thịt rau dền:

  •  Bột gạo: 25gr (5 muỗng canh gạt)
  •  Thịt heo nạc: 30gr (2 muỗng canh)
  •  Rau dền: 30gr (3 muỗng canh)
  •  Dầu ăn cho bé: 10gr (2 muỗng cà phê)
  •  Nước: 200ml (lưng 1 chén nước)
  •  Một chút xíu nước mắm iốt hoặc muối iốt.

 Cách làm như sau: Rau dền đem cắt thật nhuyễn. Bột gạo thêm vào một ít nước và hòa tan. Thịt heo băm thật nhuyễn, thêm một chút nước và đánh tơi ra. Cho phần nước còn lại vào nồi thịt và nấu chín. Thả rau muống vào để nấu cho sôi lên. Đến khi mềm rau, mẹ hãy cho bột vào khuấy tiếp tục cho chín bột. Trút bột ra chén, cho thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào và trộn đều. Nên nêm nếm nhạt.

Trẻ 10 tháng tuổi biếng ăn, chậm lớn ăn gì? Cháo ếch lá sen

 Nguyên liệu cần có cho món cháo ếch nấu lá sen: Thịt ếch 100gr, lá sen 1 cái, bột sa nhân 5gr, gạo tẻ 150gr, hành khô.

 Cách làm: Gạo đem nhặt sạch, vo sơ qua, cho vào xoong đổ thêm nước, nấu cho nhừ thành cháo. Ếch làm sạch, đem băm nhỏ rồi cho vào xào với 1 thìa cà phê dầu và hành cho thơm. 

Sau đó cho thịt ếch vào ninh cùng cháo cho đến khi cháo nhừ, mẹ hãy cho thêm bột sa nhân vào, tiếp đến lấy chiếc lá sen đậy lên làm thành nắp vung cho nồi. Hầm thêm 5 phút rồi bắc xuống, để cháo nguội, bỏ lá sen ra, nêm nếm gia vị. Đây là bữa ăn sáng cho bé 10 tháng tuổi vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.

Kết luận

Mẹ nên thay đổi thực đơn ăn dặm đa dạng, đủ chất cho trẻ 10 tháng biếng ăn để bé có hứng thú với việc ăn uống hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn và quy định thời gian ăn kết hợp động viên, khuyến khích để trẻ hay ăn, chóng lớn. Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm:

Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Biếng Ăn? Gợi Ý Thực Đơn Cho Trẻ Hết Biếng Ăn

Nguồn tham khảo:

  • https://mom.vn/be10thangtuoibienganphailamsao/
  • https://kynaforkids.vn/blog/thucdonandamkieunhat10thangtuoichobe.html
  • https://www.ellaskitchen.co.uk/weaning/from1012months/

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp