Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Giữa Có Sao Không?

25 thg 11 2019 22:03

Tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa của mẹ bầu do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có thể là dấu hiệu bình thường trong thai kỳ, nhưng cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi mà mẹ bầu nên lưu ý. Cụ thể nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý tình trạng này như sau.

Tại sao mẹ bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa?

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, do sự thay đổi tim mạch: Nhịp tim tăng lên, máu lưu thông lên tim nhiều hơn, lượng máu trong cơ thể cũng được tăng lên thêm khoảng 40%. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa. Bên cạnh đó, sự tăng - giảm của huyết áp trong thời kỳ mang thai cũng khiến cho mẹ bầu rơi vào tình trạng chóng mặt hoa mắt, choáng váng.

 Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa do mẹ bầu đổi tư thế đột ngột: Khi ngồi, máu trong cơ thể mẹ bầu bị dồn ứ ở địa điểm thấp nhất là phía bàn chân và bắp chân. Nếu mẹ đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân vẫn chưa thể di chuyển lên tim được ngay lập tức, khiến cho huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây ra tình trạng choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện đôi với cả những phụ nữ không mang bầu.

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa do mẹ bầu đổi tư thế đột ngột

Nên tránh tư thế đứng khi mẹ bầu vừa rời khỏi giường hoặc đứng lên từ một chiếc ghế. Nếu đang nằm, mẹ nên trở dậy từ từ. Sau đó, mẹ bầu nên đứng im một chỗ như vậy trong vòng ít phút. 

Nếu phải đứng cố định một chỗ trong thời gian dài, mẹ bầu nên tìm cách di chuyển luân phiên đôi chân để duy trì sự tuần hoàn máu ở chân. Tránh mặc quần quá bó khít để giúp máu lưu thông đến phần dưới của cơ thể tốt hơn.

 Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa do mẹ hay nằm ngửa: Ở giai đoạn 3 tháng giữa, sự phát triển nhanh chóng của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân của mẹ, do trọng lượng thai nhi gây áp lực lên các động mạch chủ và các mạch máu ở khung xương chậu của người mẹ.

 Thiếu dinh dưỡng gây ra chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng giữa: Khi ăn uống không đủ chất, mẹ bầu có thể bị hạ đường huyết – đây là một chứng bệnh khiến mẹ bị hoa mắt, thậm chí là choáng ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi chị em đang mang thai.

 Bà bầu bị chong mat khi mang thai 3 thang giua do thiếu máu: Khi thiếu máu, cơ thể sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy lên cho não và hoạt động của các cơ quan khác. Kết quả, mẹ bầu sẽ xuất hiện dấu hiệu bị choáng váng. Thiếu sắt trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu. Hãy đảm bảo rằng, mẹ bầu đã được nạp đủ sắt thông qua các thực phẩm hàng ngày và viên uống.

Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa do thiếu máu

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa khi nào bà bầu nên đi khám?

 Cảm giác choáng váng, chóng mặt khi bị đói hay khi đứng dậy đột ngột, quá nhanh thường không có gì đáng lo ngại. Mẹ bầu nên đi khám nếu bị choáng váng lặp lại liên tục, hoa mắt nặng hoặc tối sầm mắt sau khi mẹ đã bị chấn thương ở đầu.

 Nên đi khám ngay lập tức nếu tình trạng hoa mắt có liên quan đến việc thay đổi thị giác, mẹ bầu có thể bị líu lưỡi, khó phát âm, ra máu hoặc thậm chí là bị ngất. Vì đây là một trong những dấu hiệu xấu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Cách giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

  •  Nếu mẹ bầu hay thấy mắt hoa, chóng mặt nên dự trữ vài gói bánh quy hoặc bánh ngọt trong túi xách để có thể nhâm nhi khi cần. Ngoài ra, không bao giờ để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Mẹ bầu nên uống đủ nước, tránh uống những loại nước gây lợi tiểu nhiều, các chất kích thích có hại như cafe, rượu, bia,…
  •  Kết hợp các loại thức ăn giàu chất sắt với các món ăn giàu vitamin C để phòng tránh chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt khi mẹ bầu mang đa thai hoặc mang bầu lần hai chỉ cách lần mang thai thứ nhất khoảng 1 năm. Đây là 2 trường hợp dễ lấy đi nguồn sắt dự trữ của cơ thể nhanh nhất gây thiếu máu.
  •  Cố gắng không để cơ thể bị nóng quá. Nên mặc quần áo nhiều lớp, vì bạn có thể cởi bỏ lớp bên ngoài ra nếu thấy quá nóng. Nếu trời nóng, mẹ bầu nên uống đủ nước, sử dụng quạt điện hoặc máy điều hòa ở nhiệt độ vừa phải, thường xuyên vẩy nước mát lên trên mặt và tay.

Nên mặc quần áo nhiều lớp để cởi bỏ lớp bên ngoài ra nếu thấy quá nóng

  • Không tắm bằng nước quá nóng và nên thận trọng hết sức nếu đang tắm mà cảm thấy hoa mắt. Nếu dấu hiệu này xảy ra, mẹ bầu nên ngừng tắm và ngồi nghỉ ít phút rồi mới bước ra khỏi phòng tắm. Nên nhờ người thân, hàng xóm giúp đỡ, nếu có thể.

Những rắc rối mẹ bầu thường gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ

  •  Mệt mỏi: Mặc dù 3 tháng giữa của thai kỳ luôn được coi là quãng thời gian dễ chịu nhất trong suốt quá trình mang thai nhưng đôi khi vẫn khiến mẹ bầu bị mệt mỏi. 

Những cơn mệt mỏi ở giai đoạn này sẽ thường xuất hiện vào buổi chiều, khi mẹ trở về sau một ngày làm việc dài. Nếu còn đang ở trên cơ quan, mẹ bầu có thể nghỉ ngơi một lát và ăn một chút hoa quả, 1 hũ sữa chua cũng như đứng lên đi lại một vài vòng. Còn nếu đang ở nhà, mẹ bầu có thể tranh thủ ngủ một giấc ngắn vào lúc xế chiều.

  •  Khó thở: Đến 3 tháng giữa của thai kỳ, đã có không ít thai phụ gặp phải những trục trặc lớn trong quá trình hô hấp. Mẹ bầu sẽ cảm thấy tự nhiên khó thở, toát mồ hôi, có thể kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi,… 

Lúc này, lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, do đó kích thích trung tâm điều khiển của hệ hô hấp ở trên não. Kết quả là khiến cho nhịp thở trở nên khó khăn, nhanh và gấp gáp hơn. Bên cạnh đó, quá trình bào thai lớn lên cũng gây sức ép nhiều lên lồng ngực và phổi khiến mẹ bầu khó thở nhiều hơn.

  •  Vụng về: Khi mang thai, nhiều chị em phụ nữ bỗng thấy sự khéo léo thường ngày của mình dường như biến đi đâu mất. Bụng bầu to cồng kềnh khiến cho mẹ bầu dễ mất thăng bằng, chao đảo dẫn tới vấp, ngã. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần tránh đi lại trên nền sàn trơn, nên đi giày (dép) có đế mềm, thấp và phù hợp.

Phần lớn các trường hợp mẹ bầu trở nên lóng ngóng cũng là điều bình thường, do sự thay đổi ở thể chất ở người mẹ. Ngoài ra, hội chứng “ống cổ tay” có thể gây đau và tê ngón tay khiến cho mẹ bầu vụng về hơn, mẹ cần đi khám sớm.

Nếu gặp hội chứng “ống cổ tay” có thể gây đau, mẹ cần đi khám sớm

  •  Đau háng: Những cơn đau nhói, đột ngột và ngắn sẽ xuất hiện ở khu vực háng nhưng bắt đầu từ tuần 24 trở đi. Thông thường, cơn đau háng sẽ mạnh hơn khi chị em đứng hoặc di chuyển. Nó cũng có thể xảy ra mẹ bầu đang khi đi bộ, khi ho hoặc thay đổi tư thế đột ngột (chẳng hạn như vừa bước ra khỏi ôtô).

Nhiều thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở một bên háng. Hiện tượng đau háng cũng có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, mẹ cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị sớm.

Ngoài ra, chứng đau háng cũng có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung, đặc biệt nghiêm trọng nếu kéo theo hiện tượng bị ra máu kéo dài. Mẹ bầu cần lưu ý để kịp thời xử lý.

  •  Đau nhức: Đau nhức có thể gia tăng nhiều hơn khi thai nhi phát triển. Mẹ bầu có thể phải đối mặt với những cơn đau bụng, đau lưng dữ dội. Yoga và tư thế ngồi đúng chuẩn sẽ giúp mẹ hạn chế được các cơn đau lưng.

Chị em cũng có thể bị phù nề gây khó chịu ở chân và dưới mắt cá chân. Khi ngồi xuống, mẹ bầu hãy xoay bàn chân của mình lại và tránh ngồi bắt chéo. Ngoài ra, hãy kê bàn chân lên một cái bục nào đó khi ngồi.

  •  Chóng mặt: Vào một lúc nào đó, mẹ bầu sẽ thấy bị chóng mặt, khó thở, nhất là khi nằm ngửa. Điều này là do trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi đã ép lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ phần dưới cơ thể quay lại tim của mẹ bầu. Nguy hiểm lớn nhất của tình trạng chóng mặt là làm mẹ bầu bị ngất.
  •  Rạn da: Khi thai nhi đang lớn lên, thai phụ sẽ thấy da bị căng và xuất hiện những vết rạn ở ngực và vùng bụng. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng vì rạn da là điều hoàn toàn bình thường, chúng có thể mờ dần và mất hẳn đi sau một thời gian. Cách tốt nhất để phòng tránh và hạn chế được tình trạng rạn da là giữ cho cơ thể không bị mất nước và chú ý giữ ẩm cho da bằng những loại kem dưỡng an toàn.
  •  Táo bón: Nhiều thai phụ hay bị bị táo bón trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Để tránh táo bón, mẹ bầu hãy cố gắng uống nhiều chất lỏng và ăn các thực phẩm giàu chất xơ. Ngồi nhiều một chỗ cũng khiến mẹ bầu bị táo bón, vì vậy mẹ bầu nên di chuyển thường xuyên hơn nhé.

Kết luận

Những rắc rối như táo bón, chóng mặt, nhiễm trùng đường tiểu,... đặc biệt là chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa có thể sẽ xảy ra đối với một số mẹ bầu vào khoảng thời gian từ tuần thứ 12 - 26 của thai kỳ. Mang thai 3 tháng giữa là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của quá trình mang thai nhưng mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề trên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả hai mẹ con.

Xem thêm:

Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối, Mẹ Bầu Phải Làm Thế Nào?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp