Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối, Mẹ Bầu Phải Làm Thế Nào?

26 thg 11 2019 15:26

Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu thường gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu. Trong đó, có thể kể đến là hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối. Đây là tình trạng làm cho nhiều mẹ bầu cảm thấy sợ hãi, lo lắng không biết có phải mình đang bị bệnh nặng và nhất là lo sợ thai nhi bị ảnh hưởng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cụ thể các nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả cho mẹ bầu yên tâm hơn trong quá trình mang thai.

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối do thiếu máu: 

  •  Khi thiếu máu, cơ thể sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy lên não và cho các cơ quan khác. Kết quả, mẹ bầu sẽ xuất hiện những dấu hiệu chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối. 
  •  Thiếu máu do thiếu sắt chính là một trong những nguyên nhân chính gây chóng mặt cho mẹ bầu. Do đó, mẹ cần được cung cấp đầy đủ hàm lượng sắt thông qua thực phẩm và các loại viên uống bổ sung sắt trong suốt thai kỳ.

Chóng mặt khi mang thai tháng cuối là hiện tượng phổ biến ở bà bầu

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối do hay nằm ngửa: 

  •  Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, sự phát triển nhanh chóng của thai nhi có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở 2 chân của mẹ. Tình trạng này là do trọng lượng của thai gây áp lực lên bụng bầu nên các động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung xương chậu của mẹ bầu.
  •  Nằm thẳng lưng trong 3 tháng cuối chính là tư thế khiến cho những rắc rối trên thêm nghiêm trọng. Do đó, có khoảng 8% thai phụ trong 3 tháng cuối còn phải đối mặt với các tình trạng khó chịu như: nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm xuống khi nằm ngửa, và chị em sẽ cảm thấy choáng váng, khó chịu, đau đầu, buồn nôn cho đến khi chuyển mình thay đổi vị trí.

Thiếu dinh dưỡng cũng gây ra chóng mặt

  •  Khi bị đói lâu, mẹ bầu có thể bị hạ đường huyết – đây là chứng bệnh khiến mẹ bị hoa mắt, thậm chí là choáng ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy nếu mẹ bầu ỏ 3 tháng cuối của quá trình mang thai. Thiếu nước trong cơ thể cũng sẽ gây nên những ảnh hưởng tương tự.
  •  Do đó, mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là mỗi khi thời tiết nóng bức hoặc những lúc hoạt động mạnh. Để tránh bị tụt huyết áp hay hạ đường huyết, mẹ bầu nên duy trì những bữa ăn nhỏ với lượng thức ăn cố định, thường xuyên trong ngày, bên cạnh việc ăn 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể mẹ bầu bị đói lả.

Chóng mặt do đứng hoặc ngồi dậy quá nhanh

  •  Khi ngồi, máu trong cơ thể sẽ dồn ứ ở phía dưới bàn chân và bắp chân. Khi đột ngột đứng dậy, lưu lượng máu ở chân chưa di chuyển kịp lên phía tim khiến cho huyết áp giảm đột ngột, gây ra hiện tượng choáng váng. Do đó, nên tránh tư thế đứng khi mẹ bầu vừa rời khỏi giường. Nếu đang nằm, mẹ nên trở dậy từ từ, sau đó, mẹ nên đứng im ở một chỗ trong vòng một vài phút.
  •  Nếu phải đứng 1 chỗ trong thời gian dài, mẹ bầu nên tìm cách di chuyển luân phiên cho đôi chân để duy trì sự tuần hoàn máu ở chân. Tránh mặc quần áo bó khít để giúp máu lưu thông đến phần dưới của cơ thể mẹ bầu tốt hơn. 
  •  Cảm giác chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối do bị đói hay khi đứng dậy quá nhanh thường gặp ở mẹ bầu nên không đáng lo ngại. Mẹ bầu nên đi khám nếu bị chóng mặt, buồn nôn liên tục và hoa mắt nặng. 
  •  Chóng mặt có thể khiến cho bà bầu dễ bị té ngã, do đó sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mẹ và bé. Nếu hay bị chóng mặt thì tốt nhất mẹ bầu nên dừng lái xe, nhờ người giúp đỡ để tránh tai nạn.

Cách giảm chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối

 Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tránh để cho cơ thể bị đói

  •  Nếu mẹ bầu hay thấy mắt hoa, tốt nhất nên dự trữ vài gói bánh quy ở trong túi xách để có thể ăn khi cần. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không bao giờ để cơ thể mất nước, nên uống đủ lượng nước trong ngày. Tránh xa những loại nước gây tiểu nhiều (như caffein có trong trà, cafe và rượu bia).
  •  Kết hợp đồ ăn, thức uống giàu chất sắt cùng với đồ ăn giàu vitamin C để phòng tránh chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt với những mẹ bầu mang đa thai hoặc mang bầu lần hai nhưng chỉ cách lần thứ nhất khoảng 1 năm thì nguy cơ bị thiếu sắt trong thai kỳ là rất cao.


Mẹ có thể bị thiếu máu gây chóng mặt, đau đầu

 Cố gắng không để cho cơ thể bị quá nóng: Nên mặc áo quần nhiều lớp, vì mẹ bầu có thể cởi bỏ lớp áo bên ngoài nếu thấy nóng. Nếu trời quá nóng, nên uống đủ nước mỗi ngày để hạ nhiệt, sử dụng quạt điện hoặc máy điều hòa ở nhiệt độ vừa phải, tốt nhất nên vẩy nước mát lên trên mặt và tay.

  •  Không tắm bằng nước nóng quá: Mẹ bầu nên thận trọng nếu như đang tắm mà bỗng cảm thấy hoa mắt. Nếu dấu hiệu nguy hiểm này xảy ra, nên ngừng tắm và ngồi nghỉ trong nhà tắm vài phút trước khi bước ra ngoài nhé.

 Không nên duy trì 1 tư thế quá lâu: Hệ tuần hoàn sẽ bị chậm lại nếu mẹ bầu phải đứng (hoặc ngồi) quá lâu ở cùng một vị trí. Nếu công việc của mẹ bầu liên quan tới việc phải đứng lâu, nên đu đưa lần lượt, luân phiên từng bên chân một. Hãy ngồi khi có thể hoặc đi bộ đôi chút để kích thích cho lượng máu tuần hoàn. Không nên đứng hoặc ngồi bắt chéo chân.

 Tránh nằm ngửa: Vào giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, mẹ bầu nên tuyệt đối tránh nằm ngửa, bởi vì lúc này bào thai đã chèn rất nhiều lên các mạch máu lớn của mẹ, đồng thời tạm thời ngăn cản hệ thống tuần hoàn. Điều này không chỉ khiến mẹ bị hoa mắt, chóng mặt, xanh xao,... mà còn làm làm giảm lượng oxy cung cấp cho bào thai, dù chỉ là trong phút chốc tạm thời. Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái và nếu muốn ngồi dậy thì nên ngồi từ từ.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đặng Châu Quỳnh, Trưởng khoa Sản  Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh cho biết: “Trong 3 tháng mang thai cuối, các cơ quan quan trọng của em bé đã hình thành hoàn tất. Não còn đang phát triển nhanh chóng. Mô mỡ bắt đầu tích tụ dưới da. Thai nhi tăng cân nhanh trong những tháng cuối.

Những thay đổi ở người mẹ trong giai đoạn này là khó thở khi nằm, tiểu lắt nhắt, giãn tĩnh mạch chân, phù chân, vọp bẻ, tê mỏi, đau khớp háng, khớp mu. Vọp bẻ có thể do mẹ thiếu canxi hoặc em bé quá to. Nếu đã bổ sung đủ canxi nên xoa bóp, massage cẳng chân nhẹ nhàng”. Đồng thời, bác sĩ Đặng Châu Quỳnh cũng cho biết thêm, một số biến chứng nguy hiểm của thai kỳ trong giai đoạn này là tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, đa ối, thiếu ối, nhau tiền đạo, nhau bong non, sinh non, thai quá to hoặc quá nhỏ, thai chết lưu,... là những vấn đề mà chị em cần lưu ý.

Nằm ngửa trong 3 tháng cuối khiến cho mẹ bầu bị hoa mắt, chóng mặt

Những triệu chứng cuối nguy hiểm trong 3 tháng cuối thai kỳ 

 Phù nề: Khi mang thai, lượng nước trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên. Sự tích trữ lượng nước này sẽ khiến cho phần ngực, các mô và chân tay của chị em bị phù nề. Hiện tượng phù nề này có thể ngày càng tăng lên theo thời gian mà mẹ mang thai. Nếu chứng phù nề xuất hiện trên toàn cơ thể thì mẹ bầu cần đi khám ngay lập để có sự chẩn đoán đúng đắn nhất từ phía bác sĩ. 

 Khó thở, tức ngực: Sau 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai thường cảm thấy bị khó thở và tức ngực. Để giảm bớt cảm giác khó chịu như trên, các mẹ bầu nên hít sâu vào lồng ngực và từ từ thở ra. Việc này sẽ giúp cung cấp đủ hàm lượng oxy cho thai nhi. Để phòng tránh các hiện tượng trên, mẹ bầu hãy luôn duy trì một tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu cảm giác khó thở và tức ngực thường đi kèm với phù nề một cách nghiêm trọng thì mẹ bầu cần phải đi khám bác sĩ ngay.

 Các cơn co thắt ở tử cung: Khoảng thời gian tháng thứ 6 – 7 trở đi là lúc mà các cơn co thắt tử cung nghiêm trọng sẽ xuất hiện. Đây một là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nhiều người còn gọi đây là chứng đau “chuyển dạ giả”. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên chú ý theo dõi và đến gặp bác sĩ để có được những lời khuyên hữu ích. Nếu những cơn co nếu thắt xuất hiện liên tục cùng với dấu hiệu ra máu âm đạo thì có thể đây là dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết mình sắp sinh non.

 Những cơn đau bụng như chuyển dạ: Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ thường xuyên bị “quấy rầy” bởi những cơn đau bụng hoặc đau nhói liên tục ở bên sườn. Những cơn đau này thường xuất hiện mỗi khi bà bầu ngồi xuống đột ngột hoặc đứng lên.

Nếu cơn đau này trở nên trầm trọng hoặc còn đi kèm với những triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, sốt cao thì mẹ bầu nên nhanh chóng đi đến bệnh viện gần nhất kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Hễ đau bụng liên tục như chuyển dạ thì mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt

 Tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt: Đây là vấn đề thường xảy ra trong thai kỳ bởi khi mẹ bầu đứng lên hoặc ngồi xuống một cách đột ngột sẽ khiến cho máu lưu thông không kịp, do đó sẽ dẫn đến biểu hiện hoa mắt, chóng mặt. Nếu mẹ bị tụt huyết áp và buồn nôn thường xuyên thì có thể do bị thiếu máu rất nguy hiểm.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, các mẹ bầu đã tìm được cho mình những nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp giúp làm giảm hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối, từ đó sẽ có thai kỳ khỏe mạnh hơn. Bởi lẽ, 3 tháng cuối thai kỳ là lúc chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” nên mẹ bầu phải chú ý từng biểu hiện nhỏ nhất của cơ thể, phòng tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Xem thêm:

Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Phải Dấu Hiệu Nguy Hiểm

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng?

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng?

02 thg 12 2024 20:32

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng? Lựa chọn gối chống trào ngược phù hợp với độ tuổi của trẻ…
Đọc tiếp
Từ A – Z những tác dụng của đai nâng bụng bầu

Từ A – Z những tác dụng của đai nâng bụng bầu

02 thg 12 2024 17:01

Tìm hiểu trọn bộ tác dụng của đai nâng bụng bầu. Giải đáp lý do tại sao nhiều mẹ bầu lựa chọn dùng đai nâng đỡ trong giai đoạn mang thai…
Đọc tiếp
Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu

Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu

27 thg 11 2024 21:54

Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu an toàn và hợp lý. Những lưu ý bạn cần biết khi dùng đai nâng đỡ bụng bầu…
Đọc tiếp
Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn đáng mua nhất!

Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn đáng mua nhất!

26 thg 11 2024 21:58

Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn và lành tính? Lựa chọn dòng dầu gội thảo mộc Zcare tốt cho mẹ, an toàn cho bé và chăm sóc tóc tốt nhất!
Đọc tiếp
Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp