Cách Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Cuối: Cần Chuẩn Bị Những Gì?

27 thg 11 2019 12:41

Mang thai 3 tháng cuối được xem là giai đoạn thai nhi có sự tăng trưởng nhanh nhất. Vì vậy, sự chăm sóc cho mẹ bầu trong giai đoạn này cũng đặc biệt quan trọng, vừa có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển, vừa chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự chào đời của con yêu một cách tốt nhất.  Do đó, mẹ hãy tuân thủ những cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối để có chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thành công nhé!

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối: Thai nhi đã phát triển thế nào?

 Sự phát triển trong 3 tháng cuối của thai nhi diễn ra một cách rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Đây là giai đoạn mà thai nhi có sự bứt phá vượt trội về cân nặng và chiều cao. 

 Từ một bào thai tương đối nhỏ nhắn, chỉ khoảng 1kg ở cuối giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, em bé trong bụng mẹ giờ đây đã có thể tăng thêm từ 0,25  0,5kg/ tuần. Đến cuối thai kỳ, cân nặng trung bình của thai nhi có thể lên đến tầm 3  3,5kg, thậm chí nhiều trường hợp có những bé có thể nặng đến 4 5 kg khi chào đời.

Sự phát triển trong 3 tháng cuối của thai nhi diễn ra rất nhanh chóng

 Không chỉ tăng về cân nặng, 3 tháng cuối thai kỳ cũng chính là giai đoạn mà em bé trong bụng mẹ có sự phát triển hoàn thiện ở cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh cũng như phổi. 

 Hệ tiêu hóa của bé yêu trong giai đoạn này cũng đã bắt đầu tích tụ các chất lỏng màu xanh. Đây chính là kết quả của các chất được bài tiết từ gan, ruột và tế bào chết. Và những chất này sẽ được bài tiết ra ngoài khi bé đã chào đời, còn được gọi là phân su. Mẹ cũng đừng quá bất ngờ khi nhìn thấy “sản phẩm” của con yêu có màu lạ nhé!

Tầm quan trọng của cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

 Về cơ bản, thai nhi ở trong 3 tháng cuối thai kỳ có sự phát triển gần như đã hoàn chỉnh. Dù mẹ bầu không thể thay đổi được tình hình nếu có phát hiện những bất thường xảy ra ở động mạch, tim, gan và một số vùng ở trong cấu trúc não xuất hiện muộn, nhưng mẹ có thể ứng phó được với tình hình này bằng cách chọn nơi sinh, chọn cách thức sinh (sinh thường hay sinh mổ) và lên kế hoạch chăm sóc bé yêu sau này.

 Bên cạnh đó, việc thăm khám thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng là cơ hội để mẹ bầu có thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường của chứng tiền sản giật, các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay những dấu hiệu sinh non, dọa sảy thai và có thể đưa ra những ứng phó, xử lý kịp thời. 

Một điều nữa cũng rất quan trọng, mẹ đừng bỏ lỡ bất kỳ một buổi khám thai nào trong giai đoạn 3 tháng cuối để có kế hoạch chăm sóc bé yêu một cách tốt hơn nhé!

Mẹ đừng bỏ lỡ bất kỳ một buổi khám thai nào trong 3 tháng cuối nhé

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối về chế độ dinh dưỡng

 Trong giai đoạn “nước rút” cuối cùng này, mỗi ngày, mẹ bầu nên cố gắng nạp cho thai nhi khoảng 1950 calorie và đảm bảo rằng cơ thể tăng thêm được từ 67 kg cho tam cá nguyệt cuối cùng này. 

 Ngoài việc tiếp tục duy trì cho mẹ bầu một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng với các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé như: bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu,... mẹ bầu nên đặc biệt tăng cường bổ sung thêm cho thực đơn của mình nhóm thực phẩm giàu axít béo, đó là omega 3 và choline. 

Bởi trong giai đoạn cuối cùng này, sự tăng trưởng ở não của thai nhi có thể đạt tốc độ vượt bậc và bé yêu cũng cần rất nhiều chất béo để có thể hoàn tất quá trình này.

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối: Tập thể dục đều đặn

 Tập thể dục thời gian mang thai, nhất là những bài tập thể dục nhẹ nhàng trong 3 tháng cuối thai kỳ giúp cho các mẹ bầu kiểm soát được mức cân nặng, ngăn ngừa được bệnh tiểu đường thai kỳ với những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Không chỉ có vậy, việc tập thể thao còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong suốt giai đoạn này.

 Theo nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Sản Khoa được tiến hành trên 826 bà mẹ cho thấy, những em bé có mẹ thường xuyên luyện tập thể dục trong 3 tháng cuối sẽ có ít nguy cơ bị béo phì và thừa cân trong giai đoạn sau khi sinh. 

 Đồng thời, những bài tập thể dục của mẹ bầu cũng giúp cho khả năng hấp thụ chất béo của thai nhi trở nên tốt hơn, điều này cực kỳ cần thiết cho quá trình phát triển các tế bào não bộ và việc hình thành các lớp mỡ ở dưới da cho bé.

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối  Hãy học cách thở đúng

 Không chỉ là “liều thuốc” giảm đau cực kỳ tốt cho mẹ, cách thở đúng ở trong giai đoạn chuẩn bị vượt cạn còn giúp tăng cường thêm hàm lượng ôxy cho mẹ và bé. Do đó, tránh được việc mẹ bị kiệt sức trong thời gian chuyển dạ sinh khiến cho bé cưng gặp nguy hiểm. 

 Đây là một trong những khâu chuẩn bị quan trọng, không thể thiếu cho quá trình chào đời của bé. Và tất nhiên, cũng là bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc thai nhi ở giai đoạn 3 tháng cuối của mẹ bầu đâu nhé!

Cách thở đúng còn giúp tăng cường thêm hàm lượng ôxy cho mẹ và bé

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối: Chọn bệnh viện thế nào cho đúng?

 Chọn bệnh viện nào để sinh nở là một trong những điều cần biết trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối. Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sinh con: Mẹ bầu quyết định sinh mổ hay sinh thường; lưu trú bao nhiêu ngày/ đêm tại viện; nằm phòng thường hay chọn phòng dịch vụ,…?

 Không chỉ tìm hiểu chi tiết về các dịch vụ thai sản, hậu sản, mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ bảo hiểm y tế nữa nhé. Bởi lẽ, không phải tất cả các bệnh viện trên cả nước đều chấp nhận thanh toán bằng bảo hiểm.

 Với những mẹ bầu không có bất thường gì về sức khỏe, bạn có thể chọn lựa một bệnh viện gần nhà, phòng ngừa những trường hợp các dấu hiệu chuyển dạ có thể “bất chợt” ghé thăm mẹ vào một ngày đẹp trời nào đó đấy.

Chuẩn bị đồ dùng để mang vào viện cho bé sơ sinh

Đối với những “vật bất ly thân” của bà bầu 3 tháng cuối để đem vào viện chắn chắn không thể thiếu được phần chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho bé sơ sinh. Tùy theo nhu cầu, điều kiện túi tiền cũng như mức độ “cuồng mua sắm” của mẹ bầu, số lượng đồ dùng mẹ chuẩn bị cho con yêu có thể sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, tuyệt đối không thể quên 3 món đồ đi liền với cục cưng của mình dưới đây nhé!

 Quần áo sạch cho bé: Không phải số lượng quần áo mà chất lượng mới là điều mà mẹ bầu nên quan tâm hàng đầu trong khi chọn quần áo sơ sinh cho bé. Mẹ nên chọn loại quần áo có chất liệu thoáng mát, có giãn được và độ thấm hút mồ hôi tốt. Ưu tiên chọn lựa các loại quần áo dùng dây buộc hoặc nút bấm. Hạn chế những quần áo phải chui đầu hay cài nút nhé.

 Bình bú sữa: Ngay cả những mẹ xác định sẽ cho con bú mẹ trực tiếp cũng nên chuẩn bị sẵn 1 chiếc bình sữa. Nếu cảm thấy mệt khi phải bế bé cho bú thì mẹ có thể vắt sữa ra và trữ sẵn trong tủ lạnh, khi cần hâm nóng lại để cho bé bú. Hơn nữa, đối với những ngày đầu tiên sau sinh, khi sữa mẹ còn chưa về kịp, bình sữa này cũng sẽ kịp thời “cứu nguy” cho mẹ ngay.

 Tã dán và miếng lót sơ sinh cho bé: Nên chọn loại uy tín, có thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo về chất lượng.

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối cần lưu ý những gì?

 Tuyệt đối không nên ăn mặn và những đồ ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ. Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, mẹ bầu không nên ăn các món quá nhiều muối như cá muối khô, dưa muối, cà muối,… hạn chế ăn muối và xì dầu để không bị tăng huyết áp đột ngột. 

 Tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa được nấu chín kỹ. Vì những thức ăn này có chứa nhiều vi khuẩn độc hại cũng như tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh trong thai kỳ cho các mẹ bầu.

Mẹ bầu tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa được nấu chín kỹ

 Không nên quá lạm dụng các loại thuốc bổ, mẹ nhé. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ không nên lạm dụng quá nhiều thuốc bổ hay thực phẩm chức năng để giảm nhẹ được “gánh nặng” cho dạ dày.

 Mẹ không nên đi xa trong 2 tháng cuối của thai kỳ, vì bé có thể sẽ “đòi ra” sớm hơn dự tính và thật kinh khủng nếu mẹ bầu bị “đẻ rơi” phải không nào? 

 Ngồi hàng giờ để làm việc có thể khiến mẹ bầu bị đau mỏi lưng và gây áp lực lên bụng, khiến cho thai nhi cảm thấy cực kỳ khó chịu. Vì thế, mẹ bầu hãy tận dụng thời gian rảnh để đi bộ nhẹ nhàng, mẹ nhé.

 Luôn giữ cho tinh thần thật thoải mái, vui vẻ. Vì mẹ và bé có một sợi dây vô hình liên kết chặt chẽ với nhau, mẹ vui thì bé sẽ thoải mái, mẹ bực bội sẽ khiến bé rất khó chịu. Hơn nữa, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của bé đấy.

 Trong tháng cuối, mẹ bầu nên kiêng quan hệ tình dục vì có thể gây co bóp tử cung và mẹ bị sinh non. 

Kết luận

Những thông tin về cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối trên đây hy vọng đã có thể giúp cho các mẹ bầu hiểu thêm về thai kỳ cũng như những việc cần chuẩn bị cho hành trình vượt cạn của mình. Trong tháng cuối, khi gần đến ngày dự sinh, mẹ bầu nên sắp xếp công việc, nghỉ làm trước sinh khoảng 2 tuần lễ để có thời gian chuẩn bị những đồ dùng cho bé sơ sinh nhé. 

Xem thêm:

Mẹ Bầu Bị Đau Cửa Mình Khi Mang Thai 

Cách Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Đầu - Nên Và Không Nên Làm Gì?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng?

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng?

02 thg 12 2024 20:32

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng? Lựa chọn gối chống trào ngược phù hợp với độ tuổi của trẻ…
Đọc tiếp
Từ A – Z những tác dụng của đai nâng bụng bầu

Từ A – Z những tác dụng của đai nâng bụng bầu

02 thg 12 2024 17:01

Tìm hiểu trọn bộ tác dụng của đai nâng bụng bầu. Giải đáp lý do tại sao nhiều mẹ bầu lựa chọn dùng đai nâng đỡ trong giai đoạn mang thai…
Đọc tiếp
Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu

Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu

27 thg 11 2024 21:54

Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu an toàn và hợp lý. Những lưu ý bạn cần biết khi dùng đai nâng đỡ bụng bầu…
Đọc tiếp
Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn đáng mua nhất!

Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn đáng mua nhất!

26 thg 11 2024 21:58

Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn và lành tính? Lựa chọn dòng dầu gội thảo mộc Zcare tốt cho mẹ, an toàn cho bé và chăm sóc tóc tốt nhất!
Đọc tiếp
Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp