Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Phải Dấu Hiệu Nguy Hiểm

11 thg 3 2019 10:45

Thời kỳ 3 tháng đầu tiên khi mới mang thai, cơ thể rất nhạy cảm, chị em sẽ gặp phải những dấu hiệu, thay đổi khác lạ khiến không ít mẹ bầu hoang mang và vô cùng lo lắng. Trong rất nhiều thay đổi đó phải kể đến tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Vậy hiện tượng chóng mặt trong 3 tháng đầu của thai kỳ có bình thường không? Có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bào thai hay không? Cùng khám phá nhé!

Vì sao mẹ bầu lại bị chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu?

Hormone thai kỳ tăng lên là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Hormone làm cho các mạch máu bị co giãn, tăng cường lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi, do đó dẫn đến huyết áp bà bầu bị giảm hơn bình thường. Máu lên não giảm sẽ làm bà bầu thường xuyên có cảm giác bị chóng mặt.

Hormone thai kỳ tăng lên dẫn đến chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Ngoài ra, bà bầu bị chóng mặt trong 3 tháng đầu cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

  •  Thiếu máu do thiếu sắt và vitamin B6: Thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến lượng oxy vận chuyển tới não bị suy giảm. Một số trường hợp còn nghiêm trọng hơn, chóng mặt lại đi kèm với phù nề. Huyết áp tăng cao có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật, do đó, nên đặc biệt lưu ý.
  •  Thay đổi tư thế quá nhanh và đột ngột có thể dẫn đến tụt huyết áp làm mẹ bầu choáng váng, chóng mặt.
  •  Nhiệt độ cơ thể quá nóng bức hay việc tiếp xúc liên tục, đột ngột giữa hai môi trường nóng  lạnh làm cho cơ thể mẹ bầu bị sốc nhiệt.
  •  Tập luyện thể thao quá mức hay căng thẳng, lo âu thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở mẹ bầu.

 Đau đầu chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có thể là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường do sự thay đổi của cơ thể chị em khi mới mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm của những bệnh lý khác.

Mẹ bầu vẫn thường chủ quan, lơ là, bỏ qua hiện tượng hoa mắt chóng mặt, đau đầu khi mang thai. Đặc biệt khi mẹ gặp phải các triệu chứng này trong vòng 3 tháng đầu tiên thì cần phải hết sức cẩn trọng. 

Bởi lẽ, điều này có thể báo hiệu nguy cơ mẹ bầu sẽ bị tiền sản giật. Do đó, nếu mẹ thường xuyên bị “quấy rầy” bởi những cơn đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn trong 3 tháng đầu thì nên đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, hiện tượng chóng mặt cũng có thể khiến thai phụ có thể bị choáng ngất hoặc bị tai nạn khi đang lái xe, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Cần làm gì để xử lý tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

  •  Khi bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu, cách khắc phục đầu tiên là hãy nằm xuống hoặc ngồi xuống ngay một cách nhẹ nhàng khi cơn chóng mặt ập đến để mẹ bầu không bị ngã, giúp bảo toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Mẹ hãy nằm xuống ngay khi bị hoa mắt, chóng mặt trong 3 tháng đầu

  •  Tránh căng thẳng, áp lực và mệt mỏi, hãy giữ cho tâm trạng mẹ bầu luôn phấn chấn, thoải mái và lạc quan.
  •  Tránh đứng lên  ngồi xuống đột ngột: Việc đứng lên  ngồi xuống quá đột ngột sẽ làm cho máu không kịp lưu thông hết vòng tuần hoàn của nó, dẫn đến hiện tượng choáng váng. Do đó, khi muốn đứng lên hay ngồi xuống, mẹ bầu nên thực hiện động tác một cách chậm rãi, từ từ.
  •   Tránh  nằm ngửa: Nằm ngửa trong thai kỳ khi tử cung của mẹ đang lớn dần sẽ gây áp lực lên một số cơ quan chính của mẹ bầu như tim, phổi khiến cho máu lưu thông chậm lên não, dẫn đến hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt. Do đó, thay vì nằm ngửa, mẹ bầu hãy chọn tư thế nằm nghiêng khi mang thai để giảm áp lực này nhé!
  •   Ăn uống đầy đủ chất, lành mạnh: Khi mang thai 3 tháng đầu là lúc cơ thể mẹ cần lượng thức ăn, nước uống và chất dinh dưỡng nhiều hơn người bình thường. Mẹ hãy chú ý cung cấp cho bản thân đầy đủ thức ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đừng quên uống đủ 8  10 ly nước/ ngày để tránh hiện tượng chóng mặt, choáng váng.

Mẹ bầu cũng đừng quên uống đủ 8 – 10 ly nước/ ngày nhé

  •   Bổ sung đầy đủ chất sắt: Bị hoa mắt chóng mặt trong khi mang thai có thể là do mẹ bầu bị thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất sắt vào chế độ ăn trong thai kỳ thông qua những thực phẩm giàu chất sắt hoặc viên uống giúp bổ sung sắt.
  •  Vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng: Vận động cơ thể mỗi ngày bằng việc đi bộ hay tập những bài tập yoga thư giãn, nhẹ nhàng dành cho bà bầu sẽ giúp máu trong cơ thể lưu thông được tốt hơn, tránh được tình trạng bị hoa mắt, choáng váng.

Những cách để phòng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Nếu bị chóng mặt, hoa mắt đến mức gần như sắp ngất, mẹ bầu có thể thử những cách sau:

  •  Hít thở thật sâu, chậm rãi.
  •  Nới lỏng quần áo ra.
  •  Ngồi hoặc nằm ngay xuống, hạ thấp đầu.
  •  Mở cửa sổ hoặc di chuyển ra khu vực thoáng khí để hít thở không khí trong lành.

 Nếu bị chóng mặt kèm cảm giác đau bụng, nôn ói dữ dội hoặc chảy máu âm đạo, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Vì đây có thể là dấu hiệu nhận diện của tình trạng thai ngoài tử cung hoặc nhau bị bong non. 

 Hiện tượng chóng mặt kèm theo đau đầu, khó thở, tim đập nhanh, hoa mắt hoặc mờ mắt có thể là dấu hiệu mẹ đang thiếu máu nghiêm trọng. Tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để có biện pháp điều trị và phòng tránh kịp thời.

Những dấu hiệu nguy hiểm khác trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý

  •  Chảy máu âm đạo: Cảnh báo nguy cơ mẹ bị thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần uống thuốc để giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi cố định trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ra từ âm đạo thì đó đã là một tín hiệu tốt. Vì vậy, khi phát hiện đang bị chảy máu âm đạo dù ít hay nhiều, mẹ bầu cũng cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  •  Đau bụng, chuột rút chân tay: Cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu bụng bị đau đột ngột và co cứng lại thì mẹ cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tình trạng đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo chính là triệu chứng cảnh báo rõ nhất nguy cơ sảy thai và có thai ngoài tử cung.
  •  Tăng cân nặng quá nhanh: Cảnh báo mẹ bầu nguy cơ tiền sản giật. Theo các chuyên gia sản khoa, chị em bầu nên điều chỉnh mức tăng cân chậm và ổn định. Nếu tăng cân quá nhanh và đột ngột có thể là dấu hiệu mẹ đang bị bệnh tiền sản giật, cho nên cần đặc biệt chú ý.
  •  Đau buốt, nóng rát khi đi tiểu: Cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị viêm bàng quang, viêm nhiễm đường tiểu. Khi đi tiểu mà bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo chút máu có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm bàng quang hoặc tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị nhanh chóng, kịp thời, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra sinh non.
  •  Đau đầu dữ dội: Cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị tiền sản giật. Nếu mẹ đột nhiên đau đầu triền miên khiến cho ăn không ngon, ngủ cũng không yên, đồng thời bàn tay và mặt cũng bị sưng húp lên thì có thể mẹ bầu đang mang dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Đây là hiện tượng xảy ra khi mang thai 3 tháng đầu do huyết áp của mẹ quá cao.
  •  Buồn nôn, nôn ói quá nhiều: Cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị thiếu chất. Đó là dấu hiệu bình thường nhưng sẽ trở nên nguy hiểm nếu như mẹ bị nôn ói quá nhiều. Theo các chuyên gia, tình trạng buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến cho mẹ bầu bị sút cân nhanh chóng, hoa mắt, chóng mặt, mất nước và còn gây mất cân bằng các chất điện giải có trong cơ thể.

Buồn nôn và nôn ói quá nhiều khiến cho mẹ bầu bị sút cân nhanh chóng

  •  Không cảm nhận được các dấu hiệu mang thai: Cảnh báo cho mẹ biết nguy cơ thai nhi chết lưu. Trường hợp này có thể xảy ra đối với những chị em lần đầu mang thai vì còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, để được an tâm khi mang thai, mẹ bầu nên đến khám bác sĩ ngay để nắm bắt rõ được tình hình sức khỏe của mình, vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo thai chết lưu. Khám thai thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt lo lắng, căng thẳng trong thai kỳ.
  •  Ngứa vùng kín: Cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm trùng vùng kín. Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường được coi là triệu chứng phổ biến ở chị em khi mang thai. Tuy nhiên, nếu thấy vùng kín ra quá nhiều dịch nhầy, có mùi hôi kèm theo ngứa ngáy thì có thể mẹ bầu đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc phải các bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm đối với mẹ bầu và gây hại trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi.
  •  Sốt cao: Cảnh báo nguy cơ mẹ bị mắc các bệnh nhiễm trùng. Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng đối với mẹ bầu vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé.  

Kết luận

Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên, mẹ bầu đã có những hiểu biết cụ thể, toàn diện về triệu chứng chóng mặt trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Bên cạnh hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu, hãy nói với bác sĩ tất cả những triệu chứng mà mẹ bầu đang gặp phải như cảm cúm, phát ban, ho, đau khớp,… để bác sĩ dễ dàng kết luận được bệnh. 

Xem thêm:

Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Giữa Có Sao Không?

Nguồn tham khảo:

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents