Bà Bầu Uống Sữa Đậu Nành Có Tốt Không?

29 thg 11 2019 15:20

Sữa đậu nành là một thức uống bổ dưỡng, được nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai ưa thích. Tuy nhiên, bà bầu uống sữa đậu nành có gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi không? Rất nhiều mẹ bầu còn cho rằng uống sữa đậu nành có thể gây ảnh hưởng xấu đến giới tính thai nhi, nhất là trong thời gian 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, thực tế có phải như vậy hay không?

Xem thêm:

Mẹ Đang Chuẩn Bị Mang Thai Nên Ăn Uống Gì Để Sinh Con Khỏe?

Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không?

 Trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu vô cùng dồi dào. Nếu cơ thể của mẹ bầu không gặp phải các vấn đề liên quan đến dị ứng và uống sữa đậu nành điều độ dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa thì sẽ không gây hại gì cả. 

 Đồng thời, sữa đậu nành còn đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cơ thể và giúp cho thai nhi phát triển toàn diện, bình thường. Mẹ bầu bình thường có thể uống tối đa được 4 ly sữa đậu nành/ ngày.

Bà bầu uống sữa đậu nành trong thai kỳ có rất nhiều lợi ích

 Vậy, bà bầu uống sữa đậu nành có tốt ko? Câu trả lời là Có. Việc uống sữa đậu nành đúng cách không những không gây ảnh hưởng cho thai nhi mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ và bé:

  •  Sữa đậu nành mang lại cho bà bầu một lượng protein thực vật đáng kể. Không những vậy, hàm lượng protein có trong sữa đậu nành còn tốt hơn các nguồn protein lấy từ động vật vì chúng không chứa nhiều cholesterol và chất béo.
  •  Mặc dù có xuất xứ từ thực vật, nhưng giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành bao gồm hàm lượng protein, Riboflavin, vitamin B12, A, D,... là tương đương với sữa bò. Đối với những mẹ bầu bị dị ứng lactose có trong sữa bò thì sữa đậu nành chính là một giải pháp thay thế vô cùng tuyệt vời.
  •  Hàm lượng canxi có trong sữa đậu nành còn giúp cho mẹ bầu hạn chế tình trạng loãng xương, giảm thiểu nguy cơ sinh non và tình trạng nhẹ cân ở thai nhi.
  •  Chất xơ có rất nhiều trong sữa đậu nành sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mẹ bầu và giảm bớt nguy cơ gặp phải chứng táo bón.

Bà bầu uống sữa đậu nành có ảnh hưởng đến giới tính của con không?

 Được chế biến từ đậu tương nguyên chất, sữa đậu nành là một trong những thức uống được nhiều người yêu thích vì chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao. 

 Tuy nhiên, không ít chị em phụ nữ lại nghi ngờ rằng sữa đậu nành không phải là thực phẩm tốt cho bà bầu vì có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển giới tính thai nhi trong 3 tháng đầu. Sự thật ra sao?

Sữa đậu nành là một thức uống ưa thích của nhiều mẹ bầu

 Năm 1999, một nghiên cứu khoa học công bố trên tạp chí Sức khỏe sinh sản của Mỹ khẳng định, việc mẹ bầu tiêu thụ một lượng lớn đậu nành trong thời gian mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, đậu nành còn làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của mẹ. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chỉ tiến hành trên một nhóm nhỏ bà bầu nên cũng không có tính bao quát.

 Công bố khoa học năm 2002 của tạp chí Dinh dưỡng  Mỹ cho thấy, nghiên cứu tiến hành trên những trẻ sơ sinh uống sữa đậu nành đã khẳng định, hoàn toàn không có bất kỳ một biểu hiện tiêu cực nào có hại đến sức khỏe cho các bé.

 Năm 2003, một nhóm nhà khoa học người Anh cũng tiến hành nghiên cứu những tác động của chất isoflavones  một trong những nhóm thuộc Phytoestrogen được tìm thấy trong đậu nành và khẳng định đây chính là tác nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực, ức chế sự phát triển của giới tính thai nhi.

 Mặc dù vậy, cho đến hiện tại vẫn không có một bằng chứng nào chứng minh được rõ ràng tác hại của isoflavones đến sức khỏe của mẹ và bé. Không chỉ không gây ra tác hại mà isoflavones có nhiều trong sữa đậu nành còn được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa căn bệnh ung thư vú ở chị em phụ nữ.

Bà bầu uống sữa đậu nành như thế nào là đúng cách?

 Theo các chuyên gia y tế, để đảm bảo cho sức khỏe, phụ nữ đang mang thai không nên uống quá 500ml sữa đậu nành/ ngày. Và cũng không nên uống một lượng lớn sữa cùng một lúc, không nên uống quá nhiều.

 Tốt nhất, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 250 ml sữa đậu nành là đủ. Bởi vì uống sữa đậu nành quá nhiều sẽ có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng cũng như ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Uống sữa đậu nành quá nhiều hoặc không đúng cách sẽ gây khó tiêu

Bà bầu uống sữa đậu nành có tác dụng phụ như thế nào?

  •  Ngoài hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào, những tác dụng phụ có thể kể đến của sữa đậu nành cũng có thể gây ra những rắc rối cho tình trạng sức khỏe mẹ bầu. 
  •  Sữa đậu nành chứa nhiều isoflavone sẽ thực hiện chức năng giống như hormone estrogen trong cơ thể và còn có thể hạn chế tác dụng của chính estrogen. Thí nghiệm trên một số loài động vật cho thấy: việc tiêu thụ 1 lượng lớn isoflavone từ sữa đậu nành có thể hình thành nên các khối u hoặc gây ra dị dạng cho bào thai.
  •  Một số thai phụ còn cho thấy biểu hiện bị dị ứng sữa đậu nành như phát ban, viêm da, khó thở, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu,... do có thói quen uống sữa đậu nành quá liều lượng. 
  •  Thậm chí, sữa đậu nành còn có thể gây ra một số triệu chứng sốc phản vệ ở mẹ bầu. Đây là một tai biến do dị ứng nghiêm trọng, dễ gây ra tử vong. Đặc biệt, nếu mẹ bầu uống sữa đậu nành với mật ong thì sẽ gây ra một chất kịch độc khiến mẹ bị ngộ độc.
  •  Isoflavone có nhiều trong đậu nành còn là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau nửa đầu ở mẹ bầu. Tuy hiện nay chưa có một báo cáo chính thức nào phản đối việc uống sữa đậu nành trong khi mang thai, nhưng tốt nhất, mẹ bầu không nên uống quá nhiều sữa đậu nành để giảm thiểu nguy cơ gây ra các dị tật bẩm sinh trong thai kỳ nhé.

 Ông bà ta thường nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để con yêu được phát triển một cách toàn diện và lớn lên khỏe mạnh, mẹ bầu cần tuân thủ những quy tắc ăn uống hợp lý, nghiêm ngặt. Đặc biệt là uống sữa đậu nành sao cho đúng cách và hợp lý nhất. 

Sữa đậu nành tuy tốt nhưng có thể khiến mẹ bầu bị dị ứng

Bà bầu uống sữa đậu nành vào thời gian nào là tốt nhất?

 Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không? Đây là điều không ai có thể chối cãi, miễn là mẹ bầu biết cách tiêu thụ sữa đậu nành điều độ. Vì hệ miễn dịch của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai thường yếu hơn nên nếu yêu thích hương vị của sữa đậu nành thì bạn cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ xem bà bầu có nên uống sữa đậu nành không để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và con nhé. 

 Uống sữa đậu nành phản khoa học có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường ruột cho cả mẹ và con. Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành vào bất cứ thời gian nào, chỉ trừ lúc mẹ đang cảm thấy đói. 

Bởi lẽ, nếu uống sữa đậu nành trong lúc đói, các chất dinh dưỡng có nhiều trong sữa hầu hết sẽ chuyển hết thành nhiệt, được cơ thể hấp thu vào và sẽ không còn tác dụng gì nữa.

 Để giúp cơ thể được hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất, khi bà bầu uống sữa đậu nành nên chú ý ăn kèm bánh mì, bánh ngọt hoặc một số loại thực phẩm giàu tinh bột.

 Một số lưu ý khác cho mẹ bầu:

  •  Không nên uống sữa đậu nành quá nhiều: Bà bầu tuyệt đối không nên uống nhiều hơn 500ml sữa đậu nành/ ngày, và cũng không nên uống ngay lập tức một lượng lớn. Bên cạnh đó, việc uống quá nhiều sữa đậu nành có thể gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi, gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể.
  •  Đun sôi kỹ sữa đậu nành trước khi uống: Đậu nành chưa được nấu chín kỹ sẽ sinh ra một số chất vô cùng độc hại cho cơ thể. Những chất này có thể gây đau bụng, buồn nôn, chóng mặt,… cho mẹ bầu khi uống vào.
  •  Không nên uống sữa đậu nành chung với trứng:  Protein có trong lòng trắng trứng sẽ kết hợp với chất trypsin có trong sữa đậu nành, do đó sẽ tạo thành chất kết tủa, gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất khác vào cơ thể.
  •  Không nên ăn các loại quả họ cam, quýt trước, trong hoặc sau khi uống sữa đậu nành. Bởi vì axit có trong các loại quả trên có thể kết hợp với protein của sữa đậu nành gây kết tủa ở ruột. Từ đó có thể gây đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, thậm chí là tiêu chảy rất nguy hại cho mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành vào lúc đói nhé

  •  Không nên uống sữa đậu nành cùng với các loại đường nâu: Protein có trong đậu nành khi kết hợp với các axit hữu cơ có nhiều trong đường nâu sẽ có tác dụng phá hủy các chất dinh dưỡng chứa trong sữa đậu nành. Đồng thời, chất này cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của mẹ bầu.
  •  Tuyệt đối không được uống sữa đậu nành hay ăn đậu hũ với mật ong vì có thể tạo nên chất kịch độc gây chết người. Nên uống sữa đậu nành và ăn kèm các thực phẩm có nhiều tinh bột vì chúng sẽ giúp chuyển hoá được các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành tốt hơn.

Kết luận

Bà bầu uống sữa đậu nành vốn được xem là điều tốt, không hề ảnh hưởng cho sức khỏe hay “bẻ cong” giới tính của thai nhi như nhiều người đồn. Các mẹ bầu hãy gạt bỏ những nghi ngờ về lợi ích của sữa đậu nành đối với mẹ và bé bằng cách hỏi trực tiếp bác sĩ hoặc có thể chọn lọc thông tin từ các trang web uy tín dành cho mẹ và bé nhé!

Xem thêm:

Bà Bầu Uống Bia Có Tốt Không?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp